BỘ NỘI VỤ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1109/QĐ-BNV
|
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH TẠI
NGHỊ ĐỊNH SỐ 93/2019/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC,
HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CỦA BỘ NỘI VỤ
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định
số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục
hành chính, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số
92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông
tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn
phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ Thông tư số
04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi
tiết thi hành Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ
về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Theo đề nghị của
Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ và Chánh Văn phòng Bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này các thủ tục hành chính quy định tại Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện và Thông tư số 04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm
2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 93/2019/NĐ
-CP (có Phụ lục chi tiết kèm theo).
Điều 2. Quyết định
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các thủ tục hành chính lĩnh
vực quản lý nhà nước về quỹ theo Quyết định số 579/QĐ-BNV ngày 15 tháng 7 năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính về lĩnh vực quỹ
xã hội, quỹ từ thiện thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
Điều 3. Chánh Văn
phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng
các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ, các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng;
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng
Chính phủ;
- Trung tâm Thông tin (đăng tải
website);
- Lưu: VT, Vụ TCPCP, VP
(VTLT&KSTTHC).
|
BỘ
TRƯỞNG
Lê Vĩnh Tân
|
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ
93/2019/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA
QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN THUỘC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ NỘI VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BNV ngày tháng
12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TT
|
Số hồ sơ TTHC
|
Tên thủ tục hành chính
|
Tên thủ tục hành chính thay thế
|
Tên văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung sửa đổi,
bổ sung
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
I. THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
|
1.
|
1.003562
|
Thủ tục cấp giấy
phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
|
Thủ tục cấp giấy
phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
|
Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện
|
Quản lý nhà nước
về quỹ
|
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ
chức phi chính phủ)
|
2.
|
2.001503
|
Thủ tục công nhận
quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ
|
Thủ tục công nhận
quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ
|
Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện
|
Quản lý nhà nước
về quỹ
|
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ
chức phi chính phủ)
|
3.
|
2.001499
|
Thủ tục công nhận
thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng quản lý quỹ
|
Thủ tục công nhận
thay đổi, bổ
|
Nghị định số 93/2019/NĐ-CP
ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội,
quỹ từ thiện
|
Quản lý nhà nước
về quỹ
|
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ
chức phi chính phủ)
|
4.
|
1.003543
|
Thủ tục thay đổi
giấy phép thành lập và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ
|
Thủ tục thay đổi
giấy phép thành lập và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ
|
Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện
|
Quản lý nhà nước
về quỹ
|
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ
chức phi chính phủ)
|
5.
|
2.001492
|
Thủ tục cấp lại
giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
|
Thủ tục cấp lại
giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
|
Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện
|
Quản lý nhà nước
về quỹ
|
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ
chức phi chính phủ)
|
6.
|
|
Thủ tục cho
phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ hoạt động
|
Thủ tục cho phép
quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn hoạt động
|
Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện
|
Quản lý nhà nước
về quỹ
|
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ
chức phi chính phủ)
|
7.
|
|
Thủ tục hợp nhất,
sáp nhập, chia, tách quỹ
|
Thủ tục hợp nhất,
sáp nhập, chia, tách, mở rộng phạm vi hoạt động quỹ
|
Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện
|
Quản lý nhà nước
về quỹ
|
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ
chức phi chính phủ)
|
8.
|
2.001421
|
Thủ tục đổi tên
quỹ
|
Thủ tục đổi tên
quỹ
|
Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện
|
Quản lý nhà nước
về quỹ
|
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ
chức phi chính phủ)
|
9.
|
|
Thủ tục quỹ tự
giải thể
|
Thủ tục tự giải
thể quỹ
|
Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện
|
Quản lý nhà nước
về quỹ
|
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ
chức phi chính phủ)
|
II. THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH CẤP TỈNH
|
1.
|
1.003822
|
Thủ tục cấp giấy
phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
|
Thủ tục cấp giấy
phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
|
Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện
|
Quản lý nhà nước
về quỹ
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ)
|
2.
|
2.001590
|
Thủ tục công nhận
quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ
|
Thủ tục công nhận
quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ
|
Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện
|
Quản lý nhà nước
về quỹ
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ)
|
3.
|
2.001567
|
Thủ tục công nhận
thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng quản lý quỹ
|
Thủ tục công nhận
thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng quản lý quỹ
|
Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện
|
Quản lý nhà nước
về quỹ
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ)
|
4.
|
1.003621
|
Thủ tục thay đổi
giấy phép thành lập và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ
|
Thủ tục thay đổi
giấy phép thành lập và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ
|
Nghị định số 93/2019/NĐ-CP
ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội,
quỹ từ thiện
|
Quản lý nhà nước
về quỹ
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ)
|
5.
|
1.003916
|
Thủ tục cấp lại
giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
|
Thủ tục cấp lại
giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
|
Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện
|
Quản lý nhà nước
về quỹ
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ)
|
6.
|
|
Thủ tục cho
phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ hoạt động
|
Thủ tục cho
phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn hoạt động
|
Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện
|
Quản lý nhà nước
về quỹ
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ)
|
7.
|
|
Thủ tục hợp nhất,
sáp nhập, chia, tách quỹ
|
Thủ tục hợp nhất,
sáp nhập, chia, tách, mở rộng phạm vi hoạt động quỹ
|
Nghị định số 93/2019/NĐ-CP
ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội,
quỹ từ thiện
|
Quản lý nhà nước
về quỹ
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ)
|
8.
|
1.003879
|
Thủ tục đổi tên
quỹ
|
Thủ tục đổi tên
quỹ
|
Nghị định số 93/2019/NĐ-CP
ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội,
quỹ từ thiện
|
Quản lý nhà nước
về quỹ
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ)
|
9.
|
1.003866
|
Thủ tục quỹ tự
giải thể
|
Thủ tục tự giải
thể quỹ
|
Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện
|
Quản lý nhà nước
về quỹ
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ)
|
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
Mục 1. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
I. THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ CÔNG NHẬN ĐIỀU LỆ QUỸ
1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Ban
sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi chung là quỹ) có phạm vi hoạt động
toàn quốc hoặc liên tỉnh, quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành
lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh gửi hồ sơ đến Bộ Nội vụ đề nghị cấp giấy phép
thành lập và công nhận điều lệ quỹ.
- Bước 2: Vụ Tổ
chức phi chính phủ xem xét hồ sơ đủ điều kiện thì thụ lý trong trường hợp hồ sơ
chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật thì tham mưu Bộ Nội vụ trả lại hồ sơ.
- Bước 3: Vụ Tổ
chức phi chính phủ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện quy trình lấy ý kiến
các cơ quan có liên quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ
theo ý kiến góp ý (nếu có).
- Bước 4: Trong thời
hạn 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức phi
chính phủ xem xét, trình Lãnh đạo Bộ quyết định cấp giấy phép thành lập và công
nhận điều lệ quỹ. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý
do.
2. Cách thức
thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp
tại Bộ Nội vụ, qua đường bưu chính công ích hoặc trên môi trường mạng. Hồ sơ phải
có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính,
thời gian được tính từ ngày xác nhận đến trên văn bản.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ
sơ:
- Đơn đề nghị thành lập quỹ (theo
mẫu);
- Dự thảo điều lệ
quỹ;
- Bản cam kết
đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên;
- Tài liệu chứng
minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ;
- Sơ yếu lý lịch,
phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên ban sáng lập quỹ, sáng lập viên thành
lập quỹ, nếu thành viên ban sáng lập quỹ và sáng lập viên thành lập quỹ thuộc
diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của
cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ;
- Văn bản bầu các
chức danh sáng lập quỹ; văn bản xác nhận trụ sở;
- Bản sao di chúc
có chứng thực; Hợp đồng ủy quyền có công chứng (nếu có);
b) Số lượng hồ
sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải
quyết
40 ngày làm việc kể
từ ngày Bộ Nội vụ nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính
Ban sáng lập quỹ
có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh; quỹ có tổ chức, cá nhân nước
ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ
chức phi chính phủ).
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
Quyết định cấp giấy
phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
- Đơn đề nghị
thành lập quỹ (theo Mẫu 1.1, Phụ
lục I, Thông tư số 04/2020/TT-BNV);
- Điều lệ mẫu của
quỹ xã hội (theo Mẫu 1.2, Phụ lục
I, Thông tư số 04/2020/TT-BNV).
- Điều lệ mẫu của
quỹ từ thiện (theo Mẫu 1.3, Phụ lục
I, Thông tư số 04/2020/TT-BNV).
10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Bộ trưởng Bộ Nội
vụ cho phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh;
quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm
vi tỉnh.
b) Điều kiện
thành lập quỹ:
- Có mục đích hoạt
động phù hợp: hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục
thể thao, khoa học, công nghệ, cộng đồng và từ thiện, nhân đạo không vì mục
đích lợi nhuận;
- Sáng lập viên
thành lập quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam và có ít nhất 03 sáng lập
viên. Điều kiện đối với sáng lập viên là công dân Việt Nam: có đủ năng lực hành
vi dân sự và không có án tích; đối với sáng lập viên là tổ chức Việt Nam: được
thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ
chức; nghị quyết của tập thể của lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có
thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ
chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ;
- Ban sáng lập quỹ
có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ;
- Có hồ sơ thành
lập quỹ.
c) Quỹ do công
dân, tổ chức Việt Nam thành lập, Ban sáng lập phải đảm bảo số tài sản đóng góp
thành lập quỹ quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau: Quỹ hoạt động trong phạm
vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 6.500.000.000 (sáu tỷ năm trăm triệu đồng). Trong
đó số tiền dự kiến chuyển vào tài khoản của quỹ tối thiểu bằng 50% tổng giá trị
tài sản quy đổi (trong trường hợp có đóng góp bằng tài sản).
d) Quỹ có tài sản
của công dân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam thành lập;
Ban sáng lập quỹ phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập quỹ quy đổi ra tiền
đồng Việt Nam như sau:
- Quỹ hoạt động
trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 8.700.000.000 (tám tỷ bảy trăm triệu đồng).
- Quỹ hoạt động
trong phạm vi cấp tỉnh: 3.700.000.000 (ba tỷ bảy trăm triệu đồng).
Trong đó số tiền
dự kiến chuyển vào tài khoản của quỹ tối thiểu bằng 50% tổng giá trị tài sản
quy đổi.
đ) Tài sản đóng
góp thành lập quỹ phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ trong thời hạn 45 ngày
làm việc kể từ ngày quỹ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.
e) Sau khi được cấp
giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ nhưng quỹ không thực hiện đúng quy
định về việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho quỹ, thì giấy phép thành lập và
công nhận điều lệ quỹ hết hiệu lực. Trường hợp vì lý do khách quan mà quỹ chưa
thực hiện được việc chuyển quyền sở hữu tài sản, thì trong thời hạn 10 ngày trước
khi hết thời hạn theo quy định, Ban sáng lập quỹ phải có văn bản gửi cơ quan
nhà nước đã cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ đề nghị gia hạn. Thời
gian gia hạn chỉ thực hiện một lần và tối đa không quá 20 ngày, nếu quá thời
gian gia hạn mà quỹ vẫn không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản thì giấy
phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ hết hiệu lực.
g) Trong thời hạn
30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ
quỹ, quỹ phải công bố về việc thành lập quỹ liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc
báo điện tử ở Trung ương đối với quỹ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập
về các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên quỹ;
- Địa chỉ trụ sở
chính của quỹ, điện thoại, email hoặc website (nếu có) của quỹ;
- Tôn chỉ, mục
đích của quỹ;
- Phạm vi hoạt động
của quỹ;
- Lĩnh vực hoạt động
chính của quỹ;
- Số tài khoản, tên,
địa chỉ ngân hàng nơi quỹ mở tài khoản;
- Số, ký hiệu,
ngày, tháng, năm và cơ quan cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ;
- Số tài sản đóng
góp thành lập quỹ của các sáng lập viên.
11. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số 93/2019/NĐ-CP
ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội,
quỹ từ thiện;
- Thông tư số
04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ
chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
II. THỦ TỤC CÔNG NHẬN QUỸ ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG NHẬN THÀNH
VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ
1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Sau khi
hoàn tất các thủ tục công bố về việc thành lập quỹ; có văn bản xác nhận của
ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà từng sáng lập viên cam kết
đóng góp để thành lập quỹ đã có đủ trong tài khoản của quỹ. Hội đồng quản lý quỹ
gửi hồ sơ đến Bộ Nội vụ đề nghị công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận
thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
- Bước 2: Vụ Tổ
chức phi chính phủ xem xét hồ sơ đủ điều kiện thì thụ lý trong trường hợp hồ sơ
chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật thì tham mưu Bộ Nội vụ trả lại hồ sơ.
- Bước 3: Vụ Tổ
chức phi chính phủ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện quy trình lấy ý kiến
các cơ quan có liên quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ
theo ý kiến góp ý (nếu có).
- Bước 4: Trong
thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức
phi chính phủ xem xét, trình Lãnh đạo Bộ quyết định công nhận quỹ đủ điều kiện
hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ. Trường hợp không đồng ý
phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức
thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp
tại Bộ Nội vụ, qua đường bưu chính công ích hoặc trên môi trường mạng. Hồ sơ phải
có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính,
thời gian được tính từ ngày xác nhận đến trên văn bản.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ
sơ:
- Tài liệu chứng
minh việc hoàn tất các thủ tục công bố về việc thành lập quỹ và chuyển tiền vào
tài khoản quỹ, chuyển quyền sở hữu tài sản đóng góp thành lập quỹ;
- Danh sách, địa
chỉ, số điện thoại liên hệ, sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của các
thành viên Hội đồng quản lý quỹ, nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền
thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về
phân cấp quản lý cán bộ trước khi bầu Hội đồng quản lý quỹ. Trường hợp thành
viên Hội đồng quản lý quỹ là người nước ngoài phải cung cấp lý lịch có xác nhận
của cơ quan có thẩm quyền của nước người đó mang quốc tịch;
- Văn bản liên
quan đến việc bầu thành viên và các chức danh Hội đồng quản lý quỹ.
b) Số lượng hồ
sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải
quyết
30 ngày làm việc
kể từ ngày Bộ Nội vụ nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ có phạm vi hoạt
động toàn quốc hoặc liên tỉnh; quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để
thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ
chức phi chính phủ).
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
Quyết định công
nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu đơn,
mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ được hoạt động
khi đủ các điều kiện sau:
1) Có giấy phép
thành lập và công nhận điều lệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2) Đã công bố về
việc thành lập quỹ.
3) Có văn bản xác
nhận của ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà sáng lập viên
đóng góp để thành lập quỹ đã có đủ trong tài khoản của quỹ. Đối với tài sản
khác, đã thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản theo quy định.
4) Quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận
thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
11. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Thông tư số
04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ
chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
III. THỦ TỤC CÔNG NHẬN THAY ĐỔI, BỔ SUNG THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ
1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Trong
quá trình hoạt động nếu có sự thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng quản lý quỹ,
quỹ gửi hồ sơ đến Bộ Nội vụ đề nghị công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
- Bước 2: Vụ Tổ
chức phi chính phủ xem xét hồ sơ đủ điều kiện thì thụ lý, trong trường hợp hồ
sơ chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật thì tham mưu Bộ Nội vụ trả lại hồ
sơ.
- Bước 3: Vụ Tổ
chức phi chính phủ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện quy trình lấy ý kiến
các cơ quan có liên quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ
theo ý kiến góp ý (nếu có).
- Bước 4: Trong
thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức
phi chính phủ xem xét, trình Lãnh đạo Bộ quyết định công nhận thay đổi, bổ sung
thành viên Hội đồng quản lý quỹ. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời
và nêu rõ lý do.
2. Cách thức
thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp
tại Bộ Nội vụ, qua đường bưu chính công ích hoặc trên môi trường mạng. Hồ sơ phải
có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính,
thời gian được tính từ ngày xác nhận đến trên văn bản.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ
sơ:
- Văn bản nêu rõ
lý do thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng quản lý quỹ, kèm theo danh sách, địa
chỉ, số điện thoại liên hệ, sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của thành
viên Hội đồng quản lý quỹ được bổ sung, nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có
thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo
quy định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi bầu Hội đồng quản lý quỹ.
b) Số lượng hồ
sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải
quyết
15 ngày làm việc
kể từ ngày Bộ Nội vụ nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ có phạm vi hoạt
động toàn quốc hoặc liên tỉnh; quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để
thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ
chức phi chính phủ).
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
Quyết định công
nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; quyết định thay đổi, bổ sung thành viên Hội
đồng quản lý quỹ.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Hội đồng quản lý quỹ
là cơ quan quản lý của quỹ, nhân danh quỹ để quyết định, thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của quỹ. Hội đồng quản lý quỹ có tối thiểu 03 thành viên do sáng lập
viên đề cử, trường hợp không có đề cử của sáng lập viên thành lập quỹ, Hội đồng
quản lý quỹ nhiệm kỳ trước bầu ra Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ tiếp theo và được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Nhiệm kỳ Hội đồng quản lý quỹ không
quá 05 năm. Hội đồng quản lý quỹ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành
viên.
11. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Thông tư số
04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ
chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
IV. THỦ TỤC THAY ĐỔI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ CÔNG NHẬN ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG) QUỸ
1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Trong
quá trình hoạt động nếu có sự sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ, Hội đồng quản lý quỹ
gửi hồ sơ đến Bộ Nội vụ đề nghị thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều
lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ.
- Bước 2: Vụ Tổ
chức phi chính phủ xem xét hồ sơ đủ điều kiện thì thụ lý, trong trường hợp hồ
sơ chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật thì tham mưu Bộ Nội vụ trả lại hồ
sơ.
- Bước 3: Vụ Tổ
chức phi chính phủ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện quy trình lấy ý kiến
các cơ quan có liên quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ
theo ý kiến góp ý (nếu có).
- Bước 4: Trong
thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức
phi chính phủ xem xét, trình Lãnh đạo Bộ quyết định cho phép thay đổi giấy phép
thành lập và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ. Trường hợp không đồng ý
phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức
thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp
tại Bộ Nội vụ, qua đường bưu chính công ích hoặc trên môi trường mạng. Hồ sơ phải
có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính,
thời gian được tính từ ngày xác nhận đến trên văn bản.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ
sơ:
- Đơn đề nghị thay đổi giấy phép và
công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ (theo mẫu);
- Nghị quyết của
Hội đồng quản lý quỹ nêu rõ lý do về việc xin thay đổi giấy phép thành lập và
công nhận điều lệ quỹ;
- Dự thảo điều lệ
sửa đổi, bổ sung. b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải
quyết
30 ngày làm việc
kể từ ngày Bộ Nội vụ nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng thực
hiện thủ tục hành chính
Quỹ có phạm vi hoạt
động toàn quốc hoặc liên tỉnh; quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để
thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ
chức phi chính phủ).
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
Quyết định công
nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị thay
đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ (theo Mẫu 1.7, Phụ lục 1, Thông tư số
04/2020/TT-BNV).
10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Trong trường hợp
thay đổi nội dung giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, quỹ phải công bố
nội dung những thay đổi đó trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp
giấy phép thành lập và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ liên tiếp trên
03 số báo viết hoặc báo điện tử ở Trung ương.
11. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Thông tư số
04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ
chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
V. THỦ TỤC CẤP LẠI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ CÔNG NHẬN ĐIỀU LỆ QUỸ
1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Khi giấy
phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ bị mất, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới
hình thức khác, quỹ có đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều
lệ quỹ gửi đến Bộ Nội vụ.
- Bước 2: Trong
thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức
phi chính phủ xem xét, trình Lãnh đạo Bộ quyết định cho phép cấp lại giấy phép
thành lập và công nhận điều lệ quỹ, trong đó ghi rõ số lần cấp lại và số giấy
phép thành lập đã cấp trước đây.
2. Cách thức
thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp
tại Bộ Nội vụ, qua đường bưu chính công ích hoặc trên môi trường mạng. Hồ sơ phải
có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính,
thời gian được tính từ ngày xác nhận đến trên văn bản.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ
sơ:
Đơn đề nghị cấp lại
giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.
b) Số lượng hồ
sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải
quyết
15 ngày làm việc kể
từ ngày Bộ Nội vụ nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ có phạm vi hoạt
động toàn quốc hoặc liên tỉnh; quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để
thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ
chức phi chính phủ).
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
Giấy phép thành lập
và công nhận điều lệ quỹ.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Trong trường hợp
thay đổi nội dung giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, quỹ phải công bố
nội dung những thay đổi đó trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp
giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc
báo điện tử ở Trung ương.
11. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Thông tư số
04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ
chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
VI. THỦ TỤC CHO PHÉP QUỸ HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI SAU KHI BỊ ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG
CÓ THỜI HẠN
1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Trong
thời hạn quỹ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, nếu quỹ khắc phục được sai phạm, Hội đồng quản lý quỹ gửi hồ
sơ đến Bộ Nội vụ đề nghị cho phép quỹ được hoạt động trở lại.
- Bước 2: Vụ Tổ chức
phi chính phủ xem xét hồ sơ đủ điều kiện thì thụ lý, trong trường hợp hồ sơ
chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật thì tham mưu Bộ Nội vụ trả lại hồ sơ.
- Bước 3: Vụ Tổ
chức phi chính phủ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện quy trình lấy ý kiến
các cơ quan có liên quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ
theo ý kiến góp ý (nếu có).
- Bước 4: Trong
thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức
phi chính phủ xem xét, trình Lãnh đạo Bộ quyết định cho phép quỹ hoạt động trở
lại. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức
thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp
tại Bộ Nội vụ, qua đường bưu chính công ích hoặc trên môi trường mạng. Hồ sơ phải
có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính,
thời gian được tính từ ngày xác nhận đến trên văn bản.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ
sơ:
- Đơn đề nghị cho quỹ hoạt động trở lại
(theo mẫu);
- Báo cáo của Hội
đồng quản lý quỹ và các tài liệu chứng minh quỹ đã khắc phục sai phạm.
b) Số lượng hồ
sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải
quyết
15 ngày làm việc
kể từ ngày Bộ Nội vụ nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ có phạm vi hoạt
động toàn quốc hoặc liên tỉnh; quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để
thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ
chức phi chính phủ).
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
Quyết định cho phép
quỹ hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ hoạt động.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị cho
quỹ hoạt động trở lại (theo Mẫu
1.16, Phụ lục 1, Thông tư số 04/2020/TT-BNV).
10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Quỹ bị đình chỉ
hoạt động 06 tháng khi vi phạm một trong những quy định sau:
- Hoạt động sai mục
đích, không đúng điều lệ của quỹ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng không tự giải quyết được; trong quá trình tổ chức,
hoạt động có vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự;
- Vi phạm các quy
định của Nhà nước về quản lý tài sản, tài chính;
- Sử dụng sai các
khoản tài trợ có mục đích của các tổ chức, cá nhân tài trợ cho quỹ;
- Tổ chức vận động
tài trợ không đúng với mục đích được quy định trong điều lệ;
- Không hoạt động
liên tục trong thời hạn 06 tháng;
- Không thực hiện
đầy đủ chế độ báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động và báo cáo tài chính hàng
năm và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản đôn đốc nhưng quá thời
hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đôn đốc quỹ vẫn không khắc phục;
- Không báo cáo
việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc quỹ;
- Vi phạm một
trong các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 8
và khoản 1 Điều 49 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP .
b) Trong thời hạn
15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận sai phạm tại quỹ cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ra quyết định đình chỉ có thời hạn hoạt động của quỹ. Ngoài việc bị
đình chỉ có thời hạn hoạt động, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, quỹ có thể
bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại và những
người có trách nhiệm quản lý quỹ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
c) Hết thời hạn
đình chỉ có thời hạn hoạt động mà quỹ không khắc phục được vi phạm, thời hạn
đình chỉ có thời hạn hoạt động kéo dài thêm 01 tháng, quá thời hạn kéo dài thêm
mà quỹ vẫn không khắc phục được sai phạm, cơ quan có thẩm quyền quyết định giải
thể quỹ.
d) Cơ quan có thẩm
quyền cho phép thành lập quỹ quyết định xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ và yêu
cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
11. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Thông tư số
04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ
chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
VII. THỦ TỤC HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH, MỞ RỘNG PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
QUỸ
1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Quỹ gửi
hồ sơ đến Bộ Nội vụ đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ.
- Bước 2: Vụ Tổ chức
phi chính phủ xem xét hồ sơ đủ điều kiện thì thụ lý, trong trường hợp hồ sơ
chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật thì tham mưu Bộ Nội vụ trả lại hồ sơ.
- Bước 3: Vụ Tổ
chức phi chính phủ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện quy trình lấy ý kiến
các cơ quan có liên quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ
theo ý kiến góp ý (nếu có).
- Bước 4: Trong
thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức
phi chính phủ xem xét, trình Lãnh đạo Bộ quyết định cho phép hợp nhất, sáp nhập,
chia, tách, mở rộng phạm vi hoạt động quỹ. Trường hợp không đồng ý phải có văn
bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức
thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp
tại Bộ Nội vụ, qua đường bưu chính công ích hoặc trên môi trường mạng. Hồ sơ phải
có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính,
thời gian được tính từ ngày xác nhận đến trên văn bản.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ
sơ:
- Đơn đề nghị hợp
nhất, sáp nhập, chia, tách, mở rộng phạm vi hoạt động quỹ, trong đó nêu rõ lý
do và tên gọi mới của quỹ (theo mẫu);
- Dự thảo điều lệ
quỹ;
- Nghị quyết của
Hội đồng quản lý quỹ về việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách mở rộng phạm vi hoạt
động quỹ; ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp
pháp của sáng lập viên (nếu có);
- Dự kiến nhân sự
Hội đồng quản lý quỹ;
- Tài liệu chứng
minh tài sản khi mở rộng phạm vi hoạt động quỹ;
- Phương án giải
quyết tài sản, tài chính, lao động khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách.
b) Số lượng hồ
sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải
quyết
30 ngày làm việc
kể từ ngày Bộ Nội vụ nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ có phạm vi hoạt
động toàn quốc hoặc liên tỉnh; quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để
thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ
chức phi chính phủ).
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
Quyết định cho
phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, mở rộng phạm vi hoạt động quỹ.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
- Đơn đề nghị
tách quỹ (theo Mẫu 1.12, Phụ lục
1, Thông tư số 04/2020/TT-BNV);
- Đơn đề nghị
chia quỹ (theo Mẫu 1.13, Phụ lục
1, Thông tư số 04/2020/TT-BNV);
- Đơn đề nghị hợp
nhất quỹ (theo Mẫu 1.14, Phụ lục
1, Thông tư số 04/2020/TT-BNV);
- Đơn đề nghị sáp
nhập quỹ (theo Mẫu 1.15, Phụ lục
1, Thông tư số 04/2020/TT-BNV);
- Đơn đề nghị mở
rộng phạm vi hoạt động quỹ (theo Mẫu
1.8, Phụ lục 1, Thông tư số 04/2020/TT-BNV).
10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Các quỹ bị hợp nhất,
sáp nhập, chia, mở rộng phạm vi hoạt động chấm dứt hoạt động sau khi có quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, mở rộng
phạm vi hoạt động quỹ mới. Quyền và nghĩa vụ của các quỹ hợp nhất, quỹ được sáp
nhập, quỹ bị chia được chuyển giao cho các quỹ mới và quỹ sáp nhập; quỹ được mở
rộng phạm vi hoạt động sẽ chuyển giao tổ chức và tài sản cho quỹ mới được mở rộng
phạm vi hoạt động. Đối với trường hợp tách quỹ, thì quỹ bị tách và quỹ được tách
(quỹ thành lập mới) thực hiện quyền, nghĩa vụ phù hợp với mục đích hoạt động của
quỹ và phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của quỹ trước khi tách.
11. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Thông tư số
04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ
chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
VIII. THỦ TỤC ĐỔI TÊN QUỸ
1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Hội đồng
quản lý quỹ gửi hồ sơ đến Bộ Nội vụ đề nghị đổi tên quỹ.
- Bước 2: Vụ Tổ
chức phi chính phủ xem xét hồ sơ đủ điều kiện thì thụ lý, trong trường hợp hồ sơ
chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật thì tham mưu Bộ Nội vụ trả lại hồ sơ.
- Bước 3: Vụ Tổ
chức phi chính phủ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện quy trình lấy ý kiến
các cơ quan có liên quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ
theo ý kiến góp ý (nếu có).
- Bước 4: Trong
thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức
phi chính phủ xem xét, trình Lãnh đạo Bộ quyết định cấp lại giấy phép về việc đổi
tên quỹ. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức
thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp
tại Bộ Nội vụ, qua đường bưu chính công ích hoặc trên môi trường mạng. Hồ sơ phải
có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính,
thời gian được tính từ ngày xác nhận đến trên văn bản.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ
sơ:
- Đơn đề đổi tên quỹ (theo mẫu);
- Nghị quyết của
Hội đồng quản lý quỹ về việc đổi tên quỹ;
- Dự thảo điều lệ
sửa đổi, bổ sung;
- Ý kiến đồng ý bằng
văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu
có).
b) Số lượng hồ
sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải
quyết
15 ngày làm việc
kể từ ngày Bộ Nội vụ nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ có phạm vi hoạt
động toàn quốc hoặc liên tỉnh; quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để
thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ
chức phi chính phủ).
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
Quyết định cho phép
đổi tên và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của quỹ.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị đổi
tên quỹ (theo Mẫu 1.11, Phụ lục
1, Thông tư số 04/2020/TT-BNV).
10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Trong trường hợp
thay đổi nội dung giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, quỹ phải công bố
nội dung những thay đổi đó trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp
giấy phép thành lập và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ liên tiếp trên
03 số báo viết hoặc báo điện tử ở Trung ương.
11. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Thông tư số
04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ
chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
IX. THỦ TỤC TỰ GIẢI THỂ QUỸ
1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Hội đồng
quản lý quỹ gửi hồ sơ đến Bộ Nội vụ đề nghị tự giải thể quỹ.
- Bước 2: Vụ Tổ
chức phi chính phủ xem xét hồ sơ đủ điều kiện thì thụ lý, trong trường hợp hồ
sơ chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật thì tham mưu Bộ Nội vụ trả lại hồ
sơ.
- Bước 3: Vụ Tổ
chức phi chính phủ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện quy trình lấy ý kiến
các cơ quan có liên quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ
theo ý kiến góp ý (nếu có).
- Bước 4: Trong
thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn ghi trong thông báo
thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính của quỹ khi quỹ tự giải thể mà
không có đơn khiếu nại, Vụ Tổ chức phi chính phủ xem xét, trình Lãnh đạo Bộ quyết
định giải thể và thu hồi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.
2. Cách thức
thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp
tại Bộ Nội vụ, qua đường bưu chính công ích hoặc trên môi trường mạng. Hồ sơ phải
có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính,
thời gian được tính từ ngày xác nhận đến trên văn bản.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ
sơ:
- Đơn đề nghị giải thể quỹ (theo
mẫu);
- Nghị quyết của
Hội đồng quản lý quỹ về tự giải thể, trong đó nêu rõ lý do giải thể quỹ;
- Bản kiểm kê tài
sản, tài chính của quỹ có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ, Trưởng Ban
Kiểm tra, Giám đốc và phụ trách kế toán;
- Dự kiến phương
thức xử lý tài sản, tài chính, lao động và thời hạn thanh toán các khoản nợ;
- Thông báo thời
hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định
của pháp luật và thông báo liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc báo điện tử ở
Trung ương;
- Các tài liệu chứng
minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài sản, tài chính của quỹ.
b) Số lượng hồ
sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải
quyết
15 ngày làm việc kể
từ ngày kết thúc thời hạn ghi trong thông báo thanh toán nợ và thanh lý tài sản,
tài chính của quỹ khi quỹ tự giải thể mà không có đơn khiếu nại.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ có phạm vi hoạt
động toàn quốc hoặc liên tỉnh; quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để
thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ
chức phi chính phủ).
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
Quyết định giải
thể quỹ.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị giải
thể quỹ (theo Mẫu 1.10, Phụ lục
1, Thông tư số 04/2020/TT-BNV).
10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ chấm dứt hoạt
động kể từ ngày quyết định giải thể quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có
hiệu lực.
11. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Thông tư số
04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ
chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Mục 2. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
I. THỦ TỤC THÀNH LẬP VÀ CÔNG NHẬN ĐIỀU LỆ QUỸ
1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Ban
sáng lập quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh hoặc quỹ có tổ chức, cá nhân nước
ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã gửi hồ sơ xin
thành lập và công nhận điều lệ quỹ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
- Bước 2: Sau khi
tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong
trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp, nếu không đầy đủ tham mưu cấp có thẩm
quyền trả lại hồ sơ.
- Bước 3: Sở Nội
vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có
liên quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ theo ý kiến góp
ý (nếu có).
- Bước 4: Trong
thời hạn 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.
Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức
thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp
tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ), qua đường bưu chính công ích hoặc
trên môi trường mạng (nếu có). Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan
có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính, thời gian được tính từ ngày xác nhận
đến trên văn bản.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ
sơ:
- Đơn đề nghị thành lập quỹ
(theo mẫu);
- Dự thảo điều lệ
quỹ;
- Tài liệu chứng
minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ;
- Sơ yếu lý lịch,
phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên ban sáng lập quỹ, sáng lập viên thành
lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng
ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán
bộ;
- Bản sao di chúc
có chứng thực; Hợp đồng ủy quyền có công chứng (nếu có).
b) Số lượng hồ
sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải
quyết
40 ngày làm việc
kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ có phạm vi hoạt
động trong tỉnh hoặc quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập,
hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
Quyết định cấp giấy
phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
- Đơn đề nghị
thành lập quỹ (theo Mẫu 1.1, Phụ
lục I, Thông tư số 04/2020/TT-BNV);
- Điều lệ mẫu của
quỹ (theo Mẫu 1.2, Phụ lục I,
Thông tư số 04/2020/TT-BNV).
10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong
tỉnh; quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động
trong phạm vi huyện, xã.
b) Điều kiện
thành lập quỹ:
- Có mục đích hoạt
động phù hợp: hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục
thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mục đích phát triển cộng đồng,
không vì mục đích lợi nhuận;
- Sáng lập viên
thành lập quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam và có ít nhất 03 sáng lập
viên. Điều kiện đối với sáng lập viên là công dân Việt Nam: có đủ năng lực hành
vi dân sự và không có án tích; đối với sáng lập viên là tổ chức Việt Nam: có điều
lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; nghị quyết của Ban
lãnh đạo tổ chức về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của
tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ;
- Ban sáng lập quỹ
có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ;
- Có hồ sơ thành
lập quỹ.
c) Quỹ do công dân,
tổ chức Việt Nam thành lập, Ban sáng lập phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành
lập quỹ quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau: Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp
tỉnh: 1.300.000.000 (một tỷ ba trăm triệu đồng). Trong đó số tiền dự kiến chuyển
vào tài khoản của quỹ tối thiểu bằng 50% tổng giá trị tài sản quy đổi.
d) Quỹ có tài sản
của công dân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam thành lập;
Ban sáng lập quỹ phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập quỹ quy đổi ra tiền
đồng Việt Nam như sau:
- Quỹ hoạt động
trong phạm vi cấp huyện: 1.200.000.000 (một tỷ hai trăm triệu đồng);
- Quỹ hoạt động
trong phạm vi cấp xã: 620.000.000 (sáu trăm hai mươi triệu đồng);
Trong đó số tiền
dự kiến chuyển vào tài khoản của quỹ tối thiểu bằng 50% tổng giá trị tài sản
quy đổi.
đ) Tài sản đóng
góp thành lập quỹ phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ trong thời hạn 45 ngày
làm việc kể từ ngày quỹ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.
e) Sau khi được cấp
giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ nhưng quỹ không thực hiện đúng quy
định về việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho quỹ, thì giấy phép thành lập và
công nhận điều lệ quỹ hết hiệu lực. Trường hợp vì lý do khách quan mà quỹ chưa
thực hiện được việc chuyển quyền sở hữu tài sản, thì trong thời hạn 10 ngày trước
khi hết thời hạn theo quy định, Ban sáng lập quỹ phải có văn bản gửi cơ quan
nhà nước đã cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ đề nghị gia hạn. Thời
gian gia hạn chỉ thực hiện một lần và tối đa không quá 20 ngày, nếu quá thời
gian gia hạn mà quỹ vẫn không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản thì giấy
phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ hết hiệu lực.
g) Trong thời hạn
30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ
quỹ, quỹ phải công bố về việc thành lập quỹ liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc
báo điện tử ở địa phương đối với quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho
phép thành lập về các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên quỹ;
- Địa chỉ trụ sở
chính của quỹ, điện thoại, email hoặc website (nếu có) của quỹ;
- Tôn chỉ, mục
đích của quỹ;
- Phạm vi hoạt động
của quỹ;
- Lĩnh vực hoạt động
chính của quỹ;
- Số tài khoản,
tên, địa chỉ ngân hàng nơi quỹ mở tài khoản;
- Họ tên, địa chỉ
thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại
diện theo pháp luật của quỹ;
- Số, ký hiệu,
ngày, tháng, năm và cơ quan cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ;
- Số tài sản đóng
góp thành lập quỹ của các sáng lập viên.
11. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Thông tư số
04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ
chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
II. THỦ TỤC CÔNG NHẬN QUỸ ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG NHẬN THÀNH
VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ
1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Sau khi
hoàn tất các thủ tục công bố về việc thành lập quỹ và chuyển quyền sở hữu tài sản
đóng góp thành lập quỹ, Hội đồng quản lý quỹ gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh (Sở Nội vụ) đề nghị công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận
thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
- Bước 2: Sau khi
khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung
trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
- Bước 3: Sở Nội
vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có
liên quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ theo ý kiến góp
ý (nếu có).
- Bước 4: Trong
thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công
nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản
trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức
thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp
tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ), qua đường bưu chính công ích hoặc
trên môi trường mạng (nếu có). Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan
có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính, thời gian được tính từ ngày xác nhận
đến trên văn bản.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ
sơ:
- Tài liệu chứng
minh việc hoàn tất các thủ tục công bố về việc thành lập quỹ và chuyển quyền sở
hữu tài sản đóng góp thành lập quỹ;
- Danh sách, địa
chỉ, số điện thoại liên hệ, sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của các
thành viên Hội đồng quản lý quỹ, nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền
thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về
phân cấp quản lý cán bộ trước khi bầu Hội đồng quản lý quỹ. Trường hợp thành
viên Hội đồng quản lý quỹ là người nước ngoài phải cung cấp lý lịch có xác nhận
của cơ quan có thẩm quyền của nước người đó mang quốc tịch;
- Văn bản liên quan
đến việc bầu thành viên và các chức danh Hội đồng quản lý quỹ.
b) Số lượng hồ
sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải
quyết
30 ngày làm việc
kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ có phạm vi hoạt
động trong tỉnh hoặc quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập,
hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
Quyết định công
nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ được hoạt động
khi đủ các điều kiện sau:
1) Có giấy phép
thành lập và công nhận điều lệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2) Đã công bố về
việc thành lập quỹ.
3) Có văn bản xác
nhận của ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà sáng lập viên
đóng góp để thành lập quỹ đã có đủ trong tài khoản của quỹ. Đối với tài sản
khác, đã thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản theo quy định.
4) Quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận
thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
11. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Thông tư số
04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ
chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
III. THỦ TỤC CÔNG NHẬN THAY ĐỔI, BỔ SUNG THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ
1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Trong quá
trình hoạt động nếu có sự thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng quản lý quỹ, quỹ
gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) đề nghị công nhận thành viên
Hội đồng quản lý quỹ.
- Bước 2: Sau khi
khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung
trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
- Bước 3: Sở Nội
vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có
liên quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ theo ý kiến góp
ý (nếu có).
- Bước 4: Trong
thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) quyết định công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và
công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản
trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức
thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp
tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ), qua đường bưu chính công ích hoặc
trên môi trường mạng (nếu có). Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan
có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính, thời gian được tính từ ngày xác nhận
đến trên văn bản.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ
sơ:
- Văn bản nêu rõ
lý do thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng quản lý quỹ, kèm theo danh sách, địa
chỉ, số điện thoại liên hệ, sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của thành
viên Hội đồng quản lý quỹ được bổ sung, nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có
thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo
quy định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi bầu Hội đồng quản lý quỹ.
b) Số lượng hồ
sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải
quyết
15 ngày làm việc
kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ có phạm vi hoạt
động trong tỉnh hoặc quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập,
hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
Quyết định công
nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Hội đồng quản lý
quỹ là cơ quan quản lý của quỹ, nhân danh quỹ để quyết định, thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của quỹ. Hội đồng quản lý quỹ có tối thiểu 03 thành viên do sáng lập
viên đề cử, trường hợp không có đề cử của sáng lập viên thành lập quỹ, Hội đồng
quản lý quỹ nhiệm kỳ trước bầu ra Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ tiếp theo và được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Nhiệm kỳ Hội đồng quản lý quỹ không
quá 05 năm. Hội đồng quản lý quỹ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành
viên.
11. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Thông tư số
04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ
chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
IV. THỦ TỤC THAY ĐỔI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ CÔNG NHẬN ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG) QUỸ
1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Trong
quá trình hoạt động nếu có sự sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ, Hội đồng quản lý quỹ
gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) đề nghị thay đổi giấy phép
thành lập và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ.
- Bước 2: Sau khi
tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong
trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
- Bước 3: Sở Nội
vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có
liên quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ theo ý kiến góp
ý (nếu có).
- Bước 4: Trong
thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thay đổi giấy phép thành lập và công
nhận điều lệ quỹ. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý
do.
2. Cách thức
thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp
tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ), qua đường bưu chính công ích hoặc
trên môi trường mạng (nếu có). Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan
có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính, thời gian được tính từ ngày xác nhận
đến trên văn bản.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ
sơ:
- Đơn đề nghị thay đổi giấy phép và
công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ (theo mẫu);
- Nghị quyết của
Hội đồng quản lý quỹ nêu rõ lý do về việc xin thay đổi giấy phép thành lập và
công nhận điều lệ quỹ;
- Dự thảo điều lệ
sửa đổi, bổ sung.
b) Số lượng hồ sơ:
01 bản chính.
4. Thời hạn giải
quyết
30 ngày làm việc
kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ có phạm vi hoạt
động trong tỉnh hoặc quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập,
hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
Quyết định công
nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị thay
đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ (theo Mẫu 1.7, Phụ lục 1, Thông tư số
04/2020/TT-BNV).
10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Trong trường hợp
thay đổi nội dung giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, quỹ phải công bố
nội dung những thay đổi đó trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp
giấy phép thành lập và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ liên tiếp trên
03 số báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương.
11. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Thông tư số
04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ
chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
V. THỦ TỤC CẤP LẠI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ CÔNG NHẬN ĐIỀU LỆ QUỸ
1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Khi giấy
phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ bị mất, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới
hình thức khác, quỹ có đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều
lệ quỹ gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ).
- Bước 2: Trong
thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép cấp lại giấy phép thành lập và công
nhận điều lệ quỹ, trong đó ghi rõ số lần cấp lại và số giấy phép thành lập đã cấp
trước đây.
2. Cách thức
thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp
tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ), qua đường bưu chính công ích hoặc
trên môi trường mạng (nếu có). Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan
có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính, thời gian được tính từ ngày xác nhận
đến trên văn bản.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ
sơ:
Đơn đề nghị cấp lại
giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ (theo mẫu).
b) Số lượng hồ
sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải
quyết
15 ngày làm việc
kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ có phạm vi hoạt
động trong tỉnh hoặc quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập,
hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
Giấy phép thành lập
và công nhận điều lệ quỹ.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
Không có.
10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Trong trường hợp
thay đổi nội dung giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, quỹ phải công bố
nội dung những thay đổi đó trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp
giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc
báo điện tử ở địa phương.
11. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Thông tư số
04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ
chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
VI. THỦ TỤC CHO PHÉP QUỸ HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI SAU KHI BỊ ĐÌNH CHỈ CÓ THỜI
HẠN HOẠT ĐỘNG
1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Trong
thời hạn quỹ bị đình chỉ hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, nếu quỹ khắc phục được sai phạm, Hội đồng quản lý quỹ gửi hồ sơ đến Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) đề nghị được hoạt động trở lại.
- Bước 2: Sau khi
tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong
trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
- Bước 3: Sở Nội
vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên
quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ theo ý kiến góp ý (nếu
có).
- Bước 4: Trong
thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép quỹ hoạt động trở lại. Trường hợp
không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức
thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp
tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ), qua đường bưu chính công ích hoặc
trên môi trường mạng (nếu có). Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan
có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính, thời gian được tính từ ngày xác nhận
đến trên văn bản.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ
sơ:
- Đơn đề nghị cho quỹ hoạt động trở
lại (theo mẫu);
- Báo cáo của Hội
đồng quản lý quỹ và các tài liệu chứng minh quỹ đã khắc phục sai phạm.
b) Số lượng hồ
sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải
quyết
15 ngày làm việc
kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ có phạm vi hoạt
động trong tỉnh hoặc quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập,
hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
Quyết định cho
phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn hoạt động.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị cho
quỹ hoạt động trở lại (theo Mẫu
1.16, Phụ lục 1, Thông tư số 04/2020/TT-BNV).
10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Quỹ bị đình chỉ
hoạt động 06 tháng khi vi phạm một trong những quy định sau:
- Hoạt động sai mục
đích, không đúng điều lệ của quỹ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng không tự giải quyết được; trong quá trình tổ chức,
hoạt động có vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự;
- Vi phạm các quy
định của Nhà nước về quản lý tài sản, tài chính;
- Sử dụng sai các
khoản tài trợ có mục đích của các tổ chức, cá nhân tài trợ cho quỹ;
- Tổ chức vận động
tài trợ không đúng với mục đích được quy định trong điều lệ;
- Không hoạt động
liên tục trong thời hạn 06 tháng;
- Không thực hiện
đầy đủ chế độ báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động và báo cáo tài chính hàng
năm và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản đôn đốc nhưng quá thời
hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đôn đốc quỹ vẫn không khắc phục;
- Không báo cáo
việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc quỹ.
b) Trong thời hạn
15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận sai phạm tại quỹ cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ra quyết định đình chỉ có thời hạn hoạt động của quỹ. Ngoài việc bị
đình chỉ có thời hạn hoạt động, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, quỹ có thể
bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại và những
người có trách nhiệm quản lý quỹ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
c) Hết thời hạn
đình chỉ có thời hạn hoạt động mà quỹ không khắc phục được vi phạm, thời hạn
đình chỉ có thời hạn hoạt động kéo dài thêm 01 tháng, quá thời hạn kéo dài thêm
mà quỹ vẫn không khắc phục được sai phạm, cơ quan có thẩm quyền quyết định giải
thể quỹ.
d) Cơ quan có thẩm
quyền cho phép thành lập quỹ quyết định xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ và yêu
cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
11. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Thông tư số
04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ
chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
VII. THỦ TỤC HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH, MỞ RỘNG PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
QUỸ
1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Quỹ gửi
hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) đề nghị hợp nhất, sáp nhập,
chia, tách, mở rộng phạm vi hoạt động quỹ.
- Bước 2: Sau khi
tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong
trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
- Bước 3: Sở Nội
vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có
liên quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ theo ý kiến góp
ý (nếu có).
- Bước 4: Trong
thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, mở rộng
phạm vi hoạt động quỹ. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu
rõ lý do.
2. Cách thức
thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp
tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ), qua đường bưu chính công ích hoặc
trên môi trường mạng (nếu có). Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan
có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính, thời gian được tính từ ngày xác nhận
đến trên văn bản.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ
sơ:
- Đơn đề nghị hợp
nhất, sáp nhập, chia, tách, mở rộng phạm vi hoạt động quỹ, trong đó nêu rõ lý
do và tên gọi mới của quỹ (theo mẫu);
- Dự thảo điều lệ
quỹ;
- Nghị quyết của
Hội đồng quản lý quỹ về việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, mở rộng phạm vi hoạt
động quỹ; ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp
pháp của sáng lập viên (nếu có);
- Dự kiến nhân sự
Hội đồng quản lý quỹ;
- Tài liệu chứng
minh tài sản đối với quỹ muốn mở rộng phạm vi hoạt động;
- Phương án giải
quyết tài sản, tài chính, lao động khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ.
b) Số lượng hồ
sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải
quyết
30 ngày làm việc
kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ có phạm vi hoạt
động trong tỉnh hoặc quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập,
hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
Quyết định cho
phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
- Đơn đề nghị
tách quỹ (theo Mẫu 1.12, Phụ lục
1, Thông tư số 04/2020/TT-BNV);
- Đơn đề nghị
chia quỹ (theo Mẫu 1.13, Phụ lục
1, Thông tư số 04/2020/TT-BNV);
- Đơn đề nghị hợp
nhất quỹ (theo Mẫu 1.14, Phụ lục
1, Thông tư số 04/2020/TT-BNV);
- Đơn đề nghị sáp
nhập quỹ (theo Mẫu 1.15, Phụ lục
1, Thông tư số 04/2020/TT-BNV);
- Đơn đề nghị mở
rộng phạm vi hoạt động quỹ (theo Mẫu
1.8, Phụ lục 1, Thông tư số 04/2020/TT-BNV).
10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Các quỹ bị hợp nhất,
sáp nhập, chia, mở rộng phạm vi hoạt động chấm dứt hoạt động sau khi có quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, mở rộng
phạm vi hoạt động quỹ mới. Quyền và nghĩa vụ của các quỹ hợp nhất, quỹ được sáp
nhập, quỹ bị chia được chuyển giao cho các quỹ mới và quỹ sáp nhập; quỹ được mở
rộng phạm vi hoạt động sẽ chuyển giao tổ chức và tài sản cho quỹ mới được mở rộng
phạm vi hoạt động. Đối với trường hợp tách quỹ, thì quỹ bị tách và quỹ được
tách (quỹ thành lập mới) thực hiện quyền, nghĩa vụ phù hợp với mục đích hoạt động
của quỹ và phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của quỹ trước khi
tách.
11. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Thông tư số
04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ
chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
VIII. THỦ TỤC ĐỔI TÊN QUỸ
1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Hội đồng
quản lý quỹ gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) đề nghị đổi tên
quỹ.
- Bước 2: Sau khi
tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong
trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
- Bước 3: Sở Nội vụ
nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên
quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ theo ý kiến góp ý (nếu
có).
- Bước 4: Trong
thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cấp lại giấy phép về việc đổi tên quỹ. Trường
hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức
thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp
tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ), qua đường bưu chính công ích hoặc
trên môi trường mạng (nếu có). Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan
có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính, thời gian được tính từ ngày xác nhận
đến trên văn bản.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ
sơ:
- Đơn đề đổi tên quỹ (theo mẫu);
- Nghị quyết của
Hội đồng quản lý quỹ về việc đổi tên quỹ;
- Dự thảo điều lệ
sửa đổi, bổ sung;
- Ý kiến đồng ý bằng
văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu
có).
b) Số lượng hồ
sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải
quyết
15 ngày làm việc
kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ có phạm vi hoạt
động trong tỉnh hoặc quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập,
hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
Quyết định cho
phép đổi tên và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của quỹ.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị đổi
tên quỹ (theo Mẫu 1.11, Phụ lục
1, Thông tư số 04/2020/TT-BNV).
10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Trong trường hợp
thay đổi nội dung giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, quỹ phải công bố
nội dung những thay đổi đó trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp
giấy phép thành lập và công nhận điều lệ (sửa đổi, bổ sung) quỹ liên tiếp trên
03 số báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương.
11. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Thông tư số
04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành
Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức,
hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
IX. THỦ TỤC TỰ GIẢI THỂ QUỸ
1. Trình tự thực
hiện
- Bước 1: Hội đồng
quản lý quỹ gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ) đề nghị giải thể
quỹ.
- Bước 2: Sau khi
tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong
trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.
- Bước 3: Sở Nội
vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên
quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ theo ý kiến góp ý (nếu
có).
- Bước 4: Trong
thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn ghi trong thông báo
thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính của quỹ khi quỹ tự giải thể mà
không có đơn khiếu nại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giải thể
và thu hồi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.
2. Cách thức
thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp
tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ), qua đường bưu chính công ích hoặc
trên môi trường mạng (nếu có). Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan
có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu chính, thời gian được tính từ ngày xác nhận
đến trên văn bản.
3. Thành phần,
số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ
sơ:
- Đơn đề nghị giải thể quỹ (theo
mẫu);
- Nghị quyết của
Hội đồng quản lý quỹ về tự giải thể, trong đó nêu rõ lý do giải thể quỹ;
- Bản kiểm kê tài
sản, tài chính của quỹ có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ, Trưởng Ban
Kiểm tra, Giám đốc và phụ trách kế toán;
- Dự kiến phương
thức xử lý tài sản, tài chính, lao động và thời hạn thanh toán các khoản nợ;
- Thông báo thời
hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định
của pháp luật và thông báo liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc báo điện tử ở
Trung ương;
- Các tài liệu chứng
minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài sản, tài chính của quỹ.
b) Số lượng hồ
sơ: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải
quyết
15 ngày làm việc
kể từ ngày kết thúc thời hạn ghi trong thông báo thanh toán nợ và thanh lý tài
sản, tài chính của quỹ khi quỹ tự giải thể mà không có đơn khiếu nại.
5. Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ có phạm vi hoạt
động trong tỉnh hoặc quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập,
hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
6. Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh (Sở Nội vụ).
7. Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính
Quyết định giải
thể quỹ.
8. Lệ phí
Không có.
9. Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị giải
thể quỹ (theo Mẫu 1.10, Phụ lục
1, Thông tư số 04/2020/TT-BNV).
10. Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Quỹ chấm dứt hoạt
động kể từ ngày quyết định giải thể quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có
hiệu lực.
11. Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số
93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của
quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Thông tư số
04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi
hành Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ
chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện./.