ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/ĐA-UBND
|
Tuyên Quang, ngày
30 tháng 3 năm 2024
|
ĐỀ ÁN
SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ THUỘC TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN
2023-2025
Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW
ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các ĐVHC (viết tắt là ĐVHC) cấp
huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp
tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 (gọi tắt là Kết
luận số 48- KL/TW); Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030
(gọi tắt là Nghị quyết số 35/2023/NQ-UBTVQH15); Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày
30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp
xã giai đoạn 2023-2025 (gọi tắt Nghị quyết số 117/NQ-CP); Ý kiến của Bộ Nội vụ
tại Văn bản số 7326/BNV-CQĐP ngày 12/12/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang
xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023-2025 như sau:
Phần I
CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP ĐVHC
CẤP XÃ
I. CĂN CỨ
CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ
1. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày
25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp
tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả.
2. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày
24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện và cấp xã; Kết
luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp
ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
3. Luật Tổ chức chính quyền địa
phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
21/2017/QH14 và Luật số 47/2019/QH14.
4. Nghị quyết số 56/2017/QH14
ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
5. Nghị quyết số
1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của
ĐVHC và phân loại ĐVHC đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số
27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022.
6. Nghị quyết số
1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân loại
đô thị đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15
ngày 21/9/2022.
7. Nghị quyết số
35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp
ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
8. Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày
30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp
xã giai đoạn 2023-2025.
9. Kết luận số 1431-KL/TU ngày
10/10/2023 Kết luận hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy kỳ thứ 40 (ngày 09/10/2023)
về Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023-2025;
10. Văn bản số 7326/BNV-CQĐP
ngày 12/12/2023 của Bộ Nội vụ về việc góp ý Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp
huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Tuyên Quang và ý kiến của các Bộ,
ngành trung ương có liên quan.
11. Quyết định số 487/QĐ-UBND
ngày 15/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Phương án tổng thể
sắp xếp các ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Tuyên Quang.
12. Căn cứ Kết luận số
1520-KL/TU ngày 29/02/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về dự thảo Đề án sắp
xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023-2025;
13. Nghị quyết số /NQ-HĐND ngày
27/3/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc tán thành chủ trương
nhập xã Hồng Lạc và xã Vân Sơn để thành lập xã Hồng Sơn thuộc huyện Sơn Dương.
II. SỰ CẦN
THIẾT SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023-2025 CỦA TỈNH TUYÊN QUANG
Thực hiện Nghị quyết số
18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày
24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện và cấp xã; Kết
luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện,
cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn
2023-2030; Chính phủ ban hành Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 về Kế hoạch
thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025. Mục tiêu, đến
2025 hoàn thành việc sắp xếp ĐVHC cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy
mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn quy định và ĐVHC cấp xã đồng thời có diện tích tự
nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn quy định.
Nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm
túc, có hiệu quả chỉ đạo của Trung ương và tổ chức hợp lý các ĐVHC cấp xã trên
địa bàn tỉnh chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, góp phần giảm đầu mối ĐVHC,
tinh gọn tổ chức bộ máy, giảm số lượng người làm việc trong cơ quan hành chính
nhà nước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; đồng thời giảm chi ngân sách,
mở rộng không gian phát triển, phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn,
quy hoạch đô thị, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương theo tinh thần
Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của
hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Sau khi rà soát các ĐVHC cấp
huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, đối chiếu với các quy định tại Điều
1, Nghị quyết số 35/2023/NQ-UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; trong giai đoạn
2023-2025, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 02 xã (xã Hồng Lạc và xã Vân Sơn
thuộc huyện Sơn Dương) thuộc diện phải sắp xếp do đồng thời có diện tích tự
nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn quy định, cụ thể: Xã Hồng
Lạc có diện tích tự nhiên: 9,76 km² (đạt 19,52%, dưới 20% tiêu chuẩn quy định),
quy mô dân số 6.038 người (đạt 120,76% tiêu chuẩn, dưới 300% tiêu chuẩn quy định);
xã Vân Sơn có diện tích tự nhiên: 9,59 km² (đạt 19,18%, dưới 20% tiêu chuẩn quy
định), quy mô dân số 3.538 người (đạt 70,76% tiêu chuẩn, dưới 300% tiêu chuẩn
quy định). Do đó, việc sắp xếp ĐVHC xã Hồng Lạc với xã Vân Sơn giai đoạn
2023-2025 là cần thiết.
PHẦN II
HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP XÃ CỦA TỈNH TUYÊN QUANG
I. QUÁ
TRÌNH THÀNH LẬP, GIẢI THỂ, NHẬP, CHIA, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐVHC CÁC CẤP CỦA TỈNH
TUYÊN QUANG TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
1. Khái
quát quá trình thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC các cấp
và sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã
Tuyên Quang là tỉnh miền núi
phía Bắc, được thành lập vào đầu tháng 11 năm 1831, dưới thời vua Minh Mệnh (đầu
triều Nguyễn), địa giới hành chính bao gồm cả tỉnh Hà Giang và một phần tỉnh
Yên Bái ngày nay. Trong suốt thời gian từ triều đại phong kiến cho đến nay, tổ
chức hành chính và địa giới hành chính các cấp của tỉnh Tuyên Quang có nhiều biến
đổi:
1.1. Năm Thiệu Trị thứ hai
(1842), triều đình nhà Nguyễn chia Tuyên Quang làm ba hạt: Hà Giang, Bắc Quang,
Tuyên Quang.
1.2. Ngày 9/9/1891, Toàn quyền
Đông Dương ra nghị định thành lập 4 đạo quan binh ở Bắc kỳ, phân chia địa bàn tỉnh
Tuyên Quang vào các đạo Quan binh 2 và đạo Quan binh 3. Ngày 17-9-1895, Toàn
quyền Đông Dương ra Quyết định số 1432 chia khu quân sự thứ ba thành 03 tỉnh:
Tuyên Quang, Bắc Quang và Hà Giang. Ngày 11/4/1900, Toàn quyền Đông Dương ra
nghị định tái thành lập tỉnh Tuyên Quang, tỉnh lỵ đặt tại xã Ỷ La, gồm: Phủ Yên
Bình, lấy huyện Sơn Dương của tỉnh Sơn Tây nhập vào tỉnh Tuyên Quang; năm 1916
tách huyện Hàm Yên thành huyện Yên Sơn và châu Hàm Yên, cắt phủ Tương An (Yên
Ninh cũ) và 3 huyện: Bảo Lạc (cũ), Vị Xuyên, Vĩnh Tuy đặt làm tỉnh Hà Giang, cắt
châu Lục Yên sáp nhập vào tỉnh Yên Bái.
1.3. Trước Cách mạng tháng Tám
(năm 1945), Tuyên Quang có 1 phủ Yên Bình kiêm lãnh 4 huyện là: Yên Sơn, Hàm
Yên, Chiêm Hóa, Sơn Dương, trung tâm tỉnh lỵ đặt ở xã Ỷ La.
1.4. Từ năm 1945 đến hết tháng
11 năm 1975, tỉnh Tuyên Quang có 06 ĐVHC (ĐVHC) cấp huyện, gồm: Các huyện: Na
Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương và thị xã Tuyên Quang và 134 ĐVHC
cấp xã.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội
khóa V, kỳ họp thứ 2, ngày 27/12/1975 tỉnh Tuyên Quang hợp nhất với tỉnh Hà
Giang lấy tên là tỉnh Hà Tuyên. Trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986, tỉnh
Hà Tuyên không thực hiện việc điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện.
1.5. Từ năm năm 1986 đến năm
1990: Khu vực tỉnh Tuyên Quang hiện nay (thuộc tỉnh Hà Tuyên); qua các lần điều
chỉnh, sáp nhập, thành lập mới ĐVHC cấp xã của cấp có thẩm quyền, tỉnh Tuyên
Quang giữ nguyên số lượng các ĐVHC cấp huyện (06 ĐVHC), tăng 07 ĐVHC cấp xã
(nâng tổng số ĐVHC cấp xã từ 134 đơn vị lên 141 đơn vị[1])
.
1.6. Năm 1991, thực hiện Nghị
quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khoá VIII, tỉnh Hà Tuyên được
chia tách thành hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Tỉnh Tuyên Quang có 06 ĐVHC cấp
huyện, gồm: Các huyện: Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương và thị
xã Tuyên Quang; 141 ĐVHC cấp xã.
1.7. Từ năm 1992 đến năm 2012,
qua 02 lần điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện[2],
tỉnh Tuyên Quang có 07 ĐVHC cấp huyện gồm: Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm
Yên, Yên Sơn, Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang. Thực hiện 05 lần điều chỉnh địa
giới hành chính cấp xã, số ĐVHC cấp xã từ 141 đơn vị tăng lên 145 đơn vị (thành
lập mới 04 đơn vị: thị trấn Sơn Dương huyện Sơn Dương; xã Xuân Tân và xã Xuân
Tiến được tách ra từ xã Đức Xuân, xã Yên Lâm huyện Na Hang; xã Yên Phú được
tách ra từ xã Yên Hương huyện Hàm Yên; xã Nhữ Khê và xã Nhữ Hán được tách ra từ
xã An Khê huyện Yên Sơn). Năm 2006 giải thể 05 xã thuộc huyện Na Hang năm 2006
để xây dựng Thủy điện Tuyên Quang gồm các xã: Thúy Loa, Xuân Tân, Xuân Tiến,
Trùng Khánh, Vĩnh Yên, thành lập mới phường Tân Hà thuộc thành phố Tuyên Quang.
Do vậy, số lượng ĐVHC cấp xã giảm từ 145 đơn vị giảm còn 141 ĐVHC.
1.8. Từ năm 2013 đến
31/12/2022, qua 02 lần thực hiện thành lập, nhập, điều chỉnh địa giới VHC
và sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã[3], tỉnh Tuyên
Quang có 07 ĐVHC cấp huyện, 138 ĐVHC cấp xã (giảm từ 141 đơn vị xuống còn 138
đơn vị do sắp xếp sáp nhập ĐVHC cấp xã).
2. Số lượng
ĐVHC cấp huyện, cấp xã đến thời điểm lập Đề án
- Tổng số có 07 ĐVHC cấp huyện
gồm: Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương và thành phố
Tuyên Quang.
- Tổng số có 138 ĐVHC cấp xã,
trong đó: 122 xã, 10 phường và 06 thị trấn.
II. ĐVHC
CÁC CẤP CỦA TỈNH TUYÊN QUANG
1. Tỉnh
Tuyên Quang
1.1. Diện tích tự nhiên:
5.867,95 km².
1.2. Quy mô dân số: 908.797 người
1.3. Các chỉ tiêu cơ bản về
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2023:
1.3.1. Các chỉ tiêu về kinh tế
- xã hội
(1) Tổng sản phẩm trên địa bàn
tỉnh (GRDP) (giá so sánh 2010) tăng 7,46% so với năm 2021 (xếp thứ 02/14 tỉnh
trung du và miền núi Bắc Bộ, 01/11 tỉnh miền núi phía Bắc, xếp thứ 18/63 tỉnh,
thành phố).
(2) GRDP bình quân đầu người
(giá hiện hành) đạt trên 56 triệu đồng/người/năm (kế hoạch 55,7 triệu đồng/người/năm).
(3) Giá trị sản xuất các ngành
dịch vụ (giá so sánh 2010) tăng 9% (kế hoạch tăng 9%).
(4) Giá trị sản xuất công nghiệp
(giá so sánh 2010) tăng 15,7% so với năm 2022 (kế hoạch 15,4%).
(5) Giá trị sản xuất nông, lâm
nghiệp, thủy sản tăng 4,6% so với năm 2022; sản lượng lương thực đạt trên 34,4
vạn tấn.
(6) Trồng rừng 11.570,5 ha, đạt
114,6% kế hoạch (rừng tập trung 11.063,4 ha, đạt 114,1% kế hoạch).
(7) Có thêm 12 xã đạt chuẩn
nông thôn mới, tiêu chí bình quân đạt trên 15 tiêu chí/xã; lũy kế tổng số 74 xã
đạt chuẩn nông thôn mới.
(8) Thu hút 2.650 nghìn lượt
khách du lịch, đạt 106% kế hoạch; tổng thu từ khách du lịch 3.200 tỷ đồng, đạt
107% kế hoạch.
(9) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
dịch vụ xã hội đạt 34.000 tỷ đồng, đạt 117,2% kế hoạch, tăng 12,8% so với năm
2022.
(10) Thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn đạt 3.077 tỷ đồng, đạt 104% dự toán Trung ương giao, tăng 10% so với
cùng kỳ.
(11) Tỷ lệ đô thị hóa đạt 25%
(kế hoạch 25%).
(12) Tiếp tục nâng cao chất lượng
dạy và học ở các cấp học; duy trì 100% xã, phường, thị trấn giữ vững phổ cập
các bậc học. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia các bậc học: mầm non 55,3%, tiểu học
74,2%, trung học cơ sở 68,2%, trung học phổ thông 31,4% (kế hoạch mầm non
55,3%, tiểu học 74,2%, trung học cơ sở 67,8%, trung học phổ thông 31,4%).
(13) Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh
hiệu gia đình văn hóa 90,6% (kế hoạch 90,6%); thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu
văn hóa 86,6% (kế hoạch 86,6%); tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn
văn hóa 95,0% (kế hoạch 95%); xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa 51 nhà văn hóa gắn
với sân thể thao và khuôn viên (kế hoạch 51 nhà).
(14) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) 21,6% (kế hoạch 21,6%); 96,4%
xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã; số giường bệnh/10.000
dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 39,9 giường (kế hoạch 37,4%); có 9,4
bác sỹ/10.000 dân (kế hoạch 9,4); tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm y tế đạt
95,80% (kế hoạch 95,80%).
(15) Số lao động được tạo việc
làm cho 22.626 lao động, đạt 102% kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt
67,5% (kế hoạch 67,5%), trong đó có bằng, chứng chỉ đạt 26% (kế hoạch 26%); tỷ
lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội 30,5% (kế hoạch 32,2%).
(16) Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo
chuẩn nghèo đa chiều giảm 3,81% (kế hoạch giảm 3,51%).
(17) Tỷ lệ che phủ rừng đạt
trên 65% (kế hoạch >65%); Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch 98,8%
(kế hoạch 98,8%) và 96,5% (kế hoạch 96,5%) dân số nông thôn được sử dụng nước hợp
vệ sinh; Tỷ lệ chất thải nguy hại, chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đạt 100%; Tỷ lệ chất thải rắn thông thường được thu
gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng 95,5% (kế hoạch
95,5%).
(18) Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng
điện lưới quốc gia đạt 99,8% (kế hoạch 99,8%).
(19) Hoàn thành 228,8 km đường
giao thông nông thôn (trong đó đường nội đồng 103 km và đường thôn 126 km) và
39 cầu trên đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa kênh mương nội đồng 62,7
km.
(20) Nâng thứ hạng của tỉnh
Tuyên Quang trên bảng xếp hạng chỉ số Chuyển đổi số xếp thứ 40 của cả nước (kế
hoạch xếp thứ 35).
1.3.2. Về quốc phòng, an ninh:
Triển khai thực hiện nghiêm
túc, hiệu quả các nghị quyết, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nhiệm vụ
quân sự, quốc phòng và thực hiện công tác công an năm 2023. Duy trì nghiêm chế
độ trực sẵn sàng chiến đấu ở các cấp; nắm chắc tình hình an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác tuyển quân, bàn giao 1.257 công dân
nhập ngũ cho các đơn vị nhận quân, đạt 100% chỉ tiêu trên giao, bảo đảm an
toàn, đúng luật. Chuẩn bị tốt các điều kiện và tổ chức diễn tập khu vực phòng
thủ tỉnh 01 bên 03 cấp, kết quả đạt xuất sắc.
Quản lý chặt chẽ các công trình
quốc phòng, công trình chiến đấu trên địa bàn. Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng
kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng. Bảo đảm đầy đủ cơ sở, vật chất
cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang tỉnh.
Triển khai quyết liệt, hiệu quả,
bảo đảm tiến độ, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ
liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử trên địa bàn tỉnh. Công tác bảo đảm
an ninh được triển khai đồng bộ, quyết liệt, chủ động trên các lĩnh vực, địa
bàn; các yếu tố tiềm ẩn phức tạp được chủ động phát hiện sớm và giải quyết hiệu
quả, một số vấn đề phức tạp về an ninh dân tộc, tôn giáo tồn tại qua nhiều năm
đã được xử lý quyết liệt, dứt điểm[4]. Bảo đảm
tuyệt đối an ninh, an toàn 07 mục tiêu, công trình trọng điểm, 23 lượt đoàn
công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc
tại địa phương và các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng của
tỉnh[5]. Chủ động “nhận diện” các loại tội phạm,
triển khai quyết liệt các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật
tự an toàn xã hội. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về tham nhũng, kinh
tế, ma túy, sử dụng công nghệ cao, môi trường tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực;
hoạt động điều tra, xử lý tội phạm được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của
pháp luật. Công tác quản lý nhà nước về an toàn trật tự được triển khai đồng bộ,
chặt chẽ và có nhiều chuyển biến tích cực; tập trung xử lý vi phạm về trật tự
an toàn giao thông theo 05 nhóm chuyên đề[6];
tăng cường kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ[7].
2. Số lượng
ĐVHC cấp huyện:
2.1. Số ĐVHC cấp huyện: 07 ĐVHC
cấp huyện (gồm: 06 huyện, 01 thành phố).
2.2. Số lượng ĐVHC cấp huyện
thuộc diện sắp xếp: Không có.
2.3. Số lượng ĐVHC cấp huyện
thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp: Không
có.
2.4. Số lượng ĐVHC cấp huyện
thuộc diện khuyến khích sắp xếp: Không có.
2.5. Số lượng ĐVHC cấp huyện liền
kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp: Không có.
3. Số lượng
ĐVHC cấp xã:
3.1. Số lượng ĐVHC cấp xã: 138
đơn vị (122 xã, 10 phường và 06 thị trấn).
3.2. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc
diện phải sắp xếp: 02 đơn vị (xã Hồng Lạc, Vân Sơn thuộc huyện Sơn
Dương)
3.3. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc
diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp: Không có.
3.4. Có 12 ĐVHC cấp xã
có diện tích và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 3 Nghị
quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo
Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022. Tuy nhiên, các ĐVHC cấp xã này đều
thuộc khu vực miền núi, vùng cao của tỉnh nên quy mô dân số được tính theo Điều
3a Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
(tính quy đổi theo yếu tố đặc thù tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số) thì sau khi
quy đổi, quy mô dân số hiện có của ĐVHC đạt và vượt tiêu chuẩn quy định. Do vậy,
không thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025[8].
3.5. Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc
diện khuyến khích sắp xếp: Không có.
3.6. Số lượng ĐVHC cấp xã liền
kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp: Không có.
III. HIỆN
TRẠNG ĐVHC CẤP XÃ THỰC HIỆN SẮP XẾP GIAI ĐOẠN 2023-2025
1. Số lượng ĐVHC thuộc diện
phải sắp xếp: 02 xã (Hồng Lạc, Vân Sơn thuộc huyện Sơn Dương)
2. Hiện trạng ĐVHC
2.1. Xã Hồng Lạc
2.1.1. Thuộc khu vực miền núi
theo Quyết định số 33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của Ủy ban Dân tộc và miền núi;
không thuộc ĐVHC có yếu tố đặc thù theo quy định tại Điều 3a Nghị quyết số
1211/2016/NQUBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (bản hợp nhất)
về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC.
2.1.2. Diện tích tự nhiên: 9,76
km².
2.1.3. Quy mô dân số: 6.038 người.
2.1.4. Số dân là người dân tộc
thiểu số: 406 người; chiếm tỷ lệ 6,72 % quy mô Dân số).
2.1.5. Số thôn: 09 thôn (Kim
Xuyên, Đình Lộng, Khổng, Cây Vạng, Gò Đình, Cây Châm, Xóm Hồ, Vạn Long, Kho 9).
2.1.6. Các chính sách đặc thù
đang hưởng: Không có.
2.1.7. Các ĐVHC cùng cấp liền kề:
Xã Trường Sinh, xã Hào Phú, xã Chi Thiết, xã Văn Phú, xã Vân Sơn.
2.1.8. Lý do phải sắp xếp:
- Do đồng thời có diện tích dưới
20% tiêu chuẩn (diện tích 9,76 km² = 19,52% tiêu chuẩn) và quy mô dân số dưới
300% tiêu chuẩn (quy mô dân số hiện có 6.038 người = 120,76% tiêu chuẩn) do đó
thuộc diện phải sắp xếp.
- Xã Hồng Lạc đã được quy hoạch
phát triển đô thị giai đoạn 2021-2025, tuy nhiên, về diện tích, quy mô dân số
hiện có chưa đạt tiêu chuẩn ĐVHC đô thị tương ứng (diện tích tiêu chuẩn đối với
thị trấn là 14 km², dân số 8.000 người).
2.2. Xã Vân Sơn
2.2.1. Thuộc khu vực miền núi
theo Quyết định số 33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của Ủy ban Dân tộc và miền núi; xã
khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo
Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Là ĐVHC nông thôn, có yếu tố đặc
thù theo quy định tại Điều 3a Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 ngày 25/5/2016
của Ủy ban Thường vụ Quốc (hội bản hợp nhất) về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại
ĐVHC; có dân số là người dân tộc thiểu số trên 30% (37,75%) quy mô dân số hiện
có.
2.2.2. Diện tích tự nhiên: 9,59
km².
2.2.3. Quy mô dân số: 3.538 người.
2.2.4. Số dân là người dân tộc
thiểu số: 1.335 người; chiếm tỷ lệ 37,75% quy mô Dân số hiện có).
2.2.5. Số thôn: 05 thôn (An Mỹ,
Dộc Vầu, Đồn Hang, Mãn Sơn, Tân Sơn).
2.2.6. Các chính sách đặc thù
đang hưởng: Không có.
2.2.7. Các ĐVHC cùng cấp liền kề:
Xã Hồng Lạc, xã Văn Phú, xã Đồng Quý, xã Quyết Thắng.
2.2.8. Lý do phải sắp xếp: Do đồng
thời có diện tích dưới 20% tiêu chuẩn (diện tích 9,59 km² = 19,18% tiêu chuẩn)
và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn (xã có 37,75% dân số là dân tộc thiểu số
nên tiêu chuẩn quy mô dân số phải đạt là 2.500 người; tuy nhiên quy mô dân số
hiện có là 3.538 người = 70,76%) do đó thuộc diện phải sắp xếp.
IV. HIỆN
TRẠNG 12 ĐVHC CẤP XÃ KHÔNG THỰC HIỆN SẮP XẾP DO CÓ QUY MÔ DÂN SỐ ĐẠT TIÊU CHUẨN
THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 3a NGHỊ QUYẾT SỐ 1211/2016/NQUBTVQH13 CỦA ỦY BAN THƯỜNG
VỤ QUỐC HỘI
1. Số lượng
ĐVHC: 12 xã (Huyện Na Hang có 02 xã: Hồng Thái, Thượng Giáp; huyện
Chiêm Hoá có 03 xã: Xã Bình Nhân, xã Bình Phú, xã Nhân Lý; huyện Hàm Yên có 01
xã: Bằng Cốc; huyện Yên Sơn có 03 xã: Phú Thịnh, Quý Quân, Trung Trực; huyện
Sơn Dương có 03 xã: Bình Yên, Đồng Quý, Kháng Nhật)
2. Hiện
trạng ĐVHC cấp xã không thực hiện sắp xếp
2.1.
Xã Hồng Thái
2.1.1. Thuộc khu vực vùng cao của
tỉnh (theo Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số 33/UB-QĐ
ngày 04/6/1993 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi); xã có
yếu tố đặc thù theo Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 (ĐVHC
nông thôn, có dân số là người dân tộc thiểu số chiếm 99,22% quy mô dân số)[9].
2.1.2. Diện tích tự nhiên hiện
có: 16,20 km².
2.1.3. Quy mô dân số hiện có:
1.658 người.
2.1.4. Số dân là người dân tộc
thiểu số: 1.645 người; chiếm tỷ lệ 99,22 % quy mô Dân số hiện có).
2.1.5. Các chính sách đặc thù
đang hưởng:
- Xã khu vực I (Quyết định số
861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của thủ tướng Chính phủ); có 02 thôn/07 thôn là
thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2025 (theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban dân tộc).
- Cán bộ, công chức, viên chức
được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu; trợ cấp
một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề (theo Nghị định số
76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ).
2.1.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề:
Xã Yên Hoa, xã Đà Vị.
2.2.
Xã Thượng Giáp
2.2.1. Thuộc khu vực vùng cao của
tỉnh (theo Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số 33/UB-QĐ
ngày 04/6/1993 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi); có yếu
tố đặc thù theo Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: là ĐVHC nông
thôn, có dân số là người dân tộc thiểu số chiếm 99,15% quy mô dân số[10].
2.2.2. Diện tích tự nhiên hiện
có: 28,65 km².
2.2.3. Quy mô dân số hiện có:
2.110 người.
2.2.4. Số dân là người dân tộc
thiểu số: 2.092 người; chiếm tỷ lệ 99,15 % quy mô Dân số hiện có).
2.2.5. Các chính sách đặc thù
đang hưởng:
- Xã khu vực III thuộc vùng dân
tộc thiểu số và miền núi (Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của thủ tướng
Chính phủ); có 06 thôn/06 thôn là thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày
16/9/2021 của Ủy ban dân tộc).
- Cán bộ, công chức, viên chức
được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu; trợ cấp
một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề (Nghị định số
76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ).
2.2.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề:
Xã Thượng Nông.
2.3.
Xã Bình Nhân
2.3.1. Thuộc khu vực miền núi (theo
Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số 33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi); là xã có yếu tố đặc thù
theo Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: là ĐVHC nông thôn, có dân
số là người dân tộc thiểu số chiếm 85,92% quy mô dân số hiện có)[11].
2.3.2. Diện tích tự nhiên:
24,94 km².
2.3.3. Quy mô dân số hiện có:
2.664 người.
2.3.4. Số dân là người dân tộc
thiểu số: 2.289 người; chiếm tỷ lệ 85,92 % quy mô Dân số hiện có).
2.3.5. Các chính sách đặc thù
đang hưởng:
- Là xã trọng điểm về Quốc
phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng công
nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng); xã ATK (theo Quyết
định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công nhận xã An toàn khu, vùng An
toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Xã khu vực III (Quyết định
số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của thủ tướng Chính phủ) có 05 thôn/05 thôn là
thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2025 (Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban dân tộc);
- Cán bộ, công chức, viên chức
được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu, trợ cấp
một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề (Nghị định số
76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ).
2.3.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề:
Nhân Lý, Vinh Quang, Kim Bình.
2.4.
Xã Bình Phú
2.4.1. Thuộc khu vực miền núi (theo
Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số 33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi); có yếu tố đặc thù theo
Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: là ĐVHC nông thôn, có dân số là
người dân tộc thiểu số chiếm 95,04% quy mô dân số hiện có[12].
2.4.2. Diện tích tự nhiên hiện
có: 33,30 km².
2.4.3. Quy mô dân số hiện có:
2.622 người.
2.4.4. Số dân là người dân tộc
thiểu số: 2.492 người; chiếm tỷ lệ 95,04 % quy mô Dân số hiện có).
2.4.5. Các chính sách đặc thù
đang hưởng:
- Là xã thuộc vùng an toàn khu
huyện Chiêm Hoá (theo Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công
nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Xã khu vực III (Quyết định
số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của thủ tướng Chính phủ) có 07 thôn/08 thôn là
thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2025 (Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban dân tộc).
- Cán bộ, công chức, viên chức
được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu, trợ cấp
một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; phụ cấp ưu đãi nghề (Nghị định số 76/2019/NĐ-CP
ngày 08/10/2019 của Chính phủ).
2.4.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề:
Xã Kiên Đài, xã Phú Bình, xã Yên Lập.
2.5.
Xã Nhân Lý
2.5.1. Thuộc khu vực miền núi (theo
Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số 33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi); có yếu tố đặc thù theo Điều
3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: là ĐVHC nông thôn, có dân số là người
dân tộc thiểu số chiếm 70,58% quy mô dân số hiện có[13].
2.5.2. Diện tích tự nhiên:
24,66 km².
2.5.3. Quy mô dân số hiện có: 2.678
người.
2.5.4. Số dân là người dân tộc
thiểu số: 1.890 người; chiếm tỷ lệ 70,58 % quy mô Dân số hiện có).
2.5.5. Các chính sách đặc thù
đang hưởng:
- Xã khu vực II (Quyết định
số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của thủ tướng Chính phủ) có 04 thôn/09 thôn là
thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2025 (Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban dân tộc).
- Cán bộ, công chức, viên chức
được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu, trợ cấp
một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; phụ cấp ưu đãi nghề (Nghị định số 76/2019/NĐ-CP
ngày 08/10/2019 của Chính phủ).
2.5.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề:
Xã Yên Nguyên, xã Hoà Phú, xã Hoà An, xã Vinh Quang, xã Bình Nhân.
2.6.
Xã Bằng Cốc
2.6.1. Thuộc khu vực miền núi (theo
Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số 33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi); có yếu tố đặc thù theo
Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: là ĐVHC nông thôn, có dân số là
người dân tộc thiểu số chiếm 97,25% quy mô dân số hiện có[14].
2.6.2. Diện tích tự nhiên hiện
có: 28,57 km².
2.6.3. Quy mô dân số hiện có:
3.232 người.
2.6.4. Số dân là người dân tộc
thiểu số: 3.143 người; chiếm tỷ lệ 97,25 % quy mô Dân số hiện có).
2.6.5. Các chính sách đặc thù
đang hưởng:
- Xã Bằng Cốc là xã khu vực III
(theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ),
có 05 thôn/06 thôn là thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (theo
Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc).
- Cán bộ, công chức, viên chức
được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu, trợ cấp
một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; phụ cấp ưu đãi nghề (Nghị định số 76/2019/NĐ-CP
ngày 08/10/2019 của Chính phủ).
2.6.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề:
Xã Thành Long, thị trấn Tân Yên, xã Nhân Mục.
2.7.
Xã Phú Thịnh
2.7.1. Thuộc khu vực miền núi (theo
Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số 33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi); có yếu tố đặc thù theo
Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: là ĐVHC nông thôn, có dân số là
người dân tộc thiểu số chiếm 51,46% quy mô dân số hiện có[15].
2.7.2. Diện tích tự nhiên hiện
có: 30,14 km².
2.7.3. Quy mô dân số hiện có:
2.577 người.
2.7.4. Số dân là người dân tộc
thiểu số: 1.326 người; chiếm tỷ lệ 51,46% quy mô Dân số hiện có).
2.7.5. Các chính sách đặc thù
đang hưởng:
- Là xã trọng điểm về Quốc
phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng công
nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng); xã ATK (theo Quyết
định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công nhận xã An toàn khu, vùng An
toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Xã khu vực I (theo Quyết định
số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ) có 01 thôn/06 thôn là
thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2025 (Quyết định số 612/QĐ- UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban dân tộc).
2.7.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề:
Xã Tân Tiến, xã Thái Bình, xã Công Đa, xã Đạo Viện.
2.8.
Xã Quý Quân
2.8.1. Thuộc khu vực miền núi (theo
Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số 33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi); có yếu tố đặc thù theo
Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: là ĐVHC nông thôn, có dân số là
người dân tộc thiểu số chiếm 69,16% quy mô dân số hiện có[16].
2.8.2. Diện tích tự nhiên hiện
có: 33,88 km².
2.8.3. Quy mô dân số hiện có:
2.597 người.
2.8.4. Số dân là người dân tộc thiểu
số: 1.796 người; chiếm tỷ lệ 69,16 % quy mô Dân số hiện có).
2.8.5. Các chính sách đặc thù
đang hưởng:
- Là xã thuộc vùng An toàn khu
liên huyện Yên Sơn - Hàm Yên (theo Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020
về việc công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Xã khu vực II (theo Quyết
định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ) có 03 thôn/08
thôn là thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021-2025 (Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban dân tộc).
2.8.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề:
Xã Lực Hành, xã Xuân Vân, xã Trung Trực, xã Kiến Thiết.
2.9.
Xã Trung Trực
2.9.1. Thuộc khu vực miền núi (theo
Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ) có yếu tố
đặc thù theo Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: là ĐVHC nông thôn,
có dân số là người dân tộc thiểu số chiếm 73,05% quy mô dân số hiện có[17].
2.9.2. Diện tích tự nhiên hiện
có: 31,33 km².
2.9.3. Quy mô dân số hiện có:
2.690 người.
2.9.4. Số dân là người dân tộc
thiểu số: 1.965 người; chiếm tỷ lệ 73,05% quy mô Dân số hiện có).
2.9.5. Các chính sách đặc thù
đang hưởng:
- Là xã trọng điểm về Quốc phòng
(theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng công nhận xã,
phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng); xã ATK (theo Quyết định số
2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu
thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Xã khu vực II (theo Quyết
định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ) có 02 thôn/05
thôn là thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021-2025 (Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban dân tộc).
2.9.6. Các ĐVHC cùng cấp liền kề:
Xã Quý Quân, xã Xuân Vân, xã Tân Tiến, xã Kiến Thiết.
2.10.
Xã Bình Yên
2.10.1. Thuộc khu vực miền núi (theo
Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số 33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi); có yếu tố đặc thù theo
Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: là ĐVHC nông thôn, có dân số là
người dân tộc thiểu số chiếm 82,3 % quy mô dân số hiện có[18].
2.10.2. Diện tích tự nhiên:
12,94 km².
2.10.3. Quy mô dân số hiện có:
3.226 người.
2.10.4. Số dân là người dân tộc
thiểu số: 2.669 người; chiếm tỷ lệ 82,3 % quy mô Dân số hiện có).
2.10.5. Các chính sách đặc thù
đang hưởng:
- Là xã trọng điểm về Quốc
phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng công
nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng); xã ATK (theo Quyết
định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công nhận xã An toàn khu, vùng An
toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Xã khu vực III (theo Quyết
định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ) có 04 thôn/05
thôn là thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021-2025 (Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban dân tộc).
- Cán bộ, công chức, viên chức
được hưởng các chế độ, chính sách vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn (Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ).
2.10.6. Các ĐVHC cùng cấp liền
kề: Xã Hợp Thành, xã Lương Thiện, xã Tân Trào, xã Minh Thanh, xã Tú Thịnh.
2.11.
Xã Đồng Quý
2.11.1. Thuộc khu vực miền núi (theo
Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số 33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi); có yếu tố đặc thù theo
Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: là ĐVHC nông thôn, có dân số là
người dân tộc thiểu số chiếm 88,88% quy mô dân số hiện có[19].
2.11.2. Diện tích tự nhiên:
13,30 km².
2.11.3. Quy mô dân số hiện có:
3.353 người.
2.11.4. Số dân là người dân tộc
thiểu số: 2.980 người; chiếm tỷ lệ 88,88 % quy mô Dân số hiện có).
2.11.5. Các chính sách đặc thù
đang hưởng:
- Là xã thuộc vùng an toàn khu
huyện Sơn Dương (theo Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công
nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Xã khu vực III (theo Quyết
định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ) có 07 thôn/07
thôn là thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021-2025 (Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban dân tộc).
- Cán bộ, công chức, viên chức
được hưởng các chế độ, chính sách vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn (Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ).
2.11.6. Các ĐVHC cùng cấp liền
kề: Xã Vân Sơn, xã Văn Phú, xã Chi Thiết, xã Đông Thọ, xã Quyết Thắng.
2.12.
Xã Kháng Nhật
2.12.1. Thuộc khu vực miền núi (theo
Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số 33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi); có yếu tố đặc thù theo
Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: là ĐVHC nông thôn, có dân số là
người dân tộc thiểu số chiếm 39,94 % quy mô dân số hiện có[20].
2.12.2. Diện tích tự nhiên:
28,21 km².
2.12.3. Quy mô dân số hiện có:
3.385 người.
2.12.4. Số dân là người dân tộc
thiểu số: 1.352 người; chiếm tỷ lệ 39,94 % quy mô Dân số hiện có.
2.12.5. Các chính sách đặc thù
đang hưởng:
- Là xã thuộc vùng an toàn khu
huyện Sơn Dương (theo Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công
nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Xã khu vực I (theo Quyết định
số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ) có 02 thôn/11 thôn là
thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025
(Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban dân tộc).
2.12.6. Các ĐVHC cùng cấp liền
kề: Xã Hợp Thành, thị trấn Sơn Dương, xã Phúc Ứng, xã Hợp Hoà, xã Thiện Kế.
3. Lý do
không thực hiện sắp xếp đối với 12 ĐVHC cấp xã
3.1. Lý do không thực hiện sắp
xếp
- Các ĐVHC thuộc khu vực miền
núi, vùng cao của tỉnh; một số đơn vị có vị trí trọng yếu về quốc phòng; xã
ATK; có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hoá, dân tộc, phong tục tập quán
riêng biệt của đồng bào dân tộc thiểu số; địa hình phức tạp, ngăn cách bởi các
dãy núi đá cao, nhiều sông, suối, hệ thống giao thông chưa phát triển đường nhỏ,
hẹp, dốc cao đi lại rất khó khăn.
- Các xã này đều có yếu tố đặc
thù theo quy định tại Điều 3a Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu
chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC: Có tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao, trên
30% dân số trở lên nên quy mô dân số hiện có đều lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn
(sau khi đã quy đổi) phải đạt. Đối chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 1 và
khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội, 12 ĐVHC cấp xã của tỉnh Tuyên Quang không thuộc diện phải sắp xếp
trong giai đoạn 2023-2025, cụ thể:
3.1.1. Xã Hồng Thái, huyện
Na Hang:
- Là xã vùng cao, vùng xa của
huyện (Na Hang là huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Tuyên Quang); có địa hình,
địa lý cách trở, biệt lập với các ĐVHC khác; giao thông đi lại khó khăn, khó tổ
chức kết nối thuận lợi với các ĐVHC liền kề.
- Có đặc điểm về văn hoá, dân tộc,
tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với ĐVHC khác sẽ dẫn đến mất ổn
định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù theo quy định
tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được
sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu chuẩn của ĐVHC và
phân loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao (99,22%) nên không thuộc
diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 16,20 km² (đạt 32,40% tiêu chuẩn); (2) quy
mô dân số hiện có 1.658 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau quy
đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.000 người).
3.1.2. Xã Thượng Giáp,
huyện Na Hang:
- Là xã vùng cao, vùng xa của
huyện (Na Hang là huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Tuyên Quang); có địa hình,
địa lý cách trở, biệt lập với các ĐVHC khác; giao thông đi lại khó khăn, khó tổ
chức kết nối thuận lợi với các ĐVHC liền kề;
- Có đặc điểm về văn hoá, dân tộc,
tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với ĐVHC khác sẽ dẫn đến mất ổn
định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù theo quy định
tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được
sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu chuẩn của ĐVHC và
phân loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao (99,15%) nên không thuộc
diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 28,65 km² (đạt 57,29% tiêu chuẩn); (2) quy
mô dân số hiện có 2.110 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.000 người).
3.1.3. Xã Bình Nhân, huyện
Chiêm Hoá:
- Là xã có vị trí trọng điểm về
quốc phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ- BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng
công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng); xã ATK (theo
Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công nhận xã An toàn khu,
vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Có đặc điểm về văn hoá, dân tộc,
tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với ĐVHC khác sẽ dẫn đến mất ổn
định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù theo quy định
tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được
sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu chuẩn của ĐVHC và
phân loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao (85,92%) nên không thuộc
diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 24,94 km² (đạt 49,89% tiêu chuẩn); (2) quy
mô dân số hiện có 2.664 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.250 người).
3.1.4. Xã Bình Phú, huyện
Chiêm Hoá:
- Là xã ATK (theo Quyết định
số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn
khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Có đặc điểm về văn hoá, dân tộc,
tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với ĐVHC khác sẽ dẫn đến mất ổn
định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù theo quy định
tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được
sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu chuẩn của ĐVHC và
phân loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao (95,04%) nên không thuộc
diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 33,30 km² (đạt 66,61% tiêu chuẩn); (2) quy
mô dân số hiện có 2.662 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.000 người).
3.1.5. Xã Nhân Lý, huyện
Chiêm Hoá:
- Là xã có đặc điểm về văn hoá,
dân tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với ĐVHC khác sẽ dẫn
đến mất ổn định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù theo quy định
tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được
sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu chuẩn của ĐVHC và
phân loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao (70,58%) nên không thuộc
diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 24,66 km² (đạt 49,33% tiêu chuẩn); (2) quy
mô dân số hiện có 2.678 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.500 người).
3.1.6. Xã Bằng Cốc, huyện
Hàm Yên:
- Là xã có đặc điểm về văn hoá,
dân tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với ĐVHC khác sẽ dẫn
đến mất ổn định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù theo quy định
tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được
sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu chuẩn của ĐVHC và
phân loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao (97,25%) nên không thuộc
diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 28,57 km² (đạt 57,14% tiêu chuẩn); (2) quy
mô dân số hiện có 3.232 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.000 người).
3.1.7. Xã Phú Thịnh, huyện
Yên Sơn:
- Là xã có vị trí trọng điểm về
quốc phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ- BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng
công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng); xã ATK (theo
Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công nhận xã An toàn khu,
vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Có yếu tố đặc thù theo quy định
tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được
sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu chuẩn của ĐVHC và
phân loại ĐVHC do có tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số là 51,46% nên không thuộc
diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 30,14 km² (đạt 60,27% tiêu chuẩn); (2) quy
mô dân số hiện có 2.577 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (2.000 người).
3.1.8. Xã Quý Quân, huyện
Yên Sơn:
- Là xã có đặc điểm về văn hoá,
dân tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với ĐVHC khác sẽ dẫn
đến mất ổn định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù theo quy định
tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được
sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu chuẩn của ĐVHC và
phân loại ĐVHC do có tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao (69,16%) nên không
thuộc diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 33,88 km² (đạt 67,75% tiêu chuẩn);
(2) quy mô dân số hiện có 2.597 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt
sau quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.750 người).
3.1..9. Xã Trung Trực,
huyện Yên Sơn:
- Là xã có vị trí trọng điểm về
quốc phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng
công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng); xã ATK (theo
Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công nhận xã An toàn khu,
vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Là xã có đặc điểm về văn hoá,
dân tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với ĐVHC khác sẽ dẫn
đến mất ổn định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù theo quy định
tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được
sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu chuẩn của ĐVHC và
phân loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao (73,05%) nên không thuộc
diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 31,33 km² (đạt 62,65% tiêu chuẩn); (2) quy
mô dân số hiện có 2.695 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.500 người).
3.1.10. Xã Bình Yên, huyện
Sơn Dương:
- Là xã có vị trí trọng điểm về
quốc phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng
công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng); xã ATK (theo
Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công nhận xã An toàn khu,
vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Là xã có đặc điểm về văn hoá,
dân tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với ĐVHC khác sẽ dẫn
đến mất ổn định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù theo quy định
tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được
sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu chuẩn của ĐVHC và
phân loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao (82,73%) nên không thuộc
diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 12,94 km² (đạt 25,88% tiêu chuẩn); (2) quy
mô dân số hiện có 3.226 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.250 người).
3.1.11. Xã Đồng Quý, huyện
Sơn Dương:
- Là xã có đặc điểm về văn hoá,
dân tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với ĐVHC khác sẽ dẫn
đến mất ổn định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù theo quy định
tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được
sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu chuẩn của ĐVHC và
phân loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao (88,88%) nên không thuộc
diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 13,30 km² (đạt 26,60% tiêu chuẩn); (2) quy
mô dân số hiện có 3.353 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.250 người).
3.1.12. Xã Kháng Nhật,
huyện Sơn Dương:
Có yếu tố đặc thù theo quy định
tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được
sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân
loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số 39,94% nên không thuộc diện phải
sắp xếp do: (1) Diện tích 28,21 km² (đạt 56,42% tiêu chuẩn); (2) quy mô dân số
hiện có 3.385 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau quy đổi dân
số là dân tộc thiểu số (2.500 người).
(Có các văn bản của cấp có
thẩm quyền công nhận các ĐVHC thuộc khu vực miền núi, vùng cao của tỉnh; ĐVHC
có vị trí trọng yếu về quốc phòng; xã ATK; số liệu về diện tích, dân số của
ĐVHC kèm theo)
4. Hiện trạng
ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích thực hiện sắp xếp: Không có
(Chi
tiết tại các phụ lục: 1-1A, 1-2A, 1-2B, 1-2C kèm theo)
Phần III
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
I. PHƯƠNG
ÁN SẮP XẾP
1. Nhập toàn bộ diện
tích tự nhiên và dân số của xã Vân Sơn (có diện tích tự nhiên là 9,59 km²; quy
mô dân số là 3.538 người) và toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hồng
Lạc (có diện tích tự nhiên là 9,76 km²; quy mô dân số là 6.038 người) để
thành lập xã một xã mới thuộc huyện Sơn Dương.
2. Cơ sở và lý do của việc sắp
xếp ĐVHC
2.1. Cơ sở chính trị, pháp lý:
Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các
ĐVHC cấp huyện, cấp xã; Kết luận số 48- KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị
tiếp tục thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị
quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc
sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025; Nghị quyết số 117/NQ-CP
ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp
huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025; Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 22/9/2023 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về xây dựng và thực hiện Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã tỉnh Tuyên
Quang giai đoạn 2023-2025.
2.2. Cơ sở thực tiễn:
- Xã Hồng Lạc và xã Vân Sơn thuộc
diện phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 do đồng thời có diện tích tự nhiên
dưới 20% so với tiêu chuẩn và quy mô dân số dưới 300% so với tiêu chuẩn. Bên cạnh
đó, xã Hồng Lạc được quy hoạch phát triển thành đô thị loại V (thị trấn) trong
giai đoạn 2021-2025, tuy nhiên về diện tích và quy mô dân số hiện tại chưa đạt
tiêu chuẩn ĐVHC đô thị tương ứng theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban thường
vụ Quốc hội về tiêu chuẩn ĐVHC và phân loại ĐVHC.
- Xã Hồng Lạc và xã Vân Sơn có
vị trí địa lý liền kề, giao thông đi lại giữa hai xã là rất thuận lợi so với
các ĐVHC khác trong vùng. Thành phần dân tộc của hai xã cơ bản như nhau;
- Về phong tục tập quán, văn
hóa, đặc điểm tự nhiên, cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội của hai xã tương đối
tương đồng (cơ cấu phát triển kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp).
3. Kết quả sau sắp xếp, xã mới
thành lập có:
- Diện tích tự nhiên 19,35 km²
(đạt 38,7% so với tiêu chuẩn).
- Quy mô dân số 9.576 người (đạt
191,52% so với tiêu chuẩn).
- Dân số là người dân tộc thiểu
số 1.741 người (chiếm 18,18% tổng dân số).
- Dự kiến tên gọi của xã mới
thành lập: “Xã Hồng Sơn”
Tên xã mới dự kiến có hai chữ,
gồm một chữ trong tên của xã Hồng Lạc và một chữ trong tên của xã Vân Sơn hiện
nay, để thể hiện đúng nội dung là nhập hai xã thành một xã, không xã nào bị mất
hoàn toàn tên gọi trước nhập xã. Tên “Hồng Sơn” có ý nghĩa, phù hợp với các yếu
tố lịch sử, truyền thống văn hóa và đặc điểm tự nhiên của hai địa phương.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của
xã Hồng Sơn: Dự kiến đặt tại trụ sở hiện có của UBND xã Hồng Lạc, bảo đảm đáp ứng
yêu cầu làm việc của cán bộ, công chức xã.
- Xã Hồng Sơn có 14 thôn: Kim
Xuyên, Đình Lộng, Khổng, Cây Vạng, Gò Đình, Cây Châm, Xóm Hồ, Vạn Long, Kho 9,
An Mỹ, Dộc vầu, Đồn Hang, Mãn Sơn, Tân Sơn (bao gồm 09 thôn của xã Hồng Lạc và
05 thôn của xã Vân Sơn trước khi sắp xếp).
- Xã Hồng Sơn tiếp giáp với các
xã Trường Sinh, Hào Phú, Chi Thiết, Văn Phú, Đồng Quý, Quyết Thắng; tỉnh Phú Thọ.
II. GIẢI
TRÌNH TRƯỜNG HỢP ĐVHC CẤP XÃ DỰ KIẾN HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN
DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN, QUY MÔ DÂN SỐ THEO QUY ĐỊNH
1. Sau khi sắp xếp nhập
xã Vân Sơn và xã Hồng Lạc thuộc huyện Sơn Dương để thành lập xã Hồng Sơn, xã Hồng
Sơn chưa đạt tiêu chuẩn quy định về diện tích theo Nghị quyết của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội về tiêu chuẩn ĐVHC và phân loại ĐVHC.
2.
Phương án sắp xếp sáp nhập xã Hồng Lạc
và xã Vân Sơn là phương án tối ưu dựa trên cơ sở chính trị, pháp lý và kết quả
đánh giá thực trạng về kinh tế - xã hội, văn
hoá, dân tộc, phong tục tập quán, điều kiện địa lý tự nhiên và các điều kiện,
khả năng tính đến các phương án sắp xếp với các ĐVHC cùng cấp liền kề, cụ thể
như:
2.1.
Xã Hồng Lạc và xã Vân Sơn là hai xã liền kề, nối liền một dải dọc theo Sông Lô
và có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán, văn hoá, dân tộc, đặc điểm tự
nhiên và cơ cấu phát triển kinh tế.
2.2.
Xã Hồng Lạc, ngoài tiếp giáp liền kề với xã Vân Sơn còn tiếp giáp với các xã:
Trường Sinh, Hào Phú, Chi Thiết, Văn Phú; xã Vân Sơn, ngoài tiếp giáp với xã Hồng
Lạc còn tiếp giáp với các xã: Văn Phú, Đồng Quý, Quyết Thắng. Tuy nhiên, không
thể thực hiện nhập hoặc điều chỉnh thêm xã Hồng Lạc và xã Vân Sơn với một trong
các xã giáp ranh, liền kề khác vì trong đó có xã đã thực hiện sắp xếp trong
giai đoạn 2019-2021 (xã Trường Sinh); do có yếu tố về điều kiện địa lý, địa
hình tự nhiên, nếu thực hiện nhập ĐVHC thì sẽ không thuận lợi cho việc đi lại,
giao dịch của người dân và công tác quản lý của chính quyền; đồng thời có đơn vị
hành chính có yếu tố đặc thù về dân tộc, tôn giáo, phong tục, tập quán và có xã
là xã trọng điểm về quốc phòng và xã an toàn khu (ATK), cụ thể:
a) Xã
Trường Sinh là xã hình thành sau sắp xếp trong giai đoạn 2019 nên không tiếp tục
thực hiện sắp xếp sáp nhập trong giai đoạn 2023-2025;
b)
Khoảng cách và giao thông đi lại giữa khu vực trung tâm, các điểm, cụm dân cư của
xã Hồng Lạc với khu vực trung tâm, các điểm, cụm dân cư của xã Vân Sơn là gần
và thuận lợi hơn tới các xã: Hào Phú, Chi Thiết, Văn Phú. Khoảng cách và giao
thông đi lại giữa giữa khu vực trung tâm, các điểm, cụm dân cư của xã Vân Sơn với
các giữa khu vực trung tâm, các điểm, cụm dân cư của xã giáp ranh: Văn Phú, Đồng
Quý, Quyết Thắng xa hơn và không thuận lợi bằng đi đến xã Hồng Lạc.
c) Giữa
xã Hồng Lạc và xã Vân Sơn có nhiều nét tương đồng các yếu tố đặc thù về văn
hoá, dân tộc, phong tục tập quán hơn đối với một số ĐVHC cấp xã liền kề. Do vậy,
không thể thực hiện nhập, điều chỉnh thêm ĐVHC khác theo quy định tại khoản 1
Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
d) Về
khả năng thực hiện phương án nhập xã Vân Sơn với xã Hồng Lạc và một trong các
xã giáp ranh, liền kề khác:
* Nhập
xã Vân Sơn với xã Hồng Lạc và xã Hào Phú
Theo
phương án này, dự kiến trụ sở đặt tại xã Hồng Lạc (vì là xã ở giữa); sau khi nhập
03 xã với nhau, địa hình xã mới trải dài từ Bắc xuống Nam, sau đó chuyển hướng
Đông Nam; trong khi đó phần tiếp giáp giữa xã Hào Phú và xã Hồng Lạc nhỏ hẹp,
có nút thắt (khu vực thôn Trại Mít, xã Hào Phú tiếp giáp thôn Gò Đình, xã Hồng
Lạc) hẹp nhất khoảng 70 m; từ thôn xa nhất của xã Hào Phú đến trụ sở xã mới dài
khoảng 12 km và đến thôn xa nhất của xã Vân Sơn khoảng 17 km. Với vị trí địa
lý, địa hình xã mới thành lập sau khi thực hiện nhập 03 xã là rất không thuận lợi
cho hoạt động giao dịch, đi lại của người dân và công tác quản lý của chính quyền,
bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã mới sau sắp xếp.
* Nhập
xã Vân Sơn với xã Hồng Lạc và xã Chi Thiết
Theo
phương án này, dự kiến trụ sở đặt tại xã Hồng Lạc (vì là xã ở giữa); sau khi nhập
03 xã với nhau, địa hình xã mới từ Bắc xuống Nam, sau đó chuyển hướng Đông Bắc
(tạo thành hình chữ V, trải dài theo hai hướng, không thống nhất, đồng thời bao
bọc 2/3 ĐGHC xã Văn Phú); giữa xã Hồng Lạc và xã Chi Thiết còn bị ngăn cách bởi
suối Vặc và xen kẽ các đồi, núi đất. Sau khi sáp nhập, thôn xa nhất của xã Chi
Thiết đến trụ sở xã mới khoảng 10 km, đến thôn xa nhất của xã Vân Sơn khoảng 14
km; xã Chi Thiết hiện tại có 57,03 dân số là dân tộc thiểu số, trong khi đó xã
Hồng Lạc có 6,7% dân số là dân tộc thiểu số. Do vậy, nếu thực hiện phương án
này thì xã mới hình thành sau sắp xếp có vị trí địa lý, địa hình, điều kiện tự
nhiên, dân tộc , phong tục tập quán, cộng đồng dân cư có tác động ảnh hưởng lớn,
gây khó khăn cho việc giao dịch, đi lại của người dân và hiệu quả công tác quản
lý của chính quyền và công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã
hội, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã mới sau sắp xếp.
* Nhập
xã Vân Sơn với xã Hồng Lạc và xã Văn Phú
Xã
Văn Phú là xã trọng điểm về quốc phòng và là xã ATK, tiếp giáp với cả xã Hồng Lạc
và xã Vân Sơn. Tuy nhiên xã Văn Phú có địa hình trải dài về phía Đông, trong
khi đó xã Hồng Lạc và xã Vân Sơn liền một dải và trải dài từ Bắc xuống Nam, dọc
theo Sông Lô; đường giao thông chính hiện nay đi từ xã Hồng Lạc, qua xã Chi Thiết
mới đến xã Văn Phú có độ dài khoảng 15 km. Giữa xã Văn Phú với xã Hồng Lạc và
xã Vân Sơn bị ngăn cách một con suối và xen kẽ những quả đồi; thôn xa nhất của
xã Văn Phú đi đến trụ sở xã mới (dự kiến đặt tại xã Hồng Lạc) khoảng 17 km, đến
thôn xa nhất của xã Vân Sơn khoảng 20 km; xã Văn Phú có tỷ lệ dân số là dân tộc
thiểu số chiếm 55,88%. Nếu thực hiện nhập 03 xã thành một xã mới thì xã mới
thành lập sau sắp xếp có vị trí địa lý, địa hình không thuận lợi cho hoạt động
giao dịch, đi lại của người dân và công tác quản lý của chính quyền; đồng thời
khó bảo đảm về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế
- xã hội trên địa bàn xã mới sau sắp xếp.
* Nhập
xã Vân Sơn với xã Hồng Lạc và xã Đồng Quý
Xã Đồng
Quý chỉ tiếp giáp với xã Vân Sơn; địa hình trải dài theo hướng vòng cung từ Tây
sang Đông. Nếu sáp nhập với xã Vân Sơn và Hồng Lạc thì thôn xa nhất của xã Đồng
Quý đến trung tâm xã mới (xã Hồng Lạc hiện nay) khoảng 10 km, đến thôn xa nhất
của xã Vân Sơn khoảng 13 km; địa lý tự nhiên của xã mới sau sắp xếp trài dài từ
Nam lên Bắc rồi sang Đông, tạo thành hình một nửa vòng tròn ôm lấy xã Văn Phú;
trong khi đó, đường giao thông chính hiện nay chưa có đường từ xã Vân Sơn sang
xã Đồng Quý mà chỉ có đường đi từ xã Văn Phú đi sang xã Đồng Quý. Vì vậy, nếu sắp
xếp sáp nhập xã Hồng Lạc và xã Vân Sơn với xã Đồng Quý sẽ gây khó khăn, tác động
ảnh hưởng đến việc giao dịch, đi lại của người dân và hiệu quả cho công tác quản
lý của chính quyền, nhất là việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên
địa bàn xã mới sau sắp xếp.
* Nhập
xã Vân Sơn với xã Hồng Lạc và xã Quyết Thắng
Xã
Quyết Thắng chỉ tiếp giáp với phần đầu phía Bắc của xã Vân Sơn; nếu sáp nhập với
xã Vân Sơn và Hồng Lạc thì địa hình xã mới thành lập trải dài từ Bắc xuống Nam,
từ thôn xa nhất của xã Quyết Thắng đến trung tâm xã mới (dự kiến ở xã Vân Sơn
hiện nay vì là xã ở giữa) khoảng 15 km, đến thôn xa nhất của xã Hồng lạc khoảng
18 km. Mặt khác, giữa xã Quyết Thắng và xã Vân Sơn xen kẽ bởi những quả đổi, địa
hình không bằng phẳng; xã Quyết Thắng và xã Vân Sơn và xã Hồng Lạc có sự khác
biệt về đặc điểm về tôn giáo, tín ngưỡng (xã Quyết Thắng có 324 hộ với 1.320
nhân khẩu theo đạo Công giáo, sinh hoạt tại họ giáo Đức Bản, Thủy Đương; xã Vân
Sơn có thôn Đồn Hang gồm 64 hộ với 326 khẩu theo đạo Công Giáo, sinh hoạt tại họ
giáo Đồn Hang; xã Hồng Lạc không có tín đồ, họ giáo hoạt động). Vì vậy, nếu
sắp xếp, nhập xã Hồng Lạc và xã Vân Sơn với xã Quyết Thắng sẽ gây khó khăn, tác
động ảnh hưởng đến việc giao dịch, đi lại của người dân và hiệu quả cho công
tác quản lý của chính quyền cũng như việc bảo đảm giữ ổn định về an ninh, trật
tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã mới sau sắp xếp.
2.3.
Trường hợp thực hiện điều chỉnh ĐGHC nhập một phần diện tích tự nhiên, dân số của
một trong các xã giáp ranh với xã Hồng Lạc và một trong các xã giáp ranh với xã
Vân Sơn sẽ phải thực hiện điều chỉnh ĐGHC để sắp xếp cùng lúc nhiều đơn vị,
phát sinh nhiều khó khăn cho công tác quản lý, tác động ảnh hưởng đến tâm tư,
nguyện vọng, đời sống, sản xuất sinh hoạt của người dân ở các ĐVHC liên quan. Nếu
thực hiện theo phương án này, sau sắp xếp, các đơn vị có điều chỉnh ĐGHC cũng không bảo đảm tiêu chuẩn
ĐVHC theo quy định nên không bảo đảm nguyên tắc sắp xếp ĐVHC theo Nghị quyết số
35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Do vậy không thể
thực hiện sắp xếp xã Hồng Lạc, xã Vân Sơn với một trong các xã liền kề khác.
3.
Trước khi thực hiện sắp xếp, xã Hồng Lạc
đã được quy hoạch phát triển thành đô thị loại V (thị trấn) trong giai đoạn
2021-2025 theo Quyết định số 843/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh Tuyên
Quang về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 325/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 516/QĐ-UBND ngày 25/12/2023 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về phê duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị mới
Hồng Lạc, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên về diện tích và quy mô
dân số hiện tại chưa đạt tiêu chuẩn ĐVHC đô thị tương ứng theo quy định tại Nghị
quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn ĐVHC và phân loại ĐVHC.
Sau
khi có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc hợp nhất xã Hồng Lạc và
xã Vân Sơn để thành lập xã Hồng Sơn; xã Hồng Sơn có diện tích tự nhiên 19,35 km²,
quy mô dân số 9.576 người, đáp ứng tiêu chuẩn diện tích và quy mô dân số ĐVHC
đô thị loại V (thị trấn) theo quy định (diện tích: 14 km², dân số 8.000 người);
bảo đảm có đủ căn cứ, cơ sở và tiền đề để thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch tỉnh,
quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh Tuyên Quang nói chung và quy hoạch phát
triển đô thị đối với khu vực xã mới thành lập sau sắp xếp (bao gồm toàn bộ khu
vực xã Hồng Lạc đã được quy hoạch và xã Vân Sơn) bảo đảm đúng theo quy định. Với
tiềm năng, lợi thế sắn có về vị trí địa lý, kết nối với các xã trong vùng của
huyện và các tỉnh giáp ranh (Vĩnh Phúc, Phú Thọ) qua hệ thống giao thông đường
bộ, đường thuỷ; cùng với việc quy hoạch phát triển đô thị loại V, tiến tới
thành lập 01 thị trấn phía Nam của huyện Sơn Dương; kết hợp với thị trấn Sơn
Dương và khu đô thị Sơn Nam sẽ tạo nên các đô thị vệ tinh, tam giác phát triển
sẽ tạo động lực, không gian kết nối thúc đẩy nhanh sự phát triển cho các xã
vùng hạ huyện Sơn Dương với các xã, vùng phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
giáp ranh với tỉnh Tuyên Quang.
Với
những lý do nêu trên, việc nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số xã Hồng Lạc
với toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số xã Vân Sơn để thành lập một xã mới thuộc
huyện Sơn Dương là phương án tối ưu nhất.
IV. SỐ LƯỢNG ĐVHC CẤP XÃ CỦA TỈNH SAU SẮP XẾP
1.
Số lượng ĐVHC cấp xã trước khi sắp xếp: 138
đơn vị (gồm: 122 xã, 10 phường và 06 thị trấn).
2.
Số lượng ĐVHC cấp xã sau sắp xếp: 137 đơn
vị (gồm: 121 xã, 10 phường và 06 thị trấn).
3.
Số lượng ĐVHC cấp xã giảm do sắp xếp: 01
đơn vị.
Phần IV
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
I. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Tác động về hoạt động quản lý nhà nước
1.1.
Tác động tích cực
- Sắp
xếp, nhập các ĐVHC cấp xã nhằm thu gọn hợp lý các ĐVHC cấp xã chưa đạt tiêu chuẩn
theo quy định; tinh gọn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy chính quyền, giảm
số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp
xã, giảm chi ngân sách nhà nước, tiết kiệm ngân sách, mở rộng không gian phát
triển, phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương…góp phần thực hiện có hiệu
quả Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Kết luận số
48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp
huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.
- Sau
sắp xếp ĐVHC cấp xã, số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từng
bước được bố trí phù hợp; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và
người hoạt động không chuyên trách được nâng lên; quy mô, tổ chức bộ máy chính
quyền được sắp xếp hợp lý, sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
bộ máy chính quyền trên các lĩnh vực đời sống xã hội; chất lượng phục vụ Nhân
dân được nâng cao; đời sống Nhân dân ổn định.
1.2.
Khó khăn, thách thức
Sau sắp
xếp, phạm vi địa giới ĐVHC, quy mô dân số, diện tích tự nhiên thay đổi theo hướng
rộng, lớn hơn đặt ra nhiều yêu cầu, thách thức trong công tác quy hoạch, quản
lý trên các lĩnh vực của các cấp chính quyền, nhất là ở một số lĩnh vực trọng
tâm như:
-
Công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên cần phải có sự điều chỉnh
cho phù hợp, tương ứng với quy mô diện tích ĐVHC mới; phải thực hiện điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt, đồng thời phải điều chỉnh, bổ sung
quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị đối với xã Hồng Sơn thành lập sau sắp xếp;
hoạt động quản lý phải tăng cường; số lượng, khối lượng trình tự thủ tục, hồ sơ
cần phải thực hiện, giải quyết tăng lên.
- Các
cấp chính quyền, các cơ quan hữu quan tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật
tự và giải quyết các vấn đề về xã hội sau khi quy mô dân số, phạm vi địa bàn
dân cư của ĐVHC sau sắp xếp tăng lên.
- Triển
khai đồng bộ các giải pháp bố trí, sắp xếp, giải quyết chế độ chính sách dôi
dư, sắp xếp, bố trí, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt
động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn; thực hiện chế độ, chính sách tinh
giản biên chế đối với những người dôi dư do sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự
theo phân cấp quản lý và quy định hiện hành của pháp luật; bố trí, giải quyết vấn
đề dư thừa trụ sở, xử lý tài sản công sau sắp xếp ĐVHC.
Vì vậy,
đòi hỏi về trình độ, năng lực cán bộ, công chức xã đáp ứng được yêu cầu hoạt động
quản lý nhà nước của chính quyền trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; cần phải
có những giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý
hành chính nhà nước, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
2. Tác động về kinh tế - xã hội
2.1.
Tác động tích cực:
- Giảm
chi phí ngân sách bảo đảm hoạt động theo đầu mối ĐVHC (do giảm ĐVHC); chi trả
cho cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp
xã, ở thôn của một đơn vị hành chính; giảm chi đầu tư xây dựng trụ sở xã, trạm
y tế xã.
- Tập
trung được nguồn lực đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng.
- Mở
ra nhiều cơ hội để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của địa phương, chuyển
dịch cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư, tăng thu hút các nguồn lực đầu
tư để phát triển sản xuất, kinh doanh của người dân trên địa bàn.
- Địa
giới hành chính mở rộng làm thay đổi về điều kiện phát triển kinh tế, từng bước
nâng cao giá trị sử dụng của đất đai, tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao giá
trị lao động, tạo môi trường ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công
nghệ vào sản xuất; Nhân dân có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất,
thúc đẩy hoạt động kinh doanh trên địa bàn, đời sống vật chất, tinh thần của
người dân được nâng lên.
2.2.
Khó khăn, thách thức:
- Có
tác động ảnh hưởng nhất định đến công tác quy hoạch, cần phải điều chỉnh quy hoạch
chung xây dựng xã mới thành lập, bảo đảm phù hợp với điều kiện mới sau sắp xếp,
nhập xã.
- Phải
phân công lại lao động trên địa bàn ĐVHC mới sau sắp xếp, tạo điều kiện cho việc
ổn định dân cư, phát triển sản xuất; cơ cấu, chuyển đổi giống vật nuôi, cây trồng
theo hướng đa dạng hóa sản xuất, hàng hóa nông lâm nghiệp.
- Cần
phải có kinh phí nhất định và những nguồn lực để triển khai thực hiện các giải
pháp nhằm hạn chế tối thiểu những tác động tiêu cực nêu trên.
3. Tác động về quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự, an
toàn xã hội
3.1.
Tác động tích cực:
-
Tăng cường khả năng hiện có và nguồn nhân lực cho khu vực phòng thủ, cũng như
công tác bảo đảm an ninh - quốc phòng trên cơ sở tăng số lượng dân cư, huy động
và sử dụng hiệu quả lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ.
-
Tăng khả năng bảo đảm kinh tế tại chỗ cho các lực lượng trong khu vực phòng thủ;
tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, nhất là tạo ra nguồn nhân lực cho sự
nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân; kết hợp chặt
chẽ giữa phát triển kinh tế và giữ vững an ninh - quốc phòng trong tình hình mới;
tăng cường điều kiện về vật chất, tạo nền tảng vững chắc, thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội của địa phương.
3.2. Khó
khăn, thách thức:
Sau sắp
xếp, nhập xã, diện tích và địa bàn xã mới thành lập rộng lớn hơn, lại trải dài
từ Bắc xuống Nam; quy mô dân số tăng lên,… tiềm ẩn những nguy cơ, khó khăn phức
tạp, khó lường, từ đó đặt ra những khó khăn, yêu cầu, thách thức đối với lực lượng
công an và công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.
4. Tác động về cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch
vụ công
4.1.
Tác động tích cực
- Sau
sắp xếp, bộ máy chính quyền địa phương được tinh gọn hơn, hợp lý hơn, bảo đảm
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn;
- Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành
chính; giảm đầu mối thủ tục hành chính không cần thiết; chất lượng cung cấp dịch
vụ công nâng cao, phục vụ người dân và các tổ chức ngày một tốt hơn, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, trật tự tại địa phương.
4.2.
Khó khăn, thách thức
Sau
nhập xã, tăng số lượt giao dịch thủ tục hành chính đối với tổ chức, đơn vị và
người dân với chính quyền để giải quyết thủ tục hành chính mới:
-
Chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của công dân, tổ chức do thay đổi địa giới
ĐVHC; giải quyết hồ sơ thủ tục về đất đai, nhà ở dân cư, tổ chức sản xuất; các
nguồn vốn vay, các dự án đang đầu tư, xây dựng.
- Thực
hiện, giải quyết hồ sơ quản lý, cấp phép về xây dựng, giao thông, thủy lợi, điện,
giáo dục, y tế, cơ sở vật chất văn hoá, cơ sở hạ tầng thương mại, thông tin và
truyền thông…,
Khoảng
cách từ bộ phận dân cư thuộc xã Vân Sơn trước khi sắp xếp đến trụ sở xã mới
thành lập sau sắp xếp xa hơn phần nào có tác động nhất định đến người dân cũng
như tính hiệu quả của việc thực hiện các thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ
công của chính quyền tới người dân trên địa bàn.
5. Tác động khi nhập ĐVHC cấp xã đang hưởng các chính sách
đặc thù khác nhau liên quan đến ĐVHC
5.1.
Về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:
Xã Hồng
Lạc đã đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2017; hiện nay đang lập hồ sơ đề nghị
công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; xã Vân Sơn, hiện nay đã đạt 12/19
tiêu chí nông thôn mới, theo lộ trình xã Vân Sơn sẽ đạt chuẩn nông thôn mới vào
năm 2024.
Sau
khi Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp xã của tỉnh có
hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã mới
thành lập tiến hành rà soát, triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, đánh
giá lại các tiêu chí và đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận xã mới đạt chuẩn
nông thôn mới hoặc nông thôn mới nâng cao theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Văn bản số 5424/BNN-VPĐP này 09/8/2023 về việc triển
khai xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đối với các ĐVHC cấp huyện, cấp
xã hình thành sau sắp xếp. Việc tập trung các nguồn lực xây dựng nông thôn mới
nâng cao (ở xã Hồng Lạc) và xây dựng nông thôn mới giai đoạn về đích (xã Vân
Sơn) là yếu tố thuận lợi, góp phần thúc đẩy việc xây dựng, hoàn thành và vượt
các chỉ tiêu, mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở xã mới thành lập sau sắp xếp.
Từ
nay cho đến khi có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp
xã của tỉnh; kết quả rà soát, đánh giá và công nhận xây dựng nông thôn mới của
cấp có thẩm quyền đối với xã mới thành lập sau sắp xếp; hai xã Hồng Lạc, Vân
Sơn tiếp tục triển khai thực hiện chương trình, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn theo kế hoạch; Nhân dân các thôn trên địa bàn hai xã hiện nay tiếp
tục thụ hưởng các chính sách hiện hành về xây dựng nông thôn mới theo quy định.
5.2.
Thực hiện và thụ hưởng các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc miền núi
(chương trình mục tiêu quốc gia)
-
Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, xã Vân
Sơn là xã khu vực II vùng đồng bào dân tộc miền núi; xã Hồng Lạc đã đạt chuẩn
Nông thôn mới năm 2017. Vậy, việc nhập hai xã này thành một xã mới, dự kiến xã
sau sáp nhập không phải xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn. Việc xác định loại ĐVHC cấp xã đối với xã mới hình thành sau sáp nhập,
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan có liên quan tiến hành rà soát, đánh
giá, nếu đủ điều kiện theo quy định thì lập hồ sơ đề nghị và thực hiện các
trình tự, thủ tục theo quy định, gửi Ủy ban Dân tộc để quyết định theo thẩm quyền
hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định công nhận ĐVHC cấp xã khu vực
III, khu vực II, khu vực I, thôn, tổ dân phố đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi (quy định tại Điều 16 Nghị quyết số
35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
Sau
sáp nhập, thôn An Mỹ vẫn tiếp tục là thôn đặc biệt khó khăn nên cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động công tác ở thôn An Mỹ tiếp tục được hưởng các chế độ,
chính sách đặc thù theo khu vực cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm
quyền (Điều 14 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội).
II. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP KHI
THỰC HIỆN SẮP XẾP CÁC ĐVHC CẤP XÃ
1.
Những thuận lợi
Việc
sắp xếp ĐVHC cấp xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, được quán triệt,
chỉ đạo, tổ chức thực hiện xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương nhằm đạt mục
tiêu tổ chức hợp lý các ĐVHC cấp xã chưa đạt tiêu chuẩn ĐVHC theo quy định, góp
phần giảm số lượng ĐVHC, giảm số lượng người làm việc trong cơ quan hành chính
nhà nước, giảm chi ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân; bảo đảm
quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh và trật tự, an toàn xã hội... nhận được sự
đồng thuận, ủng hộ và quyết tâm cao trong tổ chức, triển khai thực hiện của các
ngành, các cấp chính quyền và Nhân dân ở những ĐVHC thực hiện sắp xếp.
2.
Những khó khăn, vướng mắc
- Việc
điều chỉnh địa giới hành chính, sắp xếp các ĐVHC cấp xã sẽ dẫn đến sự thay đổi
về quy mô diện tích, dân số của ĐVHC và những điều kiện kinh tế - xã hội so với
hiện tại, gây nên những xáo trộn, khó khăn đối với người dân địa phương, nhất
là đối với số cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên
trách trong bộ máy chính quyền thuộc diện dôi dư sau khi thực hiện sáp nhập xã;
có những trở ngại, vướng mắc nhất định đối với hoạt động bộ máy chính quyền địa
phương trong việc quản lý hành chính, phục vụ Nhân dân.
- Trụ
sở làm việc, nhà văn hóa... ở ĐVHC mới thành lập cần phải được đầu tư sửa chữa,
mở rộng, nâng cấp để bảo đảm phục vụ hoạt động quản lý của chính quyền đồng thời
cần có phương án sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp bảo đảm tiết
kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí.
- Sau
sắp xếp, một khối lượng lớn công việc phải thực hiện như thay đổi, đính chính
các giấy tờ liên quan đến công dân, tổ chức,... tác động ảnh hưởng đến hoạt động
giao dịch của người dân với chính quyền. Bên cạnh đó, địa bàn mở rộng, khó khăn
trong công tác quản lý, bảo đảm về quốc phòng, an ninh, trật tự ở những nơi trọng
điểm về an ninh.
3.
Nguyên nhân của những khó khăn, vướng
- Về
giải quyết cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi
dư: Số lượng dôi dư sau nhập xã nhiều (dôi dư 29 người so với quy định hiện
hành, trong đó: 07 cán bộ, 09 công chức, 04 viên chức y tế và 09 người hoạt động
KCT cấp xã), đa số cán bộ, công chức công tác tại hai xã hiện nay là người địa
phương, mặt khác các xã lân cận đã bố trí đủ số lượng cán bộ, công chức theo
quy định, nên có khó khăn trong quá trình sắp xếp theo hướng thuận lợi nhất cho
cán bộ, công chức.
- Về
bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự: Hai xã hiện nay nằm dọc theo sông Lô, tiếp
giáp với tỉnh Phú Thọ; sau khi nhập xã, xã mới nằm dọc và trải dài theo sông
Lô, có địa bàn rộng, lực lượng Công an, Quân sự của xã mới được bố trí như một
xã hiện nay và phải thực hiện nhiệm vụ của hai xã nhập vào do vậy sẽ gặp khó
khăn trong công tác quản lý, đặc biệt là công tác quản lý việc khai thác khoáng
sản trái phép trên sông Lô.
4.
Giải pháp khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã
-
Ngay sau khi nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp xã của
tỉnh giai đoạn 2023-2025 có hiệu lực thi hành, khẩn trương sắp xếp, ổn định tổ
chức bộ máy; bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và giải quyết chế độ,
chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức ở ĐVHC mới thành lập sau sắp xếp,
nhất là đối với số lượng dôi dư sau sắp xếp, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định,
hướng dẫn của các bộ, ngành có liên quan.
- Kịp
thời trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách trợ cấp, hỗ trợ cho các
đối tượng dôi dư nghỉ việc do sắp xếp ĐVHC. Chủ động xây dựng kế hoạch tuyên
truyền và triển khai việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức, tạo
điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện các thủ tục chuyển đổi
các loại giấy tờ và không thu các loại phí, lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi
do thay đổi địa giới đơn vị hành chính.
- Bố
trí trụ sở làm việc của chính quyền, các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC mới sau sắp xếp,
bảo đảm hoạt động liên tục, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt người dân, tổ chức
và doanh nghiệp. Xây dựng phương án tiếp nhận, bàn giao, sử dụng các trụ sở làm
việc, tài sản, cơ sở vật chất của tổ chức, đơn vị thực hiện sáp nhập tại các ĐVHC
cấp xã sau khi sắp xếp, bảo đảm sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát đất
đai, tài sản khi đưa vào khai thác, sử dụng.
- Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động bộ máy chính quyền; triển khai, hướng dẫn cho cá nhân, tổ chức
thực hiện các thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ có liên quan do thay đổi địa
giới ĐVHC.
- Đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; thực hiện tốt công tác
quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng
đất theo quy hoạch; phát huy tốt tiềm năng về đất đai vào phát triển kinh tế -
xã hội; tăng cường quốc phòng, an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương
vững mạnh.
III. KẾ HOẠCH, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN VIỆC SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1.
Năm 2023
- Lập
hồ sơ Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023-2025;
- Tổ
chức lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp ĐVHC tại các xã liên quan trực tiếp việc
sắp xếp sáp nhập xã Hồng Lạc với xã Vân Sơn để thành lập một xã mới.
2.
Năm 2024
-
Trình HĐND cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thông qua nghị quyết tán thành chủ
trương nhập ĐVHC xã theo quy định.
-
Trình Chính phủ hồ sơ Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã theo quy định (qua Bộ Nội vụ thẩm
định).
-
Công bố và triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp
xếp ĐVHC cấp xã thuộc tỉnh. Hoàn thành việc sắp xếp ĐVHC cấp xã nêu trên, tiến
hành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức; sắp xếp,
xử lý trụ sở, tài sản công; chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan đến người
dân,… ở ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023-2025.
IV. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, BỐ TRÍ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH KHI THỰC
HIỆN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Phương án và lộ trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
cơ quan, tổ chức sau sắp xếp ĐVHC
1.1.
Thực trạng tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không
chuyên trách hiện nay
1.1.1.
Đối với xã Hồng Lạc
1.1.1.1.
Trụ sở làm việc
a) Trụ
sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã: Được đầu tư xây dựng mới năm 2017, bảo đảm đáp ứng
yêu cầu làm việc của cán bộ, công chức cấp xã.
b)
Trường học: Hiện trên địa bàn xã có 03 trường học gồm: Trường Mầm non Hồng Lạc,
Trường Tiểu học Hồng Lạc, Trường Trung học cơ sở Hồng Lạc đã được xây dựng kiên
cố, bảo đảm đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông hiện
nay.
c)
Công an xã: Cán bộ chiến sỹ công an xã đang ở, làm việc tại nhà làm việc Cụm
công an khu vực Kim Xuyên (có 06 phòng), cách trụ sở UBND xã khoảng 02 km.
d) Trạm
Y tế xã Hồng Lạc: Được xây dựng năm 2002 (hiện nay, trụ sở, cơ sở vật chất đã
xuống cấp, còn ít giá trị sử dụng).
1.1.1.2.
Về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách cấp
xã; đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2021-2026
a) Đội
ngũ cán bộ, công chức xã: Biên chế được giao 20 người (11 cán bộ, 09 công chức),
số người có mặt đến thời điểm xây dựng Đề án là 20/20 người (11 cán bộ, 09 công
chức).
b) Đội
ngũ viên chức là giáo viên, hợp đồng làm việc tại các trường học: 82 người (72
viên chức, 10 hợp đồng lao động), cụ thể:
- Trường
Mầm non: 01 trường, 13 lớp, 354 học sinh. Tổng số giáo viên hiện có 28 người (Hiệu
trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng, 18 giáo viên biên chế, 08 giáo viên hợp đồng theo
Nghị định số 111/2022/NĐ-CP).
- Trường
Tiểu học: 01 trường, 22 lớp, 577 học sinh. Tổng số giáo viên hiện có 33 người (Hiệu
trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng, 29 giáo viên biên chế, 02 giáo viên hợp đồng theo
Nghị định số 111/2022/NĐ-CP).
- Trường
Trung học cơ sở: 01 trường, 11 lớp, 396 học sinh. Tổng số giáo viên hiện có 21
người (Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng, 19 giáo viên biên chế).
c) Hội
đồng nhân dân xã: Được bầu đầu nhiệm kỳ là: 22 đại biểu; đã bầu được 22/22 đại
biểu; hiện tại có 22 đại biểu.
d)
Người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Theo quy định được bố trí 10 người;
hiện có: 09 người.
đ)
Người hoạt động không chuyên trách ở thôn: Theo quy định được bố trí 27 người
(03 người/thôn); hiện bố trí: 18 người (02 người/thôn).
e)
Công an xã: Có 05 biên chế, trong đó 01 Trưởng Công an xã, 01 Phó Trưởng Công
an xã và 03 Công an viên.
f)
Viên chức y tế: Theo quy định được bố trí 05 người; hiện có: 05 người.
1.1.2.
Đối với xã Vân Sơn
1.1.2.1.
Trụ sở làm việc
a) Trụ
sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã: Được đầu tư xây dựng mới năm 2020, bảo đảm đáp ứng
yêu cầu của trụ sở làm việc theo quy định.
b)
Trường học: Hiện trên địa bàn xã có 03 trường học gồm: Trường Mầm non Vân Sơn,
Trường Tiểu học Vân Sơn đã được xây dựng kiên cố, bảo đảm đáp ứng yêu cầu dạy học
theo chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. Trường Trung học cơ sở Vân Sơn
đang được xây dựng.
c)
Công an xã: Cán bộ chiến sỹ Công an xã được bố trí 01 phòng làm việc, nhà ở
doanh trại mượn tạm nhà hiệu bộ Trường Mầm non Vân Sơn, cách trụ sở UBND khoảng
100m (đã được đầu tư xây dựng nhà ở doanh trại khoảng 46m² theo mẫu của Bộ Công
an).
d) Trạm
Y tế xã Vân Sơn: Được đầu tư xây dựng mới năm 2020, bảo đảm đáp ứng yêu cầu
khám chữa bệnh cho người dân sau nhập xã.
1.1.2.2.
Về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách cấp
xã; đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2021-2026
a) Đội
ngũ cán bộ, công chức xã: Biên chế được giao 18 người (10 cán bộ, 08 công chức),
số người có mặt 18/18 người (10 cán bộ, 08 công chức).
b) Đội
ngũ viên chức là giáo viên, hợp đồng làm việc tại các trường học: 54 người (49
viên chức, 05 hợp đồng lao động), cụ thể:
- Trường
Mầm non: 01 trường, 09 lớp, 215 học sinh. Tổng số giáo viên hiện có 20 người (01
Phó Hiệu trưởng, 15 giáo viên biên chế, 04 giáo viên hợp đồng theo Nghị định số
111/2022/NĐ-CP).
- Trường
Tiểu học: 01 trường, 12 lớp, 349 học sinh. Tổng số giáo viên hiện có 18 người (Hiệu
trưởng, 16 giáo viên biên chế, 01 giáo viên hợp đồng theo Nghị định số
111/2022/NĐ-CP).
- Trường
Trung học cơ sở: 01 trường, 08 lớp, 239 học sinh. Tổng số giáo viên hiện có 16
người (Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng, 14 giáo viên biên chế).
c) Hội
đồng nhân dân xã: Được bầu đầu nhiệm kỳ là: 20 đại biểu; đã bầu được 20/20 đại
biểu; hiện tại có 20 đại biểu.
d)
Người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Theo quy định được bố trí 10 người;
hiện có: 10 người.
đ)
Người hoạt động không chuyên trách ở thôn: Theo quy định được bố trí 15 người
(03 người/thôn); hiện có: 10 người (02 người/thôn).
e)
Công an xã: Có 04 biên chế, trong đó 01 Trưởng Công an xã, 01 Phó Trưởng Công
an xã và 02 Công an viên.
f)
Viên chức y tế: Theo quy định được bố trí 05 người; hiện có: 05 người.
1.2.
Phương án và lộ trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức sau sắp
xếp ĐVHC
Trong
30 ngày, kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp
xã thuộc tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023-2025 có hiệu lực thi hành, hoàn thành
việc sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức ở xã mới thành lập sau sắp
xếp ĐVHC, cụ thể:
1.2.1.
Đảng bộ, Ban Chấp hành Đảng bộ:
Thực
hiện sáp nhập Đảng bộ xã Hồng Lạc (gồm 15 Ủy viên Ban Chấp hành, 14 chi bộ với
312 đảng viên) và Đảng bộ xã Vân Sơn (gồm 15 Ủy viên Ban Chấp hành, 09 chi bộ với
171 đảng viên) hiện nay để thành lập Đảng bộ xã Hồng Sơn; Ban Thường vụ Huyện ủy
Sơn Dương quyết định thành lập Đảng bộ xã Hồng Sơn; chỉ định Ban Chấp hành Đảng
bộ xã Hồng Sơn, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư theo quy định của Điều lệ Đảng
(Theo Hướng dẫn số 26- HD/BTCTW ngày 30/11/2023 của Ban Tổ chức Trung ương;
dự kiến hoàn thành sắp xếp trong Quý II/2024).
1.2.2.
Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
Thực
hiện sáp nhập tổ chức Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xã
Hồng Lạc và xã Vân Sơn hiện nay để thành lập tổ chức Ủy ban MTTQ Việt Nam và
các tổ chức chính trị - xã hội của xã Hồng Sơn; thực hiện việc sắp xếp, chuyển
giao tổ chức và kiện toàn cán bộ; xác định số lượng Ủy viên Ban Thường trực,
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã và số lượng Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên
Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch (Phó Bí thư) của các tổ chức chính trị - xã hội ở
xã Hồng Sơn theo quy định pháp luật và điều lệ của tổ chức (Theo Hướng dẫn số
26-HD/BTCTW ngày 30/11/2023 của Ban Tổ chức Trung ương; hướng dẫn của Ủy ban
MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh) (dự kiến hoàn
thành sắp xếp trong Quý II/2024).
1.2.3.
Hội đồng nhân dân xã
Nhập
toàn bộ số đại biểu Hội đồng nhân dân xã Hồng Lạc (22 đại biểu) và xã Vân Sơn
(20 đại biểu) nhiệm kỳ 2021-2026 hợp thành Hội đồng nhân dân xã Hồng Sơn, khóa
I, nhiệm kỳ 2021-2026, gồm 42 đại biểu và hoạt động theo quy định của pháp luật
đến hết nhiệm kỳ 2021-2026 (theo quy định tại Điều 134 Luật Tổ chức chính quyền
địa phương). Hội đồng nhân dân xã Hồng Sơn khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện
bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân theo quy định tại Điều 83 Luật Tổ chức
chính quyền địa phương (dự kiến hoàn thành sắp xếp trong Quý II/2024).
1.2.4.
Ủy ban nhân dân xã
Ủy
ban nhân dân xã Hồng Lạc và Ủy ban nhân dân xã Vân Sơn, nhiệm kỳ 2021-2026 chấm
dứt hoạt động kể từ ngày xã Hồng Sơn được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội.
Hội đồng
nhân dân xã Hồng Sơn khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026, thực hiện bầu các chức danh Chủ
tịch Ủy ban nhân dân, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban
nhân dân xã mới theo quy định tại Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
1.2.5.
Các trường học trên địa bàn hai xã
Giữ
nguyên quy mô, tổ chức bộ máy, hoạt động và tên gọi của 06 trường học trên địa
bàn 02 xã Vân Sơn, xã Hồng Lạc như hiện nay.
1.2.6.
Trạm Y tế xã
Nhập
Trạm Y tế xã Vân Sơn với Trạm Y tế xã Hồng Lạc để thành lập trạm Y tế xã Hồng
Sơn. Trụ sở trạm Y tế xã Hồng Sơn tại Trạm Y tế xã Vân Sơn hiện nay do trạm y tế
xã này mới được đầu tư xây dựng năm 2020, bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện hoạt động
của trạm Y tế; trạm Y tế xã Hồng Lạc hiện nay đã xuống cấp, còn ít giá trị sử dụng,
thực hiện sắp xếp, xử lý trụ sở, đất đai và tài sản công theo quy định của pháp
luật.
1.2.7.
Về Công an xã: Nhập Công an xã Hồng Lạc và
Công an Vân Sơn hiện nay để thành lập Công an xã Hồng Sơn; thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chứ bộ máy và hoạt theo Thông tư số 45/2022/TT-BCA ngày
01/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Công an.
Trụ sở
làm việc của Công an xã Hồng Sơn: Dự kiến sử dụng trụ sở làm việc của UBND xã
Vân Sơn hiện nay (dự kiến hoàn thành sắp xếp sau khi công bố Nghị quyết của
Uỷ ban Thường vụ Quốc về sắp xếp ĐVHC cấp xã tỉnh Tuyên Quang).
1.2.8.
Về Ban Chỉ huy quân sự xã: Thành lập Ban Chỉ huy Quân sự xã Hồng Sơn và các lực
lượng dân quân tự vệ theo quy định c ủa Luật Dân quân tự vệ năm 2019, Nghị định
của Chính phủ, Thông tư của Bộ Quốc phòng.
Trụ sở
làm việc của Ban Chỉ huy Quân sự xã Hồng Sơn: Tại trụ sở làm việc của Ban Chỉ
huy Quân sự xã Hồng Lạc hiện nay.
2. Phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC
2.1.
Hiện trạng cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp
xã
a) Xã
Hồng Lạc có 20 cán bộ, công chức, trong đó có 11 cán bộ, 09 công chức;
b) Xã
Vân Sơn có 18 cán bộ, công chức, trong đó có 10 cán bộ, 08 công chức;
c)
Công an xã: Hồng Lạc hiện bố trí 05 cán bộ chiến sỹ công an chính quy (01 Trưởng,
01 Phó trưởng Công an xã và 03 Công an viên); xã Vân Sơn hiện bố trí 04 cán bộ
chiến sỹ công an chính quy (01 Trưởng, 01 Phó trưởng Công an xã và 03 Công an
viên).
d)
Viên chức là giáo viên, hợp đồng làm việc tại các trường học
- Xã
Hồng Lạc: 82 người (72 viên chức, 10 hợp đồng làm việc).
- Xã
Vân Sơn: 54 người (49 viên chức, 05 hợp đồng làm việc).
đ)
Viên chức Y tế
- Xã
Hồng Lạc: 05 người
- Xã
Vân Sơn: 05 người
e) Người
hoạt động không chuyên trách cấp xã
- Xã
Hồng Lạc: 09 người.
- Xã
Vân Sơn: 10 người.
2.2.
Phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức xã
a) Thực
hiện bố trí 27 cán bộ, công chức ở xã mới thành lập sau sắp xếp (11 cán bộ, 16
công chức), trong đó:
- Bố trí
20 cán bộ, công chức theo loại ĐVHC (dự kiến xã mới thành lập là ĐVHC loại II);
- Bố
trí 02 công chức tăng thêm theo quy mô dân số (theo khoản 2 Điều 6 Nghị định số
33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ)
- Bố
trí cao hơn mức của cấp xã loại II là 05 công chức (theo quy định tại khoản 5
Điều 6 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ).
b) Sắp
xếp 11 người (07 cán bộ, 04 công chức) dôi dư, cụ thể:
-
Chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị, xã khác: 03 người (02 cán bộ, 01 công chức).
- Nghỉ
công tác, giải quyết chế độ: 08 người (05 cán bộ, 03 công chức), trong đó:
+ Nghỉ
công tác, đề nghị được hưởng chế độ theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP của Chính
phủ: 03 người (cán bộ xã);
+ Nghỉ
hưu trước tuổi theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP của Chính phủ: 05 người (02 cán
bộ, 03 công chức).
2.2.
Đại biểu Hội đồng nhân dân xã
Tổng
số đại biểu Hội đồng nhân dân xã mới thành lập là 42 đại biểu (xã Hồng Lạc
22 đại biểu; xã Vân Sơn 20 đại biểu); tiếp tục hoạt động theo Luật Tổ chức
chính quyền địa phương cho đến hết nhiệm kỳ.
2.3.
Phương án bố trí, sắp xếp viên chức là giáo viên, hợp đồng làm việc tại các trường
học
Không
phải sắp xếp, do giữ nguyên số lượng trường học hiện có.
2.4.
Phương án bố trí, sắp xếp Ban Chỉ huy quân sự xã
Thành
lập, kiện toàn Ban Chỉ huy quân sự xã và các lực lượng dân quân của xã Hồng Sơn
theo quy định của Luật Dân quân tự vệ năm 2019, Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày
30/6/2020 của Chính phủ và Thông tư số 77/2020/TT- BQP ngày 23/6/2020 của Bộ Quốc
phòng. Đối với số cán bộ Ban Chỉ huy quân sự xã Hồng Lạc và Vân Sơn dôi dư sau
sáp nhập tiến hành miễn nhiệm chức vụ chỉ huy dân quân và thực hiện theo phương
án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức của địa phương.
2.5.
Phương án bố trí, sắp xếp Công an xã
Để đảm
bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã mới thành lập sau sắp xếp, trước
mắt bố trí 08 biên chế với cơ cấu: 01 Trưởng và không quá 02 Phó Trưởng Công an
xã, 05 công an viên. Về quy trình, trình tự thủ tục thực hiện kiện toàn tổ chức
theo quy định chuyên ngành do Công an tỉnh triển khai thực hiện. Đối với số
công an dôi dư, sẽ bố trí sang các địa bàn khác theo yêu cầu công tác.
Trụ sở
làm việc của Công an xã mới dự kiến đặt tại trụ sở làm việc của UBND xã Vân Sơn
hiện nay (dôi dư trụ sở sau sắp xếp). Việc sắp xếp phòng làm việc, chỗ ở và khu
phụ trợ cho Công an xã Hồng Sơn do Công an huyện Sơn Dương bố trí (dự kiến
hoàn thành sắp xếp trong Quý II/2024).
2.6.
Phương án bố trí, sắp xếp viên chức y tế
Thực
hiện bố trí 06 biên chế viên chức ở trạn y tế xã mới thành lập sau sắp xếp với
cơ cấu: 01 Bác sỹ, 01 Hộ sinh trung cấp và 04 Y sỹ đa khoa.
Số
viên chức dôi dư sau sắp xếp sáp nhập xã: Thực hiện điều chuyển 03 viên chức
(01 Bác sỹ, 01 cao đẳng điều dưỡng, 01 Y sỹ) đến làm việc tại Phòng khánh đa
khoa khu vực Đông Thọ; 01 viên chức (Cử nhân Y tế công cộng) đến làm việc tại
Trạm Y tế xã Chi Thiết (dự kiến hoàn thành sắp xếp trong Quý II/2024).
2.7.
Phương án bố trí, sắp xếp người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Sau
khi thành lập xã Hồng Sơn, thực hiện bố trí 10 người người hoạt động không
chuyên trách; số người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư là 09 người sẽ
thôi bố trí và giải quyết chế độ, chính sách theo quy định hiện hành (dự kiến
hoàn thành sắp xếp trong Quý II/2024).
3. Phương án và lộ trình giải quyết chế độ, chính sách sau
sắp xếp ĐVHC
3.1.
Kể từ khi Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã của tỉnh
giai đoạn 2023-2025, tạm dừng việc bầu, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý
và tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức tại xã mới thành lập sau
sắp xếp cho đến khi nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp
ĐVHC cấp xã có hiệu lực thi hành; trừ trường hợp khuyết người đứng đầu cơ quan,
tổ chức mà không bố trí được người phụ trách theo quy định của pháp luật thì được
bầu, bổ nhiệm chức danh đó.
3.2.
Kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp xã
có hiệu lực thi hành đến hết năm 2028 hoàn thành việc bố trí, sắp xếp số cán bộ,
công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sắp xếp phải
bố trí tăng thêm, đảm bảo số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã mới thành
lập sau sắp xếp đảm bảo đúng quy định.
3.3. Kể
từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp xã có
hiệu lực thi hành, thực hiện bảo lưu các chế độ, chính sách về tiền lương và phụ
cấp chức vụ lãnh đạo đối với những người được tiếp tục làm việc sau khi thực hiện
sắp xếp thành lập xã mới theo quy định (khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số
35/2023/NQ-UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
3.4.
Đến hết 2025, hoàn thành giải quyết chế độ, chính sách cho: 08 cán bộ, công chức
xã (05 cán bộ, 03 công chức); 09 người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi
dư không tiếp tục bố trí công tác sau sắp xếp, trong đó:
- Nghỉ
công tác, đề nghị được hưởng chế độ theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP của Chính
phủ: 03 người (cán bộ xã).
- Nghỉ
hưu trước tuổi theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP của Chính phủ: 05 người (02 cán
bộ, 03 công chức).
- Giải
quyết chế độ chính sách 09 người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo quy định.
V. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH SẮP XẾP, XỬ LÝ TRỤ SỞ, TÀI SẢN
CÔNG SAU SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1.
Về trụ sở
- Sau
sắp xếp, dôi dư 02 trụ sở làm việc, gồm: Trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân xã
Vân Sơn; trụ sở Trạm Y tế xã Hồng Lạc.
- Sau
khi Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp xã có hiệu lực
thi hành, Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã Hồng Sơn,
phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện phương án bố trí, sử dụng,
bàn giao trụ sở làm việc dôi dư, không có nhu cầu sử dụng cho cơ quan, đơn vị
khác tiếp tục sử dụng theo kế hoạch, quy định.
(Có biểu thống kê chi tiết phương án sắp xếp, xử lý trụ sở
kèm theo)
2.
Về xử lý tài sản công sau sắp xếp
Rà
soát, thống kê, xây dựng phương án tiếp tục bố trí, sử dụng tài sản công tại
ĐVHC xã mới thành lập bảo đảm hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí; đối
với tài sản không có nhu cầu sử dụng thì thực hiện điều chuyển cho cơ quan, đơn
vị khác hoặc tổ chức thanh lý tài sản theo đúng quy định hiện hành.
(Có biểu thống kê chi tiết phương án sắp xếp, xử lý tài sản
công kèm theo)
VI. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH
ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI ĐVHC CẤP XÃ HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP
1.
Về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:
- Xã
Hồng Lạc đã đạt chuẩn Nông thôn mới từ năm 2017; năm 2023 đang lập hồ sơ đề nghị
công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
- Xã
Vân Sơn, hiện nay đã đạt 12/19 tiêu chí Nông thôn mới, theo lộ trình xã Vân Sơn
sẽ đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2024.
Sau
khi thành lập xã mới theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban nhân
dân huyện Sơn Dương rà soát, đánh giá lại các tiêu chí và đề nghị cấp có thẩm
quyền công nhận xã mới đạt chuẩn Nông thôn mới hoặc nông thôn mới nâng cao theo
quy định. Từ nay đến khi có quyết định công nhận lại của cấp có thẩm quyền,
Nhân dân các thôn trên địa bàn hai xã hiện nay tiếp tục hưởng các chính sách hiện
hành theo quy định.
2.
Thực hiện và thụ hưởng các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc miền núi
(chương trình mục tiêu quốc gia)
-
Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, xã Vân
Sơn là xã khu vực II vùng đồng bào dân tộc miền núi; xã Hồng Lạc đã đạt chuẩn
Nông thôn mới năm 2017. Vậy, việc nhập hai xã này thành một xã mới, dự kiến xã
sau sáp nhập không phải xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn. Việc xác định loại ĐVHC cấp xã đối với xã mới hình thành sau sáp nhập,
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan có liên quan tiến hành rà soát, đánh
giá, nếu đủ điều kiện theo quy định thì lập hồ sơ đề nghị và thực hiện các
trình tự, thủ tục theo quy định, gửi Ủy ban Dân tộc để quyết định theo thẩm quyền
hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định công nhận ĐVHC cấp xã khu vực
III, khu vực II, khu vực I, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi (quy định tại Điều 16 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày
12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
Xã
sau sáp nhập, thôn An Mỹ vẫn tiếp tục là thôn đặc biệt khó khăn nên cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động công tác ở thôn An Mỹ tiếp tục được hưởng
các chế độ, chính sách đặc thù theo khu vực cho đến khi có quyết định khác của
cấp có thẩm quyền (Điều 14 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội).
VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC SẮP
XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc
triển khai thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp xã
1.1.
Đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Chỉ đạo
hệ thống chính trị các cấp; các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy quán
triệt thực hiện chủ trương, nội dung sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã tỉnh
Tuyên Quang trong quá trình triển khai, thực hiện Đề án cụ thể.
1.2.
Đề nghị Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
Thực
hiện các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh trong
việc thực hiện Đề án, giám sát việc thực hiện các nội dung sắp xếp các ĐVHC cấp
xã thuộc tỉnh Tuyên Quang theo quy định.
1.3. Ủy
ban nhân dân tỉnh
-
Hoàn thiện hồ sơ, Đề án trình cấp có thẩm quyền theo quy định; tổ chức lấy ý kiến
cử tri về Đề án tại các xã thực hiện sắp xếp; triển khai thực hiện các nội dung
Đề án sau khi có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Tổ
chức đánh giá, rút kinh nghiệm khi kết thúc thực hiện Đề án, hoàn thành báo cáo
tổng kết gửi Bộ Nội vụ theo quy định.
- Bố
trí kinh phí triển khai, thực hiện Đề án; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng
dẫn các địa phương thực hiện, giải quyết các lĩnh vực liên quan trong quá trình
triển khai, thực hiện Đề án theo quy định.
1.4.
Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
- Chỉ
đạo, hướng dẫn và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động đoàn viên, hội
viên và Nhân dân trong việc thực hiện Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã theo chức năng,
nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị.
- Hướng
dẫn quy trình, thủ tục sắp xếp, kiện toàn các tổ chức liên quan ở ĐVHC cấp xã
theo quy định.
-
Tham gia thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội trong triển khai, thực
hiện Đề án.
1.5.
Đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh uỷ
- Hướng
dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức cơ sở đảng ở các địa
phương theo quy định.
- Hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, phổ biến, vận động cán bộ, đảng viên và
Nhân dân đồng thuận về Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh.
1.6.
Sở Nội vụ
-
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh công tác chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và triển
khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình thực hiện Kế hoạch của Ủy ban
nhân dân tỉnh xây dựng triển khai thực hiện Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã.
- Chủ
trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương, các sở, ban, ngành có liên quan
tham mưu tổ chức thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đánh giá, phân loại đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở ĐVHC cấp xã mới
hình thành sau sắp xếp.
- Là
đầu mối liên hệ và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh nội dung làm việc với Bộ Nội vụ
và các bộ, ngành có liên quan về hồ sơ, Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc tỉnh
Tuyên Quang; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tiến độ triển khai thực hiện các
nội dung của Đề án; tổng hợp, tham mưu tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá, rút
kinh nghiệm việc triển khai, thực hiện Đề án.
1.7.
Sở Tài chính
-
Tham mưu bố trí kinh phí phục vụ xây dựng hồ sơ, Đề án; kinh phí giải quyết chế
độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động dôi dư do sắp
xếp xã; tham mưu đề nghị cấp bổ sung kinh phí từ ngân sách Trung ương để phục vụ
việc sắp xếp ĐVHC cấp xã của tỉnh theo quy định.
- Đề
xuất, hướng dẫn phương án phân bổ, sử dụng ngân sách, giải quyết chế độ chính
sách, quản lý tài sản nhà nước,... trên địa bàn cấp xã thực hiện sắp xếp để đầu
tư, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở các địa phương và các lĩnh vực khác
liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Đề án và sau khi thực hiện xong
Đề án.
1.8.
Sở Xây dựng
Chỉ đạo,
hướng dẫn thực hiện rà soát lập, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch
nông thôn đối với xã mới thành lập sau sắp xếp và các ĐVHC cấp xã có liên quan
đúng theo nguyên tắc việc sắp xếp ĐVHC cấp xã bảo đảm phù hợp với quy hoạch tỉnh,
quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị hoặc các quy hoạch khác có liên quan.
-
Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tỉnh theo
quy định trình Chính phủ phê duyệt; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, chương trình
phát triển đô thị theo quy định, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
1.9.
Công an tỉnh
- Chỉ
đạo, hướng dẫn việc thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ, thông tin liên quan
đến cá nhân, tổ chức thuộc thẩm quyền; trình tự, thủ tục việc đăng ký tạm trú,
tạm vắng của công dân khi thực hiện sắp xếp, nhập xã.
- Chỉ
đạo Công an huyện Sơn Dương xây dựng phương án bảo đảm an ninh, trật tự trước
và sau khi thực hiện việc sắp xếp ĐVHC cấp xã.
1.10.
Sở Tư pháp
Chỉ đạo,
hướng dẫn việc thực hiện, chuyển đổi các loại giấy tờ, thông tin thuộc lĩnh vực
tư pháp, hộ tịch liên quan của người dân ở những nơi thực hiện sắp xếp nhập
ĐVHC cấp xã.
1.11.
Sở Tài nguyên và môi trường
- Chỉ
đạo, hướng dẫn việc thực hiện lập, điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đai, tài nguyên môi trường ở những ĐVHC được thành lập mới sau sắp xếp, nhập
xã.
- Chỉ
đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương, Ủy ban nhân dân các xã thực hiện
việc chuyển đổi các thông tin, giấy tờ liên quan đến giấy chứng quyền sử dụng đất,
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất đai của cá nhân, tổ chức khi
thay đổi địa giới hành chính do sắp xếp, nhập ĐVHC xã.
1.11.
Sở Y tế
Tham
mưu xây dựng phương án sắp xếp các trạm y tế xã và sắp xếp tổ chức bộ máy và bố
trí đội ngũ viên chức tại các trạm y tế xã sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp
xã.
1.12.
Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên
Quang, Cổng Thông tin điện tử tỉnh
- Chủ
trì, phối hợp với Sở Nội vụ, các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện
Sơn Dương và cấp ủy, chính quyền các xã có liên quan trực tiếp đến việc sắp xếp
thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội, của
các ngành, các cấp, của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân
dân về việc sắp xếp ĐVHC cấp xã.
- Xây
dựng các nội dung, chương trình chuyên đề, chuyên mục phản ánh, tuyên truyền về
chủ trương, chỉ đạo và nội dung cụ thể Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2023-2025, về những kết quả đạt được, về những gương tốt
và bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện trên các phương
tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử của tỉnh.
1.13.
Các sở, ban, ngành của tỉnh
-
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, thực hiện quản lý, quy hoạch, trụ
sở, công trình, giao thông, thủy lợi, điện, giáo dục, y tế, cơ sở vật chất văn
hoá, cơ sở hạ tầng thương mại, thông tin và truyền thông, đất đai, môi trường,
nhà ở, dân cư, tổ chức sản xuất; quản lý, sử dụng, triển khai thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia, chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của công
dân, tổ chức do thay đổi địa giới ĐVHC; các nguồn vốn vay, các dự án đang đầu
tư, xây dựng,... các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định hiện hành của
pháp luật.
- Chỉ
đạo, hướng dẫn bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn trong quá
trình triển khai, thực hiện chủ trương và phương án nhập xã trong Đề án cụ thể;
kiện toàn các tổ chức liên quan ở ĐVHC cấp xã; hướng dẫn thực hiện sắp xếp, bố
trí, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn; thực hiện chế
độ, chính sách đặc thù trên địa bàn xã mới thành lập sau sắp xếp theo quy định;
thực hiện chính sách tinh giản biên chế những người dôi dư do sắp xếp lại tổ chức
bộ máy, nhân sự theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.
1.14.
Cấp ủy, , chính quyền; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị
- xã hội huyện Sơn Dương
- Cấp
ủy, chính quyền; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã
hội cấp huyện tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, Đề án sắp
xếp ĐVHC cấp xã thuộc tỉnh Tuyên Quang và phương án nhập xã trong Đề án đến cán
bộ, đảng viên và Nhân dân tạo sự đồng thuận cao trong xã hội; tổ chức vận động
cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện các nhiệm vụ có
liên quan của Đề án.
- Thực
hiện các nhiệm vụ liên quan nêu tại phần III Đề án này và hỗ trợ Ủy ban nhân
dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ liên quan.
- Chỉ
đạo, xây dựng phương án, kế hoạch kiện toàn các tổ chức thuộc hệ thống chính trị;
thực hiện quản lý, quy hoạch, trụ sở, công trình, giao thông, thủy lợi, điện,
giáo dục, y tế, văn hoá, thương mại, thông tin và truyền thông, đất đai, nhà ở,
dân cư, tổ chức sản xuất, chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của công dân, tổ
chức do thay đổi địa giới ĐVHC; các nguồn vốn vay, các dự án đang đầu tư, xây dựng,
...; thực hiện sắp xếp, bố trí, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn; thực hiện chế độ,
chính sách tinh giản biên chế đối với những người dôi dư do sắp xếp lại tổ chức
bộ máy, nhân sự tại các ĐVHC cấp xã liên quan theo phân cấp quản lý và quy định
của pháp luật.
- Chỉ
đạo, hướng dẫn, thực hiện bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn
trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
- Tổng
kết việc triển khai thực hiện Đề án tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
1.15.
Cấp ủy, chính quyền các xã: Hồng Lạc, Vân Sơn:
- Cấp
ủy, chính quyền; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã
hội của 02 xã tổ chức quán triệt, có sự quyết tâm cao, nhất quán trong nhận thức
từ cán bộ, đảng viên về mục đích, sự cần thiết, tầm quan trọng, lợi ích của việc
sắp xếp ĐVHC cấp xã. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng
viên và Nhân dân hưởng ứng, tạo sự đồng thuận cao về phương án nhập ĐVHC liên
quan trong Đề án cụ thể tại địa phương.
- Đề
xuất với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện quản lý, quy hoạch, trụ sở,
công trình, giao thông, thủy lợi, điện, giáo dục, y tế, cơ sở vật chất văn hoá,
cơ sở hạ tầng thương mại, thông tin và truyền thông, đất đai, nhà ở dân cư, tổ
chức sản xuất,...; các nguồn vốn vay, các dự án đang đầu tư, xây dựng, chuyển đổi
các loại giấy tờ liên quan của công dân, tổ chức do thay đổi địa giới ĐVHC; chủ
động đề xuất sắp xếp, bố trí, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn; thực hiện chế độ, chính
sách tinh giản biên chế đối với những người dôi dư do sắp xếp lại tổ chức bộ
máy, nhân sự phân cấp quản lý và quy định hiện hành của pháp luật.
- Phối
hợp rà soát, bố trí, quy hoạch địa điểm trụ sở hành chính, các công trình phúc
lợi công cộng ở cấp xã sau khi quyết định của cấp có thẩm quyền có hiệu lực.
2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại ĐVHC mới
hình thành sau sắp xếp
- Cấp
ủy đảng tập trung lãnh chỉ đạo, tổ chức quán triệt, có sự quyết tâm cao, nhất
quán trong nhận thức từ cán bộ, đảng viên về mục đích, sự cần thiết, tầm quan
trọng, lợi ích của việc sắp xếp ĐVHC cấp xã.
-
Chính quyền; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
cấp xã:
+ Tổ
chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhằm tạo
sự đồng thuận cao trong việc sắp xếp ĐVHC cấp xã.
+ Phối
hợp rà soát, bố trí địa điểm trụ sở hành chính, các công trình phúc lợi công cộng
ở cấp xã sau khi quyết định của cấp có thẩm quyền có hiệu lực.
+ Chủ
động đề xuất sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy; bố trí, sắp xếp chức danh lãnh đạo;
cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên
trách cấp xã trên địa bàn; thực hiện chế độ, chính sách tinh giản biên chế đối
với những người dôi dư do sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự phân cấp quản lý
và quy định hiện hành của pháp luật.
+ Thực
hiện quản lý, quy hoạch, công trình, giao thông, thuỷ lợi, điện, giáo dục, y tế,
cơ sở vật chất văn hoá, cơ sở hạ tầng thương mại, thông tin và truyền thông, đất
đai, nhà ở dân cư, tổ chức sản xuất; các nguồn vốn vay, các dự án đang đầu tư,
xây dựng, thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của công dân, tổ chức
do thay đổi địa giới ĐVHC theo quy định.
VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1.
Kết luận
Việc sắp
xếp ĐVHC cấp xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đạt mục tiêu tổ
chức hợp lý các ĐVHC cấp xã chưa đạt tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô
dân số theo quy định, góp phần giảm số lượng ĐVHC, giảm số lượng người làm việc
trong cơ quan hành chính nhà nước, giảm chi ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý của chính quyền, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng
cao đời sống Nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh và trật tự,
an toàn xã hội.
Tuy
nhiên, việc thực hiện nhập ĐVHC cấp xã sẽ có những tác động nhất định đến nhiều
cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều vị trí việc làm và ảnh hưởng đến
tâm tư một số đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở những
ĐVHC phải thực hiện sắp xếp. Do vậy, cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong tổ
chức triển khai thực hiện; làm tốt công tác quán triệt, chỉ đạo, tuyên truyền,
vận động để nhận được sự đồng thuận, ủng hộ và quyết tâm cao của các cấp, các
ngành, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân ở
những ĐVHC thực hiện sắp xếp.
Xây dựng
kế hoạch triển khai, xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
có liên quan trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm
vụ, giải pháp nêu tại các nghị quyết của Trung ương, của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, của Chính phủ về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 bảo đảm
đúng quy định, trình tự, thủ tục, yêu cầu tiến độ kế hoạch đã đề ra.
2.
Kiến nghị, đề xuất
- Đề
nghị Chính phủ xem xét bố trí kinh phí giải quyết, hỗ trợ chế độ, chính sách đối
với cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách thuộc diện
dôi dư khi thực hiện nhập ĐVHC.
- Sửa
đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các nghị định quy định cụ thể cơ chế chính sách
về phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển, phân bổ ngân sách, phân cấp ngân sách,
tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức, viên chức và tiền lương, phụ cấp,...
cho phù hợp để bảo đảm ổn định cơ bản hệ thống ĐVHC các cấp, nhất là đối với
ĐVHC cấp xã.
- Tỉnh
Tuyên Quang còn nhiều khó khăn về ngân sách. Đề nghị Trung ương cân đối, phân bổ
và bố trí cho tỉnh nguồn ngân sách tương ứng, phù hợp khả năng ngân sách của tỉnh
để bảo đảm thực hiện có hiệu quả xây dựng, triển khai thực hiện Đề án sắp xếp,
nhập ĐVHC cấp xã; tổ chức lấy ý kiến Nhân dân; kinh phí để sắp xếp, giải quyết
chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động
không chuyên trách dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã.
Trên
đây là Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023-2025, Ủy
ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang kính đề nghị Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường
vụ Quốc hội xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- Huyện ủy, UBND huyện Sơn Dương;
- Chánh VP UBND tỉnh;
- Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- TP, PTP, CV VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC (Thg).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sơn
|
PHỤ LỤC 1- 1A
THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP
HUYỆN
(Kèm theo Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023-2025)
Số TT
|
Tên ĐVHC
|
Khu vực miền núi, vùng cao
|
Khu vực hải đảo
|
Dân tộc thiểu số
|
Yếu tố đặc thù khác (nếu có)
|
Diện tích tự nhiên (km²)
|
Quy mô dân số
|
Số ĐVHC cấp xã
|
Số người
|
Tỷ lệ (%) so với tổng dân số
|
Diện tích
|
Tỷ lệ (%) so với tiêu chuẩn
|
Quy mô dân số
|
Tỷ lệ (%) so với tiêu chuẩn
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
I
|
Các huyện:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Lâm Bình
|
X
|
|
48.408
|
93,61
|
Theo khoản 1 Điều 3a Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH (bản hợp nhất)
|
917,55
|
107,95
|
51.715
|
64,64
|
10
|
2
|
Na Hang
|
X
|
|
44.405
|
90,90
|
863,54
|
101,59
|
48.848
|
61,06
|
12
|
3
|
Chiêm Hoá
|
X
|
|
110.169
|
80,25
|
1146,24
|
134,85
|
137.282
|
171,60
|
24
|
4
|
Hàm Yên
|
X
|
|
87.912
|
63,88
|
900,55
|
105,95
|
137.631
|
172,04
|
18
|
5
|
Yên Sơn
|
X
|
|
85.971
|
50,53
|
1067,74
|
125,62
|
170.126
|
212,66
|
28
|
6
|
Sơn Dương
|
X
|
|
106.246
|
49,28
|
787,95
|
92,70
|
215.610
|
269,51
|
31
|
II
|
TP. Tuyên Quang
|
X
|
|
35.134
|
23,81
|
Theo khoản 1 Điều 9a 1211/2016/NQUBTVQH bản hợp nhất
|
184,38
|
122,92
|
147.584
|
98,39
|
15
|
Ghi
chú:
- Khoản
1 Điều 3a Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH ngày 25/5/2016 (bản hợp nhất) của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành
chính "1. Đơn vị hành chính nông thôn có 30% dân số là người dân tộc
thiểu số ở miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia thì mức tối thiểu
của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định đối với đơn vị hành chính
nông thôn tương ứng; cứ thêm 10% dân số là người dân tộc thiểu số thì được giảm
thêm 5% nhưng tối thiểu phải đạt 20% mức quy định đối với đơn vị hành chính
nông thôn tương ứng; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục
này"
- Khoản
1 Điều 9a Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH ngày 25/5/2016(bản hợp nhất) của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành
chính "1. Đơn vị hành chính đô thị ở miền núi, vùng cao hoặc có đường
biên giới quốc gia thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50%, mức
tối thiểu của tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội bằng
70% mức quy định đối với đơn vị hành chính đô thị tương ứng; các tiêu chuẩn
khác thực hiện theo quy định tại Mục này"
PHỤ LỤC 1- 2A
THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP XÃ
(Kèm
theo Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023-2025)
Số TT
|
Tên ĐVHC
|
Thuộc ĐVHC cấp huyện
|
Khu vực miền núi, vùng cao
|
Khu vực hải đảo
|
Dân tộc thiểu số (người)
|
Yếu tố đặc thù khác (nếu có)
|
Diện tích tự nhiên (km²)
|
Quy mô dân số (người)
|
Số người
|
Tỷ lệ (%) so với tổng dân số
|
Diện tích
|
Tỷ lệ (%) so với tiêu chuẩn
|
Quy mô dân số
|
Tỷ lệ (%) so với tiêu chuẩn
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
I
|
Các xã
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Bình An
|
Lâm Bình
|
x
|
|
3.828
|
98,10
|
Theo Khoản 1 Điều 3a Nghị quyết số 1211/2016/NQ-UBTVQH13 (bản hợp nhất)
|
52,63
|
105,26
|
3.902
|
78,04
|
2
|
Xã Hồng Quang
|
Lâm Bình
|
x
|
|
4.100
|
94,30
|
nt
|
58,76
|
117,52
|
4.348
|
86,96
|
3
|
Xã Khuôn Hà
|
Lâm Bình
|
x
|
|
3.736
|
98,01
|
nt
|
145,45
|
290,91
|
3.812
|
76,24
|
4
|
Xã Minh Quang
|
Lâm Bình
|
x
|
|
6.124
|
85,59
|
nt
|
41,67
|
83,34
|
7.155
|
143,10
|
5
|
Xã Phúc Sơn
|
Lâm Bình
|
x
|
|
7.398
|
88,72
|
nt
|
90,91
|
181,82
|
8.339
|
166,78
|
6
|
Xã Phúc Yên
|
Lâm Bình
|
x
|
|
3.035
|
99,41
|
nt
|
179,35
|
358,71
|
3.053
|
61,06
|
7
|
Xã Thổ Bình
|
Lâm Bình
|
x
|
|
5.778
|
93,34
|
nt
|
68,77
|
137,54
|
6.190
|
123,80
|
8
|
Xã Thượng Lâm
|
Lâm Bình
|
x
|
|
5.726
|
94,90
|
nt
|
131,70
|
263,40
|
6.034
|
120,68
|
9
|
Xã Xuân Lập
|
Lâm Bình
|
x
|
|
2.480
|
99,64
|
nt
|
74,97
|
149,93
|
2.489
|
49,78
|
10
|
Xã Côn Lôn
|
Na Hang
|
x
|
|
2.355
|
99,45
|
nt
|
56,12
|
112,23
|
2.368
|
47,36
|
11
|
Xã Đà Vị
|
Na Hang
|
x
|
|
6.046
|
98,81
|
nt
|
78,38
|
156,76
|
6.119
|
122,38
|
12
|
Xã Hồng Thái
|
Na Hang
|
x
|
|
1.645
|
99,22
|
nt
|
16,20
|
32,40
|
1.658
|
33,16
|
13
|
Xã Khâu Tinh
|
Na Hang
|
x
|
|
1.747
|
99,43
|
nt
|
83,74
|
167,48
|
1.757
|
35,14
|
14
|
Xã Năng Khả
|
Na Hang
|
x
|
|
5.796
|
91,81
|
nt
|
106,84
|
213,69
|
6.313
|
126,26
|
15
|
Xã Sinh Long
|
Na Hang
|
x
|
|
3.256
|
99,42
|
nt
|
104,64
|
209,28
|
3.275
|
65,5
|
16
|
Xã Sơn Phú
|
Na Hang
|
x
|
|
3.233
|
97,29
|
nt
|
128,01
|
256,03
|
3.323
|
66,46
|
17
|
Xã Thanh Tương
|
Na Hang
|
x
|
|
3.011
|
86,55
|
nt
|
102,69
|
205,39
|
3.479
|
69,58
|
18
|
Xã Thượng Giáp
|
Na Hang
|
x
|
|
2.092
|
99,15
|
nt
|
28,65
|
57,29
|
2.110
|
42,2
|
19
|
Xã Thượng Nông
|
Na Hang
|
x
|
|
5.004
|
99,50
|
nt
|
51,18
|
102,36
|
5.029
|
100,58
|
20
|
Xã Yên Hoa
|
Na Hang
|
x
|
|
5.262
|
97,26
|
nt
|
60,09
|
120,17
|
5.410
|
108,2
|
21
|
Xã Bình Nhân
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
2.289
|
85,92
|
nt
|
24,94
|
49,89
|
2.664
|
53,28
|
22
|
Xã Bình Phú
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
2.492
|
95,04
|
nt
|
33,30
|
66,61
|
2.622
|
52,44
|
23
|
Xã Hà Lang
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
3.751
|
92,41
|
nt
|
77,51
|
155,02
|
4.059
|
81,18
|
24
|
Xã Hòa An
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
5.413
|
90,53
|
nt
|
23,90
|
47,79
|
5.979
|
119,58
|
25
|
Xã Hòa Phú
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
5.854
|
86,02
|
nt
|
58,03
|
116,06
|
6.805
|
136,1
|
26
|
Xã Hùng Mỹ
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
5.651
|
90,65
|
nt
|
65,41
|
130,83
|
6.234
|
124,68
|
27
|
Xã Kiên Đài
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
3.594
|
99,01
|
nt
|
75,10
|
150,19
|
3.630
|
72,6
|
28
|
Xã Kim Bình
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
5.182
|
87,27
|
nt
|
41,53
|
83,06
|
5.938
|
118,76
|
29
|
Xã Linh Phú
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
3.641
|
98,27
|
nt
|
87,65
|
175,30
|
3.705
|
74,1
|
30
|
Xã Ngọc Hội
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
3.355
|
53,19
|
nt
|
30,38
|
60,76
|
6.307
|
126,14
|
31
|
Xã Nhân Lý
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
1.890
|
70,58
|
nt
|
24,66
|
49,33
|
2.678
|
53,56
|
32
|
Xã Phú Bình
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
4.822
|
85,71
|
nt
|
55,72
|
111,45
|
5.626
|
112,52
|
33
|
Xã Phúc Thịnh
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
4.048
|
77,88
|
nt
|
21,28
|
42,55
|
5.198
|
103,96
|
34
|
Xã Tân An
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
6.186
|
90,43
|
nt
|
55,76
|
111,52
|
6.841
|
136,82
|
35
|
Xã Tân Mỹ
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
7.916
|
90,88
|
nt
|
71,90
|
143,79
|
8.710
|
174,2
|
36
|
Xã Tân Thịnh
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
3.895
|
87,86
|
nt
|
18,15
|
36,30
|
4.433
|
88,66
|
37
|
Xã Tri Phú
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
4.519
|
94,92
|
nt
|
82,61
|
165,22
|
4.761
|
95,22
|
38
|
Xã Trung Hà
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
7.898
|
97,69
|
nt
|
103,18
|
206,36
|
8.085
|
161,7
|
39
|
Xã Trung Hòa
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
2.498
|
68,42
|
nt
|
15,84
|
31,69
|
3.651
|
73,02
|
40
|
Xã Vinh Quang
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
3.726
|
45,48
|
nt
|
25,62
|
51,24
|
8.192
|
163,84
|
41
|
Xã Xuân Quang
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
5.177
|
88,88
|
nt
|
36,90
|
73,79
|
5.825
|
116,5
|
42
|
Xã Yên Lập
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
6.757
|
91,34
|
nt
|
70,29
|
140,58
|
7.398
|
147,96
|
43
|
Xã Yên Nguyên
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
6.135
|
68,34
|
nt
|
39,33
|
78,67
|
8.977
|
179,54
|
44
|
Xã Bạch Xa
|
Hàm Yên
|
x
|
|
3.398
|
72,34
|
nt
|
23,71
|
47,41
|
4.697
|
93,94
|
45
|
Xã Bằng Cốc
|
Hàm Yên
|
x
|
|
3.143
|
97,25
|
nt
|
28,57
|
57,14
|
3.232
|
64,64
|
46
|
Xã Bình Xa
|
Hàm Yên
|
x
|
|
2.834
|
39,19
|
nt
|
26,77
|
53,53
|
7.231
|
144,62
|
47
|
Xã Hùng Đức
|
Hàm Yên
|
x
|
|
7.873
|
76,67
|
nt
|
63,63
|
127,25
|
10.269
|
205,38
|
48
|
Xã Minh Dân
|
Hàm Yên
|
x
|
|
3.944
|
72,65
|
nt
|
31,81
|
63,61
|
5.429
|
108,58
|
49
|
Xã Minh Hương
|
Hàm Yên
|
x
|
|
9.956
|
93,25
|
nt
|
64,40
|
128,80
|
10.677
|
213,54
|
50
|
Xã Minh Khương
|
Hàm Yên
|
x
|
|
3.377
|
77,08
|
nt
|
28,74
|
57,48
|
4.381
|
87,62
|
51
|
Xã Nhân Mục
|
Hàm Yên
|
x
|
|
3.434
|
89,31
|
nt
|
14,28
|
28,56
|
3.845
|
76,9
|
52
|
Xã Phù Lưu
|
Hàm Yên
|
x
|
|
9.097
|
85,68
|
nt
|
88,64
|
177,28
|
10.618
|
212,36
|
53
|
Xã Tân Thành
|
Hàm Yên
|
x
|
|
6.856
|
67,99
|
nt
|
50,57
|
101,14
|
10.084
|
201,68
|
54
|
Xã Thái Hòa
|
Hàm Yên
|
x
|
|
3.441
|
33,38
|
nt
|
34,00
|
68,00
|
10.310
|
206,2
|
55
|
Xã Thái Sơn
|
Hàm Yên
|
x
|
|
4.848
|
56,82
|
nt
|
40,66
|
81,32
|
8.532
|
170,64
|
56
|
Xã Thành Long
|
Hàm Yên
|
x
|
|
6.266
|
81,06
|
nt
|
52,88
|
105,77
|
7.730
|
154,6
|
57
|
Xã Yên Lâm
|
Hàm Yên
|
x
|
|
4.080
|
75,57
|
nt
|
129,05
|
258,09
|
5.399
|
107,98
|
58
|
Xã Yên Phú
|
Hàm Yên
|
x
|
|
4.664
|
49,28
|
nt
|
93,52
|
187,05
|
9.464
|
189,28
|
59
|
Xã Yên Thuận
|
Hàm Yên
|
x
|
|
5.010
|
84,33
|
nt
|
74,96
|
149,92
|
5.941
|
118,82
|
60
|
Xã Đức Ninh
|
Hàm Yên
|
x
|
|
2.143
|
27,79
|
Không có ưu tiên
|
21,60
|
43,21
|
7.712
|
154,24
|
61
|
Xã Chân Sơn
|
Yên Sơn
|
x
|
|
3.726
|
68,48
|
Theo Khoản 1 Điều 3a Nghị quyết số 1211/2016/NQ-UBTVQH13 (bản hợp nhất)
|
27,48
|
54,96
|
5.441
|
108,82
|
62
|
Xã Chiêu Yên
|
Yên Sơn
|
x
|
|
2.527
|
55,92
|
nt
|
28,74
|
57,48
|
4.519
|
90,38
|
63
|
Xã Công Đa
|
Yên Sơn
|
x
|
|
2.657
|
73,50
|
nt
|
48,43
|
96,86
|
3.615
|
72,3
|
64
|
Xã Đạo Viện
|
Yên Sơn
|
x
|
|
1.808
|
61,10
|
nt
|
42,98
|
85,97
|
2.959
|
59,18
|
65
|
Xã Đội Bình
|
Yên Sơn
|
x
|
|
3.089
|
32,39
|
nt
|
20,79
|
41,57
|
9.537
|
190,74
|
66
|
Xã Hoàng Khai
|
Yên Sơn
|
x
|
|
2.277
|
36,87
|
nt
|
12,00
|
24,00
|
6.175
|
123,5
|
67
|
Xã Hùng Lợi
|
Yên Sơn
|
x
|
|
7.653
|
97,44
|
nt
|
103,67
|
207,34
|
7.854
|
157,08
|
68
|
Xã Kiến Thiết
|
Yên Sơn
|
x
|
|
5.796
|
87,22
|
nt
|
109,48
|
218,96
|
6.645
|
132,9
|
69
|
Xã Kim Quan
|
Yên Sơn
|
x
|
|
3.491
|
93,29
|
nt
|
30,47
|
60,95
|
3.742
|
74,84
|
70
|
Xã Lang Quán
|
Yên Sơn
|
x
|
|
4.770
|
74,78
|
nt
|
26,17
|
52,34
|
6.379
|
127,58
|
71
|
Xã Lực Hành
|
Yên Sơn
|
x
|
|
2.848
|
75,09
|
nt
|
25,35
|
50,71
|
3.793
|
75,86
|
72
|
Xã Mỹ Bằng
|
Yên Sơn
|
x
|
|
5.167
|
35,55
|
nt
|
32,72
|
65,43
|
14.534
|
290,68
|
73
|
Xã Nhữ Hán
|
Yên Sơn
|
x
|
|
2.847
|
45,60
|
nt
|
21,24
|
42,48
|
6.244
|
124,88
|
74
|
Xã Nhữ Khê
|
Yên Sơn
|
x
|
|
2.300
|
39,96
|
nt
|
17,01
|
34,03
|
5.756
|
115,12
|
75
|
Xã Phú Thịnh
|
Yên Sơn
|
x
|
|
1.326
|
51,46
|
nt
|
30,14
|
60,27
|
2.577
|
51,54
|
76
|
Xã Phúc Ninh
|
Yên Sơn
|
x
|
|
1.934
|
32,01
|
nt
|
33,04
|
66,08
|
6.042
|
120,84
|
77
|
Xã Quí Quân
|
Yên Sơn
|
x
|
|
1.796
|
69,16
|
nt
|
33,88
|
67,75
|
2.597
|
51,94
|
78
|
Xã Tân Long
|
Yên Sơn
|
x
|
|
3.177
|
48,64
|
nt
|
38,36
|
76,72
|
6.531
|
130,62
|
79
|
Xã Tân Tiến
|
Yên Sơn
|
x
|
|
3.404
|
78,04
|
nt
|
56,96
|
113,92
|
4.362
|
87,24
|
80
|
Xã Tiến Bộ
|
Yên Sơn
|
x
|
|
2.565
|
42,30
|
nt
|
46,27
|
92,55
|
6.064
|
121,28
|
81
|
Xã Trung Minh
|
Yên Sơn
|
x
|
|
2.624
|
97,80
|
nt
|
65,25
|
130,51
|
2.683
|
53,66
|
82
|
Xã Trung Sơn
|
Yên Sơn
|
x
|
|
3.162
|
83,17
|
nt
|
42,87
|
85,75
|
3.802
|
76,04
|
83
|
Xã Trung Trực
|
Yên Sơn
|
x
|
|
1.965
|
73,05
|
nt
|
31,33
|
62,65
|
2.690
|
53,80
|
84
|
Xã Tứ Quận
|
Yên Sơn
|
x
|
|
3.450
|
51,84
|
nt
|
31,73
|
63,46
|
6.655
|
133,1
|
85
|
Xã Xuân Vân
|
Yên Sơn
|
x
|
|
5.413
|
53,52
|
nt
|
39,88
|
79,77
|
10.114
|
202,28
|
86
|
Xã Thái Bình
|
Yên Sơn
|
x
|
|
713
|
13,20
|
Không có ưu tiên
|
27,00
|
54,00
|
5.400
|
108
|
87
|
Xã Trung Môn
|
Yên Sơn
|
x
|
|
1.908
|
18,40
|
Không có ưu tiên
|
11,95
|
23,90
|
10.369
|
207,38
|
88
|
Xã Bình Yên
|
Sơn Dương
|
x
|
|
2.669
|
82,73
|
Theo Khoản 1 Điều 3a Nghị quyết số 1211/2016/NQ-UBTVQH13 (bản hợp nhất)
|
12,94
|
25,88
|
3.226
|
64,52
|
89
|
Xã Cấp Tiến
|
Sơn Dương
|
x
|
|
2.887
|
40,16
|
nt
|
25,64
|
51,29
|
7.188
|
143,76
|
90
|
Xã Chi Thiết
|
Sơn Dương
|
x
|
|
2.248
|
57,03
|
nt
|
11,59
|
23,19
|
3.942
|
78,84
|
91
|
Xã Đại Phú
|
Sơn Dương
|
x
|
|
9.195
|
72,72
|
nt
|
33,91
|
67,83
|
12.645
|
252,9
|
92
|
Xã Đông Lợi
|
Sơn Dương
|
x
|
|
2.820
|
50,06
|
nt
|
25,02
|
50,03
|
5.633
|
112,66
|
93
|
Xã Đồng Quý
|
Sơn Dương
|
x
|
|
2.980
|
88,88
|
nt
|
13,30
|
26,60
|
3.353
|
67,06
|
94
|
Xã Đông Thọ
|
Sơn Dương
|
x
|
|
6.602
|
65,56
|
nt
|
49,12
|
98,24
|
10.070
|
201,4
|
95
|
Xã Hợp Hòa
|
Sơn Dương
|
x
|
|
4.347
|
52,24
|
nt
|
38,68
|
77,37
|
8.322
|
166,44
|
96
|
Xã Hợp Thành
|
Sơn Dương
|
x
|
|
2.806
|
46,04
|
nt
|
31,79
|
63,58
|
6.095
|
121,9
|
97
|
Xã Kháng Nhật
|
Sơn Dương
|
x
|
|
1.352
|
39,94
|
nt
|
28,21
|
56,42
|
3.385
|
67,7
|
98
|
Xã Lương Thiện
|
Sơn Dương
|
x
|
|
3.333
|
92,76
|
nt
|
32,55
|
65,10
|
3.593
|
71,86
|
99
|
Xã Minh Thanh
|
Sơn Dương
|
x
|
|
4.742
|
74,71
|
nt
|
33,08
|
66,17
|
6.347
|
126,94
|
100
|
Xã Ninh Lai
|
Sơn Dương
|
x
|
|
7.712
|
80,17
|
nt
|
24,86
|
49,73
|
9.619
|
192,38
|
101
|
Xã Phú Lương
|
Sơn Dương
|
x
|
|
4.592
|
64,32
|
nt
|
36,66
|
73,32
|
7.139
|
142,78
|
102
|
Xã Phúc Ứng
|
Sơn Dương
|
x
|
|
5.079
|
50,82
|
nt
|
40,00
|
80,01
|
9.995
|
199,9
|
103
|
Xã Quyết Thắng
|
Sơn Dương
|
x
|
|
1.674
|
39,18
|
nt
|
12,44
|
24,88
|
4.273
|
85,46
|
104
|
Xã Sơn Nam
|
Sơn Dương
|
x
|
|
5.687
|
53,14
|
nt
|
20,26
|
40,51
|
10.702
|
214,04
|
105
|
Xã Tân Thanh
|
Sơn Dương
|
x
|
|
3.857
|
56,45
|
nt
|
47,53
|
95,05
|
6.832
|
136,64
|
106
|
Xã Tân Trào
|
Sơn Dương
|
x
|
|
4.318
|
81,06
|
nt
|
35,11
|
70,22
|
5.327
|
106,54
|
107
|
Xã Thiện Kế
|
Sơn Dương
|
x
|
|
4.866
|
67,54
|
nt
|
31,00
|
62,01
|
7.205
|
144,1
|
108
|
Xã Thượng Ấm
|
Sơn Dương
|
x
|
|
3.182
|
48,26
|
nt
|
22,39
|
44,78
|
6.593
|
131,86
|
109
|
Xã Trung Yên
|
Sơn Dương
|
x
|
|
5.087
|
89,14
|
nt
|
32,99
|
65,97
|
5.707
|
114,14
|
110
|
Xã Văn Phú
|
Sơn Dương
|
x
|
|
3.153
|
55,88
|
nt
|
13,28
|
26,55
|
5.642
|
112,84
|
111
|
Xã Vân Sơn
|
Sơn Dương
|
x
|
|
1.335
|
37,73
|
nt
|
9,59
|
19,18
|
3.538
|
70,76
|
112
|
Xã Vĩnh Lợi
|
Sơn Dương
|
x
|
|
1.684
|
17,04
|
Không có ưu tiên
|
21,45
|
42,89
|
9.883
|
197,66
|
113
|
Xã Hào Phú
|
Sơn Dương
|
x
|
|
370
|
5,55
|
14,49
|
28,98
|
6.662
|
133,24
|
114
|
Xã Hồng Lạc
|
Sơn Dương
|
x
|
|
406
|
6,72
|
Không có ưu tiên
|
9,76
|
19,52
|
6.038
|
120,76
|
115
|
Xã Tam Đa
|
Sơn Dương
|
x
|
|
578
|
8,29
|
15,08
|
30,16
|
6.970
|
139,4
|
116
|
Xã Trường Sinh
|
Sơn Dương
|
x
|
|
271
|
5,55
|
13,85
|
27,70
|
4.882
|
97,64
|
117
|
Xã Tú Thịnh
|
Sơn Dương
|
x
|
|
2.323
|
29,92
|
30,60
|
61,19
|
7.765
|
155,3
|
118
|
Xã Kim Phú
|
Tp.Tuyên Quang
|
x
|
|
8.451
|
51,78
|
Theo Khoản 1 Điều 3a Nghị quyết số 1211/2016/NQ-UBTVQH13 (bản hợp nhất)
|
43,95
|
87,90
|
16.321
|
326,42
|
119
|
Xã Lưỡng Vượng
|
Tp.Tuyên Quang
|
x
|
|
2.693
|
32,27
|
12,00
|
24,00
|
8.346
|
166,92
|
120
|
Xã Thái Long
|
Tp.Tuyên Quang
|
x
|
|
1.419
|
33,24
|
12,34
|
24,68
|
4.269
|
85,38
|
121
|
Xã Tràng Đà
|
Tp.Tuyên Quang
|
x
|
|
737
|
12,28
|
Không có ưu tiên
|
13,45
|
26,89
|
6.000
|
120
|
122
|
Xã An Khang
|
Tp.Tuyên Quang
|
x
|
|
937
|
19,38
|
Không có ưu tiên
|
13,35
|
26,71
|
4.835
|
96,7
|
II
|
Các thị trấn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Thị trấn Lăng Ca
|
n Lâm Bình
|
x
|
|
6.203
|
97,03
|
Theo khoản 1 Điều 9a Nghị quyết số 1211/2016/NQ-UBTVQH13 (bản hợp nhất)
|
73,33
|
523,82
|
6.393
|
79,91
|
2
|
Thị trấn Na Hang
|
Na Hang
|
x
|
|
4.958
|
61,92
|
47,00
|
335,69
|
8.007
|
100,09
|
3
|
Thị trấn Vĩnh Lộc
|
Chiêm Hoá
|
x
|
|
3.480
|
38,82
|
7,25
|
51,80
|
8.964
|
112,05
|
4
|
Thị trấn Tân Yên
|
Hàm Yên
|
x
|
|
3.548
|
29,37
|
32,77
|
234,10
|
12.080
|
151,00
|
5
|
Thị trấn Yên Sơn
|
Yên Sơn
|
x
|
|
5.871
|
45,00
|
32,54
|
232,41
|
13.047
|
163,09
|
6
|
Thị trấn Sơn Dương
|
Sơn Dương
|
x
|
|
4.091
|
24,01
|
|
20,78
|
148,46
|
17.039
|
212,99
|
II
|
Các phường
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Phường An Tường
|
Tp.Tuyên Quang
|
x
|
|
1.967
|
13,33
|
Theo khoản 1 Điều 9a Nghị quyết số 1211/2016/NQ-UBTVQH13 (bản hợp nhất)
|
11,71
|
212,99
|
14.758
|
210,83
|
2
|
Phường Đội Cấn
|
Tp.Tuyên Quang
|
x
|
|
4.485
|
31,20
|
34,00
|
618,17
|
14.373
|
205,33
|
3
|
Phường Hưng Thành
|
Tp.Tuyên Quang
|
x
|
|
1.073
|
12,71
|
4,38
|
79,63
|
8.439
|
120,56
|
4
|
Phường Minh Xuân
|
Tp.Tuyên Quang
|
x
|
|
1.979
|
15,62
|
1,87
|
34,04
|
12.672
|
181,03
|
5
|
Phường Mỹ Lâm
|
Tp.Tuyên Quang
|
x
|
|
3.038
|
45,79
|
Theo khoản 1 Điều 9a Nghị quyết số 1211/2016/NQ-UBTVQH13 (bản hợp nhất)
|
13,33
|
242,40
|
6.635
|
94,79
|
6
|
Phường Nông Tiến
|
Tp.Tuyên Quang
|
x
|
|
1.551
|
17,87
|
12,72
|
231,26
|
8.680
|
124,00
|
7
|
Phường Phan Thiết
|
Tp.Tuyên Quang
|
x
|
|
2.579
|
19,00
|
1,38
|
25,11
|
13.572
|
193,89
|
8
|
Phường Tân Hà
|
Tp.Tuyên Quang
|
x
|
|
2.362
|
19,33
|
4,83
|
87,84
|
12.219
|
174,56
|
9
|
Phường Tân Quang
|
Tp.Tuyên Quang
|
x
|
|
1.046
|
10,28
|
1,17
|
21,21
|
10.171
|
145,30
|
10
|
Phường Ỷ La
|
Tp.Tuyên Quang
|
x
|
|
817
|
12,98
|
3,90
|
70,87
|
6.294
|
89,91
|
Ghi chú:
- Khoản 1 Điều 3a Nghị quyết số
1211/2016/NQUBTVQH (bản hợp nhất) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn
đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính "1. Đơn vị hành chính
nông thôn có 30% dân số là người dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao hoặc có
đường biên giới quốc gia thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng
50% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng; cứ thêm 10% dân
số là người dân tộc thiểu số thì được giảm thêm 5% nhưng tối thiểu phải đạt 20%
mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng; các tiêu chuẩn khác
thực hiện theo quy định tại Mục này"
- Khoản 1 Điều 9a Nghị quyết số
1211/2016/NQUBTVQH (bản hợp nhất) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn
đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính "1. Đơn vị hành chính
đô thị ở miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia thì mức tối thiểu
của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50%, mức tối thiểu của tiêu chuẩn cơ cấu và
trình độ phát triển kinh tế - xã hội bằng 70% mức quy định đối với đơn vị hành
chính đô thị tương ứng; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục
này"
PHỤ LỤC 1- 2B
THỐNG KÊ ĐVHC CẤP XÃ THUỘC DIỆN
SẮP XẾP GIAI ĐOẠN 2023-2025
(Kèm theo Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023-2025)
Số TT
|
Tên ĐVHC
|
Thuộc ĐVHC cấp huyện
|
Khu vực miền núi, vùng cao
|
Khu vực hải đảo
|
Dân tộc thiểu số (người)
|
Yếu tố đặc thù khác (nếu có)
|
Diện tích tự nhiên (km²)
|
Quy mô dân số (người)
|
Số người
|
Tỷ lệ (%) so với tổng dân số
|
Diện tích
|
Tỷ lệ (%) so với tiêu chuẩn
|
Quy mô dân số
|
Tỷ lệ (%) so với tiêu chuẩn
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
I
|
Các xã
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Hồng Lạc
|
Sơn Dương
|
x
|
|
406
|
6,72
|
Không có ưu tiên
|
9,76
|
19,52
|
6.038
|
120,76
|
2
|
Xã Vân Sơn
|
Sơn Dương
|
x
|
|
1.335
|
37,73
|
Theo Khoản 1 Điều 3a Nghị quyết số 1211/2016/NQ-UBTVQH13 (bản hợp nhất)
|
9,59
|
19,18
|
3.538
|
70,76
|
Ghi chú:
Khoản 1 Điều 3a Nghị quyết số
1211/2016/NQUBTVQH ngày 25/5/2016 (bản hợp nhất) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính "1. Đơn
vị hành chính nông thôn có 30% dân số là người dân tộc thiểu số ở miền núi,
vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy
mô dân số bằng 50% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng;
cứ thêm 10% dân số là người dân tộc thiểu số thì được giảm thêm 5% nhưng tối
thiểu phải đạt 20% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng;
các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục này"
PHỤ LỤC 1- 2C
DANH SÁCH ĐVHC CẤP XÃ KHÔNG
THỰC HIỆN SẮP XẾP DO DO CÓ QUY MÔ DÂN SỐ ĐẠT TIÊU CHUẨN THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU
3A NGHỊ QUYẾT SỐ 1211/2016/NQUBTVQH13 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
(Kèm theo Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023-2025)
TT
|
ĐVHC cấp xã
|
Rà soát chưa tính yếu tố đặc thù DTTS
|
Rà soát các yếu tố đặc thù
|
Kết quả rà soát, đánh giá
|
Diện tích theo Điều 3 (km²)
|
Tỷ lệ % so với tiêu chuẩn Diện tích
|
Dân Số theo quy định theo Điều 3 (người)
|
Tỷ lệ % so với tiêu chuẩn Dân số
|
Dân tộc thiểu số theo 3a
|
Trọng điểm về quốc phòng
|
Xã ATK
|
Tổng số (người)
|
Tỷ lệ % so với tổng dân số
|
Quy mô dân số tối thiểu phải đạt (người)
|
Tỷ lệ Dân số hiện có/Dân số tối thiểu phải đạt
|
I. H.NA HANG
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã
Hồng Thái
|
16,20
|
32,40
|
1.658
|
33,16
|
1.645
|
99,22
|
1000
|
165,8
|
|
|
Có
đồng thời Diện tích và quy mô Dân số dưới 70% quy định Tại. Tuy nhiên, do có
tỷ lệ Dân tộc thiểu số 99,22% nên Dân số hiện có (1.658 người) lớn hơn Dân số
tiêu chuẩn quy đổi đặc thù dân tộc thiểu số phải đạt (1.000 người) nên không
thực hiện sắp xếp
|
2
|
Xã
Thượng Giáp
|
28,65
|
57,29
|
2.110
|
42,2
|
2.092
|
99,15
|
1000
|
211
|
|
|
Có
đồng thời Diện tích và quy mô Dân số dưới 70% quy định. Tuy nhiên, do có tỷ lệ
Dân tộc thiểu số 99,15% nên Dân số hiện có (2.110 người) lớn hơn Dân số tiêu
chuẩn quy đổi đặc thù dân tộc thiểu số phải đạt (1.000 người) nên không thực
hiện sắp xếp
|
II.H.CHIÊM HÓA
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Bình Nhân
|
24,94
|
49,89
|
2.664
|
53,28
|
2.289
|
85,92
|
1250
|
213,12
|
X
|
X
|
-
Có đồng thời Diện tích và quy mô Dân số dưới 70% quy định. Tuy nhiên, do có tỷ
lệ Dân tộc thiểu số 85,95% nên Dân số hiện có (2.664 người) lớn hơn Dân số
tiêu chuẩn quy đổi yếu tố đặc thù dân tộc thiểu số, phải đạt (1.250 người).
Do đó không thực hiện sắp xếp
-
Đơn vị hành chính trọng điểm Quốc phòng, ATK
Do
đó không thực hiện sắp xếp
|
2
|
Xã Bình Phú
|
33,30
|
66,61
|
2.622
|
52,44
|
2.492
|
95,04
|
1000
|
262,2
|
|
X
|
-
Có đồng thời Diện tích và quy mô Dân số dưới 70% quy định. Tuy nhiên, do có tỷ
lệ Dân tộc thiểu số 95,04% nên Dân số hiện có (2.622 người) lớn hơn Dân số
tiêu chuẩn quy đổi yếu tố đặc thù dân tộc thiểu số, phải đạt (1.000 người).
Do đó không thực hiện sắp xếp
-
Xã ATK
Do
đó không thực hiện sắp xếp
|
3
|
Xã Nhân Lý
|
24,66
|
49,33
|
2.678
|
53,56
|
1.890
|
70,58
|
1500
|
178,53
|
|
|
Có
đồng thời Diện tích và quy mô Dân số dưới 70% quy định. Tuy nhiên, do có tỷ lệ
Dân tộc thiểu số 70,58% nên Dân số hiện có (2.678 người) lớn hơn Dân số tiêu
chuẩn quy đổi yếu tố đặc thù dân tộc thiểu số, phải đạt (1.500 người). Do đó
không thực hiện sắp xếp
|
III. H. HÀM YÊN
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
2
|
|
1
|
Xã Bằng Cốc
|
28,57
|
57,14
|
3.232
|
64,64
|
3.143
|
97,25
|
1000
|
323,20
|
|
|
Có đồng thời Diện tích
và quy mô Dân số dưới 70% quy định. Tuy nhiên, do có tỷ lệ Dân tộc thiểu số
97,25% nên Dân số hiện có (2.232 người) lớn hơn Dân số tiêu chuẩn quy đổi yếu
tố đặc thù dân tộc thiểu số, phải đạt (1.000 người). Do đó không thực hiện sắp
xếp
|
III.H. YÊN SƠN
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Phú Thịnh
|
30,14
|
60,27
|
2.577
|
51,54
|
1.326
|
51,46
|
2000
|
128,85
|
X
|
X
|
Có đồng thời Diện
tích và quy mô Dân số dưới 70% quy định. Tuy nhiên, do có tỷ lệ Dân tộc thiểu
số 51,46% nên Dân số hiện có (2.577 người) lớn hơn Dân số tiêu chuẩn quy đổi
yếu tố đặc thù dân tộc thiểu số, phải đạt (2.000 người). Do đó không thực hiện
sắp xếp
|
2
|
Xã Quí Quân
|
33,88
|
67,75
|
2.597
|
51,94
|
1.796
|
69,16
|
1750
|
148,40
|
|
|
Có đồng thời Diện tích
và quy mô Dân số dưới 70% quy định. Tuy nhiên, do có tỷ lệ Dân tộc thiểu số
69,16% nên Dân số hiện có (2.597 người) lớn hơn Dân số tiêu chuẩn quy đổi yếu
tố đặc thù dân tộc thiểu số, phải đạt (1.750 người). Do đó không thực hiện sắp
xếp
|
3
|
Xã Trung Trực
|
31,33
|
62,65
|
2.690
|
53,80
|
1.965
|
73,05
|
1500
|
179,33
|
X
|
X
|
- Có đồng thời Diện
tích và quy mô Dân số dưới 70% quy định. Tuy nhiên, do có tỷ lệ Dân tộc thiểu
số 73,05% nên Dân số hiện có (2.690 người) lớn hơn Dân số tiêu chuẩn quy đổi
yếu tố đặc thù dân tộc thiểu số, phải đạt (1.500 người).
- Đơn vị hành chính
trọng điển Quốc phòng, ATK
Do đó không thực hiện
sắp xếp
|
IV. H.SƠN DƯƠNG
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Bình Yên
|
12,94
|
25,88
|
3.226
|
64,52
|
2.669
|
82,73
|
1250
|
258,08
|
X
|
X
|
- Có đồng thời Diện
tích và quy mô Dân số dưới 70% quy định. Tuy nhiên, do có tỷ lệ Dân tộc tiểu
số 82,73% nên Dân số hiện có (3.266 người) lớn hơn Dân số tiêu chuẩn quy đổi
yếu tố đặc thù dân tộc thiểu số, phải đạt (1.250 người).
- Đơn vị hành chính
trọng điển Quốc phòng, ATK
Do đó không thực hiện
sắp xếp
|
2
|
Xã Đồng Quý
|
13,30
|
26,60
|
3.353
|
67,06
|
2.980
|
88,88
|
1250
|
268,24
|
|
|
Có đồng thời Diện
tích và quy mô Dân số dưới 70% quy định. Tuy nhiên, do có tỷ lệ Dân tộc thiểu
số 88,88 % nên Dân số hiện có (3.353 người) lớn hơn Dân số tiêu chuẩn quy đổi
yếu tố đặc thù dân tộc thiểu số, phải đạt (1.250 người). Do đó không thực hiện
sắp xếp
|
3
|
Xã Kháng Nhật
|
28,21
|
56,42
|
3.385
|
67,7
|
1.352
|
39,94
|
2500
|
135,40
|
|
|
Có đồng thời Diện tích
và quy mô Dân số dưới 70% quy định . Tuy nhiên, do có tỷ lệ Dân tộc thiểu số
39,94 % nên Dân số hiện có (3.385 người) lớn hơn Dân số tiêu chuẩn quy đổi yếu
tố đặc thù dân tộc thiểu số, phải đạt (2.500 người). Do đó không thực hiện sắp
xếp.
|
PHƯƠNG ÁN
XỬ LÝ TRỤ SỞ DÔI DƯ SAU KHI
NHẬP XÃ HỒNG LẠC VÀ XÃ VÂN SƠN ĐỂ THÀNH LẬP XÃ HỒNG SƠN THUỘC HUYỆN SƠN DƯƠNG
(Kèm theo Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023-2025)
TT
|
Tên/quy mô trụ
sở
|
Phương án xử lý
|
Dự kiến thời
gian
|
1
|
Trạm y tế xã Hồng Lạc
- Diện tích đất: 1.405,3m2.
- Diện tích nhà làm việc: 220m2.
- Loại nhà: Nhà xây một tầng.
- Số phòng làm việc: 10 phòng.
- Năm xây dựng: 2002.
|
- Hiện trạng: Được xây dựng năm 2002; hiện nay,
trụ sở, cơ sở vật chất đã xuống cấp, còn rất ít giá trị sử dụng.
- Phương án: Thực hiện rà soát, kiểm kê và thanh
lý cơ sở vật chất, trụ sở và các tài sản trên đất theo quy định; thực hiện
bàn giao toàn bộ diện tích đất cho huyện quản lý và sử dụng theo quy định.
|
Thực hiện ngay sau
khi thành lập xã mới
|
2
|
Trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã Vân Sơn
- Diện tích đất: 6.286,5m2.
- Diện tích nhà làm việc: 744m2.
- Loại nhà: Nhà xây 2 tầng kiên cố.
- Số phòng làm việc: 16 phòng.
- Năm xây dựng: 2017.
|
- Hiện trạng: Được đầu tư xây dựng mới năm 2017; hiện
nay, giá trị sử dụng còn tốt, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về trụ sở làm việc của
các cơ quan nhà nước.
- Phương án: Giao cho Công an xã Hồng Sơn tiếp quản,
sử dụng theo quy định.
|
Thực hiện ngay sau
khi thành lập xã mới
|
[1] Thị trấn Tân
Yên (huyện Hàm Yên); xã Xuân Lập (huyện Lâm Bình); xã Khâu Tinh (huyện Na
Hang); xã Tân Long và xã Tân Tiến được chia tách từ xã Tân Hồng; xã Thái Bình
và xã Tiến Bộ được chia tách từ xã Bình Ca; xã Quý Quân và xã Lực Hành được
chia tách từ xã Hồng Sơn, xã Chân Sơn (huyện Yên Sơn)
[2] Nghị định số
99/2008/NĐ-CP Ngày 03/9/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành
chính huyện Yên Sơn để mở rộng thị xã Tuyên Quang và thành lập một số phường
thuộc thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang; Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày
28/01/2011 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Na Hang
và huyện Chiêm Hóa để thành lập huyện Lâm Bình thuộc tỉnh Tuyên Quang
[3]
Nghị quyết số 816/NQ-UBTVQH14 ngày 21/11/2019 về sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp
xã tỉnh Tuyên Quang: Sáp nhập xã Sầm Dương và xã Lâm Xuyên để thành lập xã Trường
Sinh thuộc huyện Sơn Dương; Sáp nhập xã Thanh Phát và xã Tuân Lộ để thành lập
xã Tân Thanh thuộc huyện Sơn Dương; sáp nhập thị trấn Tân Bình và xã Đội Cấp để
thành lập phường Đội Cấn thuộc thành phố Tuyên Quang
Nghị quyết 1262/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã và
thành lập các thị trấn thuộc tỉnh Tuyên Quang: Điều chỉnh ĐGHC huyện Chiêm Hoá
và huyện Lâm Bình bằng việc chuyển xã Phúc Sơn, xã Minh Quang huyện Chiêm Hoá về
huyện Lâm Bình quản lý, thành lập thị trấn Lắng Can trên cơ sở xã Lăng Can thuộc
huyện Lâm Bình; điều chỉnh ĐGHC các xã Lang Quán, Tứ Quận, Thắng Quân để thành
lập thị trấn Yên Sơn thuộc huyện Yên Sơn.
[4] Hoàn thành việc
xóa bỏ “tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình” sau hơn 30 năm tồn tại và tổ chức
“Ân điển cứu rỗi” trên địa bàn tỉnh.
[5] Các hoạt động
Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang; Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế lần thứ II - năm
2023; Lễ hội Thành Tuyên năm 2023
[6] Nồng độ cồn,
ma túy, quá tải, cơi nới thành thùng xe, vi phạm tốc độ
[7] Phát hiện, xử
lý 16.399 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; kiểm tra an toàn phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với 28.603 lượt cơ sở, xử phạt 46 cơ sở
vi phạm.
[8]
- Huyện Na Hang có 02 xã: Hồng Thái, Thượng Giáp;
- Huyện Chiêm Hoá có 03 xã: Xã
Bình Nhân, xã Bình Phú, xã Nhân Lý;
- Huyện Hàm Yên có 01 xã: Bằng
Cốc;
- Huyện Yên Sơn có 03 xã: Phú
Thịnh, Quý Quân, Trung Trực;
- Huyện Sơn Dương có 03 xã: Bình Yên, Đồng Quý,
Kháng Nhật.
[9] Do có tỷ lệ
dân số là dân tộc thiểu số = 99,22% nên quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi phải cần là 1.000 người; nhưng quy mô dân số hiện có xã Hồng Thái là
1.658 người lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt, theo quy định là xã thuộc
diện không phải sắp xếp.
[10] Do có tỷ lệ
dân số là dân tộc thiểu số = 99,15% nên quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi là 1.000 người; nhưng hiện nay quy mô dân số hiện có xã Thượng Giáp là
2.110 người lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt, theo quy định là xã thuộc
diện không phải sắp xếp.
[11] Do có tỷ lệ
dân số là dân tộc thiểu số = 85,92 nên quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi là 1.250 người; nhưng hiện nay quy mô dân số hiện có xã Bình Nhân là
2.664 người lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt, theo quy định là xã thuộc
diện không phải sắp xếp.
[12] Do có tỷ lệ
dân số là dân tộc thiểu số = 95,04% nên quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi là 1.000 người; nhưng hiện nay quy mô dân số hiện có xã Bình Phú là
2.622 người lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt, theo quy định là xã thuộc
diện không phải sắp xếp.
[13] Do có tỷ lệ
dân số là dân tộc thiểu số = 70,58% nên quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi là 1.500 người; nhưng hiện nay quy mô dân số hiện có xã Nhân Lý là
2.678 người lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt, theo quy định là xã thuộc
diện không phải sắp xếp.
[14] Do có tỷ lệ
dân số là dân tộc thiểu số = 97,25% nên quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi là 1.000 người; nhưng hiện nay quy mô dân số hiện có xã Bằng Cốc là
3.232 người lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt, theo quy định là xã thuộc
diện không phải sắp xếp.
[15] Do có tỷ lệ
dân số là dân tộc thiểu số = 51,46% nên quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi là 2.000 người; nhưng hiện nay quy mô dân số hiện có xã Phú thịnh là
2.577 người lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt, theo quy định là xã thuộc
diện không phải sắp xếp.
[16] Do có tỷ lệ
dân số là dân tộc thiểu số = 69,16% nên quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi là 1.750 người; nhưng hiện nay quy mô dân số hiện có xã Quý Quân là
2.597 người lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt, theo quy định là xã thuộc
diện không phải sắp xếp.
[17] Do có tỷ lệ
dân số là dân tộc thiểu số = 73,05% nên quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi là 1.500 người; nhưng hiện nay quy mô dân số hiện có xã Trung Trực là
2.690 người lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt, theo quy định là xã thuộc
diện không phải sắp xếp.
[18] Do có tỷ lệ
dân số là dân tộc thiểu số = 82,30% nên quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi là 1.250 người; nhưng hiện nay quy mô dân số hiện có xã Bình Yên là
3.226 người lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt, theo quy định là xã thuộc
diện không phải sắp xếp.
[19] Do có tỷ lệ
dân số là dân tộc thiểu số = 88,88% nên quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi là 1.250 người; nhưng hiện nay quy mô dân số hiện có xã Đồng Quý là
3.353 người lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt, theo quy định là xã thuộc
diện không phải sắp xếp.
[20] Do có tỷ lệ
dân số là dân tộc thiểu số = 39,94 nên quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt sau
quy đổi là 1.250 người; nhưng hiện nay quy mô dân số hiện có xã Kháng Nhật là
3.385 người lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn phải đạt, theo quy định là xã thuộc
diện không phải sắp xếp.