ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 487/QĐ-UBND
|
Tuyên Quang, ngày
15 tháng 12 năm 2023
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ SẮP XẾP CÁC ĐƠN
VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023-2025 CỦA TỈNH TUYÊN QUANG
ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số
35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp
các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025;
Căn cứ Nghị quyết số
117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện sắp
xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025;
Căn cứ Công điện số
972/CĐ-TTg ngày 17/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo, tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai
đoạn 2023-2030;
Căn cứ Kết luận số
1431-KL/TU ngày 10/10/2023 Kết luận hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ kỳ thứ 40
(ngày 09/10/2023) về Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai
đoạn 2023-2025;
Căn cứ Văn bản số
7326/BNV-CQĐP nagỳ 12/12/2023 của Bộ Nội vụ về việc góp ý Phương
án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn
2023-2025 của tỉnh Tuyên Quang;
Theo đề nghị của Giám
đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 474/TTr-SNV ngày 14/12/2023.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành Phương án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn
2023-2025 của tỉnh Tuyên Quang (có Phương án kèm theo).
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ
quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
-
Bộ Nội vụ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Ban Pháp chế, HĐND tỉnh;
- Báo Tuyên Quang;
- Như Điều 2;
- Phó CVP UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- TP, PTP, CV VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC (Thg).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn
Văn Sơn
|
PHƯƠNG
ÁN
TỔNG THỂ SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
GIAI ĐOẠN 2023-2025 CỦA TỈNH TUYÊN QUANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 487/QĐ-UBND ngày 15/12/1023 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Căn cứ Nghị quyết số
37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính
cấp huyện, cấp xã (gọi tắt là Nghị quyết số 37-NQ/TW); Kết luận số 48-KL/TW
ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện sắp xếp các đơn vị hành
chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 (gọi tắt là Kết luận số 48-KL/TW);
Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 (gọi
tắt là Nghị quyết số 35/NQ- UBTVQH15); Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023
của Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính
cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 (gọi tắt là Nghị quyết số 117/NQ-CP);
Thực hiện Kết luận số
1431-KL/TU ngày 10/10/2023 của Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang kỳ
thứ 40 và Văn bản số 7326/BNV-CQĐP ngày 12/12/2023 của Bộ Nội vụ về việc góp ý
Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn
2023-2025 của tỉnh Tuyên Quang,
Ủy ban nhân dân tỉnh
Tuyên Quang ban hành Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính (sau đây viết
tắt là ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023- 2025 của tỉnh gồm các nội dung
sau:
Phần I
HIỆN TRẠNG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
I.
HIỆN TRẠNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CÁC CẤP CỦA TỈNH TÍNH ĐẾN 31/12/2022
1. Tỉnh Tuyên Quang
1.1. Diện tích tự
nhiên hiện có: 5.867,95 km2.
1.2. Quy mô dân số
hiện có: 908.797 người
2. Số lượng ĐVHC cấp
huyện
2.1. Số ĐVHC cấp
huyện: 07 đơn vị (gồm: 06 huyện, 01 thành phố).
2.2. Số lượng ĐVHC
cấp huyện thuộc diện sắp xếp: Không có.
2.3. Số lượng ĐVHC
cấp huyện thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp
xếp: Không có.
2.4. Số lượng ĐVHC
cấp huyện thuộc diện khuyến khích sắp xếp: Không có.
2.5. Số lượng ĐVHC
cấp huyện liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp:
Không có.
3. Số lượng ĐVHC cấp
xã
3.1. Số lượng ĐVHC
cấp xã: 138 đơn vị (122 xã, 10 phường và 06 thị trấn).
3.2. Số lượng ĐVHC
cấp xã thuộc diện phải sắp xếp: 02 đơn vị (xã Hồng Lạc, Vân Sơn thuộc huyện Sơn
Dương)[1].
3.3. Số lượng ĐVHC
cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp:
12 đơn vị gồm các xã: Hồng Thái, Thượng Giáp (huyện Na Hang); xã: Bình Nhân,
Bình Phú, Nhân Lý (huyện Chiêm Hóa); xã: Bằng Cốc (huyện Hàm Yên); xã: Phú
Thịnh, Quý Quân, Trung Trực (huyện Yên Sơn); xã: Bình Yên, Đồng Quý, Kháng Nhật
(huyện Sơn Dương)[2].
3.4. Số lượng ĐVHC
cấp xã thuộc diện khuyến khích thực hiện sắp xếp: Không có.
3.5. Số lượng ĐVHC
cấp xã liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp:
Không có.
II.
HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP XÃ THỰC HIỆN SẮP XẾP
1.
Hiện trạng ĐVHC cấp xã thuộc diện phải sắp xếp: 02 xã (Hồng Lạc, Vân Sơn
thuộc huyện Sơn Dương).
1.1. Xã Hồng Lạc
1.1.1. Thuộc khu vực
miền núi; không có yếu tố đặc thù theo quy định tại Điều 3a của Nghị quyết số
1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được sửa đổi, bổ sung tại
Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC.
1.1.2. Diện tích tự
nhiên hiện có: 9,76 km2.
1.1.3. Quy mô dân số
hiện có: 6.038 người.
1.1.4. Số dân là
người dân tộc thiểu số: 406 người; chiếm tỷ lệ 6,72 % quy mô dân số hiện có).
1.1.5. Các chính sách
đặc thù đang hưởng: Không có.
1.1.6. Các ĐVHC cùng
cấp liền kề: Xã Trường Sinh, xã Hào Phú, xã Chi Thiết, xã Văn Phú, xã Vân Sơn.
1.1.7. Lý do phải sắp
xếp:
- Do có diện tích
dưới 20% tiêu chuẩn quy định (diện tích đạt 19,52% tiêu chuẩn), quy mô dân số
dưới 300% tiêu chuẩn quy định (quy mô dân số hiện có 6.038 người, dưới 300%
tiêu chuẩn = 15.000 người) do đó thuộc diện phải sắp xếp.
- Xã Hồng Lạc đã được
quy hoạch phát triển đô thị giai đoạn 2021-2025, tuy nhiên, về diện tích, quy
mô dân số hiện có chưa đạt tiêu chuẩn ĐVHC đô thị tương ứng (diện tích tiêu
chuẩn đối với thị trấn là 14 km2, dân số 8.000 người).
1.2. Xã Vân Sơn
1.2.1. Thuộc khu vực
miền núi; có yếu tố đặc thù là đơn vị hành chính nông thôn, có dân số là người
dân tộc thiểu số trên 30% quy mô dân số hiện có[3].
1.2.2. Diện tích tự
nhiên hiện có: 9,59 km2.
1.2.3. Quy mô dân số
hiện có: 3.538 người.
1.2.4. Số dân là
người dân tộc thiểu số: 1.335 người; chiếm tỷ lệ 37,75% quy mô dân số hiện có).
1.2.5. Các chính sách
đặc thù đang hưởng: Không có.
1.2.6. Các ĐVHC cùng
cấp liền kề: Xã Hồng Lạc, xã Văn Phú, xã Đồng Quý, xã Quyết Thắng.
1.2.7. Lý do phải sắp
xếp: Do có diện tích dưới 20% tiêu chuẩn quy định (diện tích đạt 19,18% tiêu
chuẩn); quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn quy định (do có 37,75% dân số là dân
tộc thiểu số nên tiêu chuẩn quy mô dân số phải đạt là 2.500 người; tuy nhiên
quy mô dân số hiện có là 3.538 người, dưới 300% (bằng 7.500 người) tiêu chuẩn
quy mô dân phố phải đạt) do đó thuộc diện phải sắp xếp.
2.
Hiện trạng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không
thực hiện sắp xếp: 12 xã (Huyện Na Hang có 02 xã: Hồng Thái, Thượng
Giáp; huyện Chiêm Hoá có 03 xã: Xã Bình Nhân, xã Bình Phú, xã Nhân Lý; huyện
Hàm Yên có 01 xã: Bằng Cốc; huyện Yên Sơn có 03 xã: Phú Thịnh, Quý Quân, Trung
Trực; huyện Sơn Dương có 03 xã: Bình Yên, Đồng Quý, Kháng Nhật), cụ thể:
2.1.
Xã Hồng Thái
2.1.1. Thuộc khu vực
vùng cao của tỉnh (theo Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định
số 33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi);
xã có yếu tố đặc thù theo Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: Là
đơn vị hành chính nông thôn, có dân số là người dân tộc thiểu số chiếm 99,22%
quy mô dân số[4].
2.1.2. Diện tích tự
nhiên hiện có: 16,20 km2.
2.1.3. Quy mô dân số
hiện có: 1.658 người.
2.1.4. Số dân là
người dân tộc thiểu số: 1.645 người; chiếm tỷ lệ 99,22 % quy mô dân số hiện có.
2.1.5. Các chính sách
đặc thù đang hưởng:
- Xã khu vực I (Quyết
định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ); có 02 thôn/07
thôn là thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021-2025 (theo Quyết định số 612/QĐ- UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban
dân tộc).
- Cán bộ, công chức,
viên chức được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần
đầu; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề (theo
Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ).
2.1.6. Các ĐVHC cùng
cấp liền kề: Xã Yên Hoa, xã Đà Vị.
2.2.
Xã Thượng Giáp
2.2.1. Thuộc khu vực
vùng cao của tỉnh (theo Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định
số 33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi);
có yếu tố đặc thù theo Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: Là đơn
vị hành chính nông thôn, có dân số là người dân tộc thiểu số chiếm 99,15% quy
mô dân số[5].
2.2.2. Diện tích tự
nhiên hiện có: 28,65 km2.
2.2.3. Quy mô dân số
hiện có: 2.110 người.
2.2.4. Số dân là
người dân tộc thiểu số: 2.092 người; chiếm tỷ lệ 99,15 % quy mô dân số hiện có.
2.2.5. Các chính sách
đặc thù đang hưởng:
- Xã khu vực III
thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Quyết định số 861/QĐ-TTg
ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ); có 06 thôn/06 thôn là thôn đặc
biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Quyết
định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban dân tộc).
- Cán bộ, công chức,
viên chức được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần
đầu; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề (Nghị
định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ).
2.2.6. Các ĐVHC cùng
cấp liền kề: Xã Thượng Nông.
2.3.
Xã Bình Nhân
2.3.1. Thuộc khu vực
miền núi (theo Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số
33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi);
là xã có yếu tố đặc thù theo Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: Là
đơn vị hành chính nông thôn, có dân số là người dân tộc thiểu số chiếm 85,92%
quy mô dân số hiện có)[6].
2.3.2. Diện tích tự
nhiên: 24,94 km2.
2.3.3. Quy mô dân số
hiện có: 2.664 người.
2.3.4. Số dân là
người dân tộc thiểu số: 2.289 người; chiếm tỷ lệ 85,92 % quy mô dân số hiện có.
2.3.5. Các chính sách
đặc thù đang hưởng:
- Là xã trọng điểm về
Quốc phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng
công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng); xã ATK (theo
Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công nhận xã An toàn khu,
vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang).
- Xã khu vực III (Quyết
định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ) có 05 thôn/05
thôn là thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021-2025 (Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban dân
tộc).
- Cán bộ, công chức,
viên chức được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần
đầu, trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề (Nghị
định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ).
2.3.6. Các ĐVHC cùng
cấp liền kề: Nhân Lý, Vinh Quang, Kim Bình.
2.4.
Xã Bình Phú
2.4.1. Thuộc khu vực
miền núi (theo Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số
33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi);
có yếu tố đặc thù theo Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: Là đơn
vị hành chính nông thôn, có dân số là người dân tộc thiểu số chiếm 95,04% quy
mô dân số hiện có[7].
2.4.2. Diện tích tự
nhiên hiện có: 33,30 km2.
2.4.3. Quy mô dân số
hiện có: 2.622 người.
2.4.4. Số dân là
người dân tộc thiểu số: 2.492 người; chiếm tỷ lệ 95,04% quy mô dân số hiện có.
2.4.5. Các chính sách
đặc thù đang hưởng:
- Là xã thuộc vùng an
toàn khu huyện Chiêm Hoá (theo Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày
31/12/2020 về việc công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên
Quang);
- Xã khu vực III (Quyết
định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của thủ tướng Chính phủ) có 07 thôn/08
thôn là thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021-2025 (Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban
dân tộc).
- Cán bộ, công chức,
viên chức được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần
đầu, trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; phụ cấp ưu đãi nghề (Nghị định số
76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ).
2.4.6. Các ĐVHC cùng
cấp liền kề: Xã Kiên Đài, xã Phú Bình, xã Yên Lập.
2.5.
Xã Nhân Lý
2.5.1. Thuộc khu vực
miền núi (theo Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số
33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi);
có yếu tố đặc thù theo Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: Là đơn
vị hành chính nông thôn, có dân số là người dân tộc thiểu số chiếm 70,58% quy
mô dân số hiện có[8].
2.5.2. Diện tích tự
nhiên: 24,66 km2.
2.5.3. Quy mô dân số
hiện có: 2.678 người.
2.5.4. Số dân là
người dân tộc thiểu số: 1.890 người; chiếm tỷ lệ 70,58% quy mô dân số hiện có.
2.5.5. Các chính sách
đặc thù đang hưởng:
- Xã khu vực II (Quyết
định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ) có 04 thôn/09
thôn là thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021-2025 (Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban dân
tộc).
- Cán bộ, công chức,
viên chức được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần
đầu, trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; phụ cấp ưu đãi nghề (Nghị định số
76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ).
2.5.6. Các ĐVHC cùng
cấp liền kề: Xã Yên Nguyên, xã Hoà Phú, xã Hoà An, xã Vinh Quang, xã Bình Nhân.
2.6.
Xã Bằng Cốc
2.6.1. Thuộc khu vực
miền núi (theo Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số
33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi);
có yếu tố đặc thù theo Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: Là đơn
vị hành chính nông thôn, có dân số là người dân tộc thiểu số chiếm 97,25% quy
mô dân số hiện có[9].
2.6.2. Diện tích tự
nhiên hiện có: 28,57 km2.
2.6.3. Quy mô dân số
hiện có: 3.232 người.
2.6.4. Số dân là
người dân tộc thiểu số: 3.143 người; chiếm tỷ lệ 97,25 % quy mô dân số hiện có.
2.6.5. Các chính sách
đặc thù đang hưởng: Xã Bằng Cốc là xã khu vực III (theo Quyết định số
861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ thướng Chính phủ), có 05 thôn/06 thôn là
thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (theo Quyết định số
612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc).
2.6.6. Các ĐVHC cùng
cấp liền kề: Xã Thành Long, thị trấn Tân Yên, xã Nhân Mục.
2.7.
Xã Phú Thịnh
2.7.1. Thuộc khu vực
miền núi (theo Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số
33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi);
có yếu tố đặc thù theo Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: Là đơn
vị hành chính nông thôn, có dân số là người dân tộc thiểu số chiếm 51,46% quy
mô dân số hiện có[10].
2.7.2. Diện tích tự
nhiên hiện có: 30,14 km2.
2.7.3. Quy mô dân số
hiện có: 2.577 người.
2.7.4. Số dân là
người dân tộc thiểu số: 1.326 người; chiếm tỷ lệ 51,46% quy mô dân số hiện có.
2.7.5. Các chính sách
đặc thù đang hưởng:
- Là xã trọng điểm về
Quốc phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng
công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng); xã ATK (theo
Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công nhận xã An toàn khu,
vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Xã khu vực I (theo
Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ thướng Chính phủ) có 01
thôn/06 thôn là thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 612/QĐ- UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy
ban dân tộc).
2.7.6. Các ĐVHC cùng
cấp liền kề: Xã Tân Tiến, xã Thái Bình, xã Công Đa, xã Đạo Viện.
2.8.
Xã Quý Quân
2.8.1. Thuộc khu vực
miền núi (theo Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số
33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi);
có yếu tố đặc thù theo Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: Là đơn
vị hành chính nông thôn, có dân số là người dân tộc thiểu số chiếm 69,16% quy
mô dân số hiện có[11].
2.8.2. Diện tích tự
nhiên hiện có: 33,88 km2.
2.8.3. Quy mô dân số
hiện có: 2.597 người.
2.8.4. Số dân là
người dân tộc thiểu số: 1.796 người; chiếm tỷ lệ 69,16% quy mô dân số hiện có.
2.8.5. Các chính sách
đặc thù đang hưởng:
- Là xã thuộc vùng An
toàn khu liên huyện Yên Sơn - Hàm Yên (theo Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày
31/12/2020 về việc công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên
Quang);
- Xã khu vực II (theo
Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ thướng Chính phủ) có 03
thôn/08 thôn là thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban
dân tộc).
2.8.6. Các ĐVHC cùng
cấp liền kề: Xã Lực Hành, xã Xuân Vân, xã Trung Trực, xã Kiến Thiết.
2.9.
Xã Trung Trực
2.9.1. Thuộc khu vực
miền núi (theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ thướng
Chính phủ) có yếu tố đặc thù theo Điều 3ª của Nghị quyết số
1211/2016/NQUBTVQH13: Là đơn vị hành chính nông thôn, có dân số là người dân
tộc thiểu số chiếm 73,05% quy mô dân số hiện có[12]
2.9.2. Diện tích tự
nhiên hiện có: 31,33 km2.
2.9.3. Quy mô dân số
hiện có: 2.690 người.
2.9.4. Số dân là
người dân tộc thiểu số: 1.965 người; chiếm tỷ lệ 73,05% quy mô dân số hiện có.
2.9.5. Các chính sách
đặc thù đang hưởng:
- Là xã trọng điểm về
Quốc phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng
công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng); xã ATK (theo
Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công nhận xã An toàn khu,
vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Xã khu vực II (theo
Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ thướng Chính phủ) có 02
thôn/05 thôn là thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 612/QĐ- UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy
ban dân tộc).
2.9.6. Các ĐVHC cùng
cấp liền kề: Xã Quý Quân, xã Xuân Vân, xã Tân Tiến, xã Kiến Thiết.
2.10.
Xã Bình Yên
2.10.1. Thuộc khu vực
miền núi (theo Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số
33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi);
có yếu tố đặc thù theo Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: Là đơn
vị hành chính nông thôn, có dân số là người dân tộc thiểu số chiếm 82,30% quy
mô dân số hiện có[13].
2.10.2. Diện tích tự
nhiên: 12,94 km2.
2.10.3. Quy mô dân số
hiện có: 3.226 người.
2.10.4. Số dân là
người dân tộc thiểu số: 2.669 người; chiếm tỷ lệ 82,3% quy mô dân số hiện có.
2.10.5. Các chính
sách đặc thù đang hưởng:
- Là xã trọng điểm về
Quốc phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng
công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng); xã ATK (theo
Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công nhận xã An toàn khu,
vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Xã khu vực III (theo
Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ thướng Chính phủ) có 04
thôn/05 thôn là thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của
Ủy ban dân tộc).
- Cán bộ, công chức,
viên chức được hưởng các chế độ, chính sách vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn (Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của
Chính phủ).
2.10.6. Các ĐVHC cùng
cấp liền kề: Xã Hợp Thành, xã Lương Thiện, xã Tân Trào, xã Minh Thanh, xã Tú
Thịnh.
2.11.
Xã Đồng Quý
2.11.1. Thuộc khu vực
miền núi (theo Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số
33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi);
có yếu tố đặc thù theo Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: Là đơn
vị hành chính nông thôn, có dân số là người dân tộc thiểu số chiếm 88,88% quy
mô dân số hiện có[14].
2.11.2. Diện tích tự
nhiên: 13,30 km2.
2.11.3. Quy mô dân số
hiện có: 3.353 người.
2.11.4. Số dân là
người dân tộc thiểu số: 2.980 người; chiếm tỷ lệ 88,88% quy mô dân số hiện có.
2.11.5. Các chính
sách đặc thù đang hưởng:
- Là xã thuộc vùng an
toàn khu huyện Sơn Dương (theo Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày
31/12/2020 về việc công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên
Quang);
- Xã khu vực III (theo
Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ thướng Chính phủ) có 07
thôn/07 thôn là thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của
Ủy ban dân tộc).
- Cán bộ, công chức,
viên chức được hưởng các chế độ, chính sách vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn (Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của
Chính phủ).
2.11.6. Các ĐVHC cùng
cấp liền kề: Xã Vân Sơn, xã Văn Phú, xã Chi Thiết, xã Đông Thọ, xã Quyết Thắng.
2.12.
Xã Kháng Nhật
2.12.1. Thuộc khu vực
miền núi (theo Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993, Quyết định số
33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và miền núi);
có yếu tố đặc thù theo Điều 3ª của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13: Là đơn
vị hành chính nông thôn, có dân số là người dân tộc thiểu số chiếm 39,94% quy
mô dân số hiện có[15].
2.12.2. Diện tích tự
nhiên: 28,21 km2.
2.12.3. Quy mô dân số
hiện có: 3.385 người.
2.12.4. Số dân là
người dân tộc thiểu số: 1.352 người; chiếm tỷ lệ 39,94% quy mô dân số hiện có.
2.12.5. Các chính
sách đặc thù đang hưởng:
- Là xã thuộc vùng an
toàn khu huyện Sơn Dương (theo Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày
31/12/2020 về việc công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên
Quang);
- Xã khu vực I (theo
Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ thướng Chính phủ) có 02
thôn/11 thôn là thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 612/QĐ- UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy
ban dân tộc).
2.12.6. Các ĐVHC cùng
cấp liền kề: Xã Hợp Thành, thị trấn Sơn Dương, xã Phúc Ứng, xã Hợp Hoà, xã
Thiện Kế.
3. Hiện trạng ĐVHC
cấp xã thuộc diện khuyến khích thực hiện sắp xếp: Không có
(Chi tiết tại các phụ
lục: 1-1A, 1-2A, 1-2B kèm theo)
Phần II
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
CỦA TỈNH TUYÊN QUANG
I.
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Phương án sắp xếp
ĐVHC cấp xã thuộc diện phải sắp xếp: Xã Hồng Lạc và xã Vân Sơn
1.1. Sắp xếp ĐVHC
nông thôn cấp xã thành ĐVHC nông thôn cùng cấp
1.1.1. Nhập toàn bộ
diện tích tự nhiên và dân số của xã Vân Sơn (có diện tích tự nhiên là 9,59
km2; quy mô dân số là 3.538 người) và toàn bộ diện tích tự nhiên
và dân số của xã Hồng Lạc (có diện tích tự nhiên là 9,76 km2; quy
mô dân số là 6.038 người) để thành lập một xã mới thuộc huyện Sơn Dương.
a) Cơ sở và lý do của
việc sắp xếp ĐVHC
- Thực hiện Nghị
quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 37-NQ/TW
ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp
huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 về tiếp tục thực hiện sắp
xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; Nghị quyết số
35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp
ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Chính phủ ban hành Nghị quyết số
117/NQ-CP ngày 30/7/2023 về Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp
huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025. Mục tiêu, đến 2025 hoàn thành việc sắp xếp
ĐVHC cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu
chuẩn quy định và ĐVHC cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy
mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn quy định.
- Nhằm bảo đảm thực
hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Trung ương và tổ chức hợp lý các đơn
vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh chưa bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định,
góp phần giảm đầu mối đơn vị hành chính, tinh gọn tổ chức bộ máy, giảm số lượng
người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý của chính quyền, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh; đồng thời giảm chi ngân sách, mở rộng không gian phát
triển, phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị, phát
huy tiền năng, lợi thế của từng địa phương theo tinh thần Nghị quyết số
18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày
22/9/2023 về xây dựng và thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2023-2025 để lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa
phương có liên quan Lập phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp xã tỉnh Tuyên Quang
giai đoạn 2025-2030 theo chỉ đạo Chính phủ tại để làm căn cứ, cơ sở xây dựng Đề
án sắp xếp ĐVHC theo quy định.
- Xã Hồng Lạc và xã
Vân Sơn có vị trí địa lý liền kề, giao thông đi lại giữa hai xã là rất thuận
lợi so với các đơn vị hành chính khác trong vùng. Thành phần dân tộc[16],
phong tục tập quán, văn hóa, đặc điểm tự nhiên, cơ cấu phát triển kinh tế - xã
hội (chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp) của hai xã tương đồng; xã
Hồng Lạc và xã Vân Sơn thuộc huyện Sơn Dương có diện tích tự nhiên dưới 20% và
quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn quy định. Do đó, việc sắp xếp đơn vị hành
chính đối với 02 xã này trong giai đoạn 2023-2025 là cần thiết.
b) Kết quả sau sắp
xếp (nhập xã Vân Sơn và xã Hồng Lạc để thành lập 01 xã mới), xã mới có:
- Diện tích tự nhiên
19,35 km2
(đạt
38,7% so với tiêu chuẩn)[17].
- Quy mô dân số 9.576
người (đạt 191,52% so với tiêu chuẩn).
- Dân số là người dân
tộc thiểu số 1.741 người (chiếm 18,18% tổng dân số).
- Các đơn vị hành
chính cùng cấp liền kề: xã Trường Sinh, xã Hào Phú, xã Chi Thiết, xã Văn Phú,
xã Đồng Quý, xã Quyết Thắng.
- Nơi đặt trụ sở làm
việc của xã mới thành lập sau sắp xếp: Dự kiến đặt tại trụ sở hiện có của UBND
xã Hồng Lạc.
2. Phương án sắp xếp
các ĐVHC cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp: Không có.
II.
LÝ DO ĐVHC CẤP XÃ THUỘC DIỆN SẮP XẾP TRONG GIAI ĐOẠN 2023-2025 NHƯNG ĐỀ NGHỊ
KHÔNG THỰC HIỆN SẮP XẾP
1.
Số lượng ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng đề nghị không thực hiện sắp xếp
Toàn tỉnh có 12 đơn
vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 do có đồng
thời cả hai tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định
nhưng đề nghị không thực hiện sắp xếp, cụ thể:
- Huyện Na Hang có 02
đơn vị: Xã Hồng Thái, xã Thượng Giáp
- Huyện Chiêm Hoá có
03 đơn vị: Xã Bình Nhân, xã Bình Phú, xã Nhân Lý.
- Huyện Hàm Yên có 01
đơn vị: Xã Bằng Cốc.
- Huyện Yên Sơn có 03
đơn vị: Xã Phú Thịnh, xã Quý Quân, Xã Trung Trực.
- Huyện Sơn Dương có
03 đơn vị: Xã Bình Yên, xã Đồng Quý, xã Kháng Nhật.
2.
Lý do không thực hiện sắp xếp
Các đơn vị hành chính
thuộc khu vực miền núi, vùng cao của tỉnh; một số đơn vị có vị trí trọng yếu về
quốc phòng; xã ATK; có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hoá, dân tộc,
phong tục tập quán riêng biệt của đồng bào dân tộc thiểu số. Có yếu tố đặc thù
theo quy định tại Điều 3a Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu
chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính: Có tỷ lệ dân số là
dân tộc thiểu số cao, trên 30% dân số trở lên nên quy mô dân số hiện có lớn hơn
quy mô dân số tiêu chuẩn (sau khi đã quy đổi) phải đạt. Đối chiếu theo Điều 3
Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 của
tỉnh không bắt buộc phải thực hiện sắp xếp, cụ thể:
2.1. Xã Hồng Thái,
huyện Na Hang:
- Là xã vùng cao,
vùng xa của huyện (Na Hang là huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Tuyên Quang);
có địa hình, địa lý cách trở, biệt lập với các đơn vị hành chính khác; giao
thông đi lại khó khăn, khó tổ chức kết nối thuận lợi với các đơn vị hành chính
liền kề;
- Có đặc điểm về văn
hoá, dân tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với đơn vị hành
chính khác sẽ dẫn đến mất ổn định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù
theo quy định tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu
chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao (99,22%)
nên không thuộc diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 16,20 km2 (đạt
32,40% tiêu chuẩn); (2) quy mô dân số hiện có 1.658 người, lớn hơn quy mô dân
số tiêu chuẩn phải đạt sau quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.000 người).
2.2. Xã Thượng Giáp,
huyện Na Hang:
- Là xã vùng cao,
vùng xa của huyện (Na Hang là huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Tuyên Quang);
có địa hình, địa lý cách trở, biệt lập với các đơn vị hành chính khác; giao
thông đi lại khó khăn, khó tổ chức kết nối thuận lợi với các đơn vị hành chính
liền kề;
- Có đặc điểm về văn
hoá, dân tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với đơn vị hành
chính khác sẽ dẫn đến mất ổn định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù
theo quy định tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu
chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao
(99,15%) nên không thuộc diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 28,65 km2 (đạt 57,29% tiêu
chuẩn); (2) quy mô dân số hiện có 2.110 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn
phải đạt sau quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.000 người).
2.3. Xã Bình Nhân
huyện Chiêm Hoá:
- Là xã có vị trí
trọng điểm về quốc phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ- BQP ngày 01/7/2022 của
Bộ Quốc phòng công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng); xã
ATK (theo Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công nhận
xã An toàn khu, vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Có đặc điểm về văn
hoá, dân tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với đơn vị hành
chính khác sẽ dẫn đến mất ổn định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù
theo quy định tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu
chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao
(85,92%) nên không thuộc diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 24,94 km2 (đạt 49,89% tiêu
chuẩn); (2) quy mô dân số hiện có 2.664 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn
phải đạt sau quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.250 người).
2.4. Xã Bình Phú
huyện Chiêm Hoá:
- Là xã ATK (theo
Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công nhận xã An toàn khu,
vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Có đặc điểm về văn
hoá, dân tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với đơn vị hành
chính khác sẽ dẫn đến mất ổn định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù
theo quy định tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu
chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao
(95,04%) nên không thuộc diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 33,30 km2 (đạt 66,61% tiêu
chuẩn); (2) quy mô dân số hiện có 2.662 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn
phải đạt sau quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.000 người).
2.5. Xã Nhân Lý huyện
Chiêm Hoá:
- Là xã có đặc điểm
về văn hoá, dân tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với đơn
vị hành chính khác sẽ dẫn đến mất ổn định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù
theo quy định tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu
chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao
(70,58%) nên không thuộc diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 24,66 km2 (đạt
49,33% tiêu chuẩn); (2) quy mô dân số hiện có 2.678 người, lớn hơn quy mô dân
số tiêu chuẩn phải đạt sau quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.500 người).
2.6. Xã Bằng Cốc
huyện Hàm Yên:
- Là xã có đặc điểm
về văn hoá, dân tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với đơn
vị hành chính khác sẽ dẫn đến mất ổn định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù
theo quy định tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu
chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao
(97,25%) nên không thuộc diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 28,57 km2 (đạt 57,14% tiêu
chuẩn); (2) quy mô dân số hiện có 3.232 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn
phải đạt sau quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.000 người).
2.7. Xã Phú Thịnh
huyện Yên Sơn:
- Là xã có vị trí
trọng điểm về quốc phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ- BQP ngày 01/7/2022 của
Bộ Quốc phòng công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng); xã
ATK (theo Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công nhận
xã An toàn khu, vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Có yếu tố đặc thù
theo quy định tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu
chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC do có tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số là
51,46% nên không thuộc diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 30,14 km2 (đạt 60,27% tiêu
chuẩn); (2) quy mô dân số hiện có 2.577 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn
phải đạt sau quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (2.000 người).
2.8. Xã Quý Quân
huyện Yên Sơn:
- Là xã có đặc điểm
về văn hoá, dân tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với đơn
vị hành chính khác sẽ dẫn đến mất ổn định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù
theo quy định tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu
chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC do có tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao
(69,16%) nên không thuộc diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 33,88 km2 (đạt
67,75% tiêu chuẩn); (2) quy mô dân số hiện có 2.597 người, lớn hơn quy mô dân
số tiêu chuẩn phải đạt sau quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.750 người).
2.9. Xã Trung Trực
huyện Yên Sơn:
- Là xã có vị trí
trọng điểm về quốc phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ- BQP ngày 01/7/2022 của
Bộ Quốc phòng công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng); xã
ATK (theo Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công nhận
xã An toàn khu, vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Là xã có đặc điểm
về văn hoá, dân tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với đơn
vị hành chính khác sẽ dẫn đến mất ổn định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù
theo quy định tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu
chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao
(73,05%) nên không thuộc diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 31,33 km2 (đạt 62,65% tiêu
chuẩn); (2) quy mô dân số hiện có 2.695 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn
phải đạt sau quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.500 người).
1.10. Xã Bình Yên
huyện Sơn Dương:
- Là xã có vị trí
trọng điểm về quốc phòng (theo Quyết định số 2414/QĐ- BQP ngày 01/7/2022 của
Bộ Quốc phòng công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng); xã
ATK (theo Quyết định số 2287/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về việc công nhận
xã An toàn khu, vùng An toàn khu thuộc tỉnh Tuyên Quang);
- Là xã có đặc điểm
về văn hoá, dân tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với đơn
vị hành chính khác sẽ dẫn đến mất ổn định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù
theo quy định tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu
chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao
(82,73%) nên không thuộc diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 12,94 km2 (đạt 25,88% tiêu
chuẩn); (2) quy mô dân số hiện có 3.226 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn
phải đạt sau quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.250 người).
2.11. Xã Đồng Quý
huyện Sơn Dương:
- Là xã có đặc điểm
về văn hoá, dân tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, nếu sắp xếp với đơn
vị hành chính khác sẽ dẫn đến mất ổn định về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Có yếu tố đặc thù
theo quy định tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu
chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số cao
(88,88%) nên không thuộc diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 13,30 km2 (đạt 26,60% tiêu
chuẩn); (2) quy mô dân số hiện có 3.353 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn
phải đạt sau quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (1.250 người).
2.12. Xã Kháng Nhật
huyện Sơn Dương:
Có yếu tố đặc thù
theo quy định tại của Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết 27/2022/NQUBTVQH15 về tiêu
chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC do tỷ lệ dân số là dân tộc thiểu số 39,94% nên
không thuộc diện phải sắp xếp do: (1) Diện tích 28,21 km2 (đạt 56,42% tiêu
chuẩn); (2) quy mô dân số hiện có 3.385 người, lớn hơn quy mô dân số tiêu chuẩn
phải đạt sau quy đổi dân số là dân tộc thiểu số (2.500 người).
(Có các văn bản của
cấp có thẩm quyền công nhận các ĐVHC thuộc khu vực miền núi,
vùng cao của tỉnh; ĐVHC có vị trí trọng yếu về quốc phòng; xã ATK; số
liệu về diện tích, dân số của ĐVHC kèm theo)
IV.
GIẢI TRÌNH TRƯỜNG HỢP ĐVHC CẤP XÃ DỰ KIẾN HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP KHÔNG ĐẠT TIÊU
CHUẨN DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN, QUY MÔ DÂN SỐ THEO QUY ĐỊNH
1. Số lượng đơn vị
hành chính dự kiến hình thành sau sắp xếp không bảo đảm tiêu chuẩn về diện
tích, quy mô dân số theo quy định: 01 đơn vị.
2. Giải trình
2.1. Sau khi sắp xếp
nhập xã Vân Sơn và xã Hồng Lạc thuộc huyện Sơn Dương để thành lập 01 xã mới, xã
mới thành lập chưa đạt tiêu chuẩn quy định về diện tích theo Nghị quyết của Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành
chính.
2.2. Phương án sắp
xếp sáp nhập xã Hồng Lạc và xã Vân Sơn là phương án tối ưu dựa trên cơ sở chính
trị, pháp lý và kết quả đánh giá thực tiễn về kinh tế - xã hội, văn hoá, dân
tộc, phong tục tập quán, điều kiện địa lý tự nhiên và các điều kiện, khả năng
tính đến các phương án sắp xếp với các ĐVHC liền kề, cụ thể như:
- Xã Hồng Lạc và xã
Vân Sơn có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán, văn hoá, dân tộc, dặc
điểm tự nhiên và cơ cấu phát triển kinh tế.
- Xã Hồng Lạc ngoài
tiếp giáp liền kề với xã Vân Sơn còn tiếp giáp với các xã: Trường Sinh, Hào
Phú, Chi Thiết, Văn Phú, trong đó xã Trường Sinh là xã hình thành sau sắp xếp
trong giai đoạn 2019-2021; khoảng cách và giao thông đi lại giữa khu vực trung
tâm, các điểm, cụm dân cư của xã Hồng Lạc với khu vực trung tâm, các điểm, cụm
dân cư của xã Vân Sơn là thuận lợi hơn tới các xã: Hào Phú, Chi Thiết, Văn Phú.
- Khoảng cách và giao
thông đi lại giữa giữa khu vực trung tâm, các điểm, cụm dân cư của xã Vân Sơn
với các giữa khu vực trung tâm, các điểm, cụm dân cư của xã giáp ranh: Văn Phú,
Đồng Quý, Quyết Thắng không thuận lợi bằng đi đến xã Hồng Lạc.
- Trường hợp thực
hiện điều chỉnh ĐGHC nhập một phần diện tích tự nhiên, dân số của một trong các
xã giáp ranh với xã Hồng Lạc và một trong các xã giáp ranh với xã Vân Sơn sẽ
phải thực hiện điều chỉnh ĐGHC để sắp xếp cùng lúc nhiều đơn vị, phát sinh
nhiều khó khăn cho công tác quản lý, tác động ảnh hưởng đến tâm tư, nguyện
vọng, đời sống, sản xuất sinh hoạt của người dân ở các ĐVHC liên quan. Nếu thực
hiện theo phương án này, sau sắp xếp, các đơn vị có điều chỉnh ĐGHC cũng không
bảo đảm tiêu chuẩn ĐVHC theo quy định nên không bảo đảm nguyên tắc sắp xếp ĐVHC
theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội. Do vậy không thể thực hiện sắp xếp xã Hồng Lạc, xã Vân Sơn với một trong
các xã liền kề khác.
2.3. Trước khi thực
hiện sắp xếp xã Hồng Lạc đã được quy hoạch phát triển thành đô thị loại V (thị
trấn) trong giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 843/QĐ-UBND ngày 29/12/2021
của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số
325/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch
tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên về diện
tích và quy mô dân số hiện tại chưa đạt tiêu chuẩn ĐVHC đô thị tương ứng theo
quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn ĐVHC và
phân loại ĐVHC.
Sau khi sắp xếp, sáp
nhập xã Hồng Lạc với xã Vân Sơn, xã mới thành lập có: Diện tích tự nhiên 19,35 km2,
quy mô dân số 9.576 người, đáp ứng tiêu chuẩn đơn vị hành chính đô thị loại V
(thị trấn) theo quy định (diện tích: 14 km2, dân số 8.000 người);
bảo đảm có đủ căn cứ, cơ sở và tiền đề thực hiện mục tiêu quy hoạch đô thị đối
với xã mới thành lập sau sắp xếp (bao gồm toàn bộ khu vực xã Hồng Lạc đã được
quy hoạch và xã Vân Sơn).
Với những lý do nêu
trên, việc nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số xã Hồng Lạc với toàn bộ diện
tích tự nhiên, dân số xã Vân Sơn để thành lập một xã mới thuộc huyện Sơn Dương
là phương án tối ưu nhất.
VI.
SỐ LƯỢNG ĐVHC CẤP XÃ CỦA TỈNH SAU SẮP XẾP
1. Số lượng ĐVHC cấp
xã trước khi sắp xếp: 138 đơn vị (gồm: 122 xã, 10 phường và 06 thị trấn).
2. Số lượng ĐVHC cấp
xã sau sắp xếp: 137
đơn vị (gồm: 121 xã, 10 phường và 06 thị trấn).
3. Số lượng ĐVHC cấp
xã giảm do sắp xếp: 01
đơn vị.
VII.
KẾ HOẠCH, LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN VIỆC SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Kế hoạch và lộ
trình thực hiện
1.1. Năm 2023: Xây
dựng Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023-2025 báo cáo, trình
cấp có thẩm quyền thống nhất, xem xét cho ý kiến; lập hồ sơ, đề án sắp xếp ĐVHC
cấp xã giai đoạn 2023-2025; tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp ĐVHC tại
các xã liên quan trực tiếp việc sắp xếp; trình cấp ủy, HĐND cấp xã, cấp huyện
và cấp tỉnh thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính; báo cáo, trình Chính phủ
(qua Bộ Nội vụ thẩm định) để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hồ sơ, Đề án sắp
xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Tuyên Quang theo quy định.
1.2. Năm 2024: Triển
khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xếp ĐVHC cấp xã giai
đoạn 2023-2025; hoàn thành việc sắp xếp ĐVHC cấp xã nêu trên; sắp xếp, kiện
toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức; sắp xếp, sử lý trụ sở,
tài sản của cơ quan, tổ chức; thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới, chuyển đổi
các loại giấy tờ liên quan của tổ chức, cá nhân…và triển khai thực hiện chế độ,
chính sách đặc thù ở ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023-2025 theo quy
định.
1.3. Năm 2025: Tổ
chức thành công Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 (trong đó có ĐVHC
hình thành sau sắp xếp); tiếp tục giải quyết chế đọ chính sách dôi dư tại các
cơ quan, tổ chức đơn vị sau sắp xếp; tiếp tục xử lý trụ sở, tài sản của cơ
quan, tổ chức; chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của tổ chức, cá nhân và
triển khai thực hiện chế độ, chính sách đặc thù; lập mới, chỉnh lý hồ sơ, bản
đồ địa giới ĐVHC theo quy định.
2. Dự kiến kinh phí
triển khai thực hiện: Khoảng 4.000.000.000 đồng
VI.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Việc sắp xếp đơn vị
hành chính cấp xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đạt mục tiêu
tổ chức hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt tiêu chuẩn diện tích tự
nhiên và quy mô dân số theo quy định, góp phần giảm số lượng đơn vị hành chính,
giảm số lượng người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, giảm chi ngân
sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an
ninh; giữ vững an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
Trong giai đoạn
2019-2021, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận ủng hộ,
thống nhất cao của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nhất là Nhân dân ở những
đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc sắp xếp đơn vị hành chính. Tỉnh
Tuyên Quang đã thực hiện sắp xếp 04 đơn vị hành chính cấp huyện và 12 đơn vị
hành chính cấp xã[18],
qua đó giảm được 03 đơn vị hành chính cấp xã, góp phần tinh gọn tổ chức bộ máy,
tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước, mở rộng không gian tạo động
lực phát triển, phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương để phát triển
bền vững; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo
đảm; đời sống Nhân dân ổn định.
Tuy nhiên, việc thực
hiện nhập đơn vị hành chính cấp xã sẽ có những tác động nhất định đến nhiều
cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều vị trí việc làm và ảnh hưởng đến
tâm tư một số đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở những
đơn vị hành chính phải thực hiện sắp xếp. Do vậy, cần phải có sự vào cuộc của
cả hệ thống chính trị, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính
quyền trong tổ chức triển khai thực hiện; làm tốt công tác quán triệt, chỉ đạo,
tuyên truyền, vận động để nhận được sự đồng thuận, ủng hộ và quyết tâm cao của
các cấp, các ngành, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
và nhân dân ở những đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp.
Xây dựng kế hoạch
triển khai, xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên
quan trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ,
giải pháp nêu tại các nghị quyết của Trung ương, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn
2023-2025; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành
chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 và tiếp tục thực hiện sắp xếp 02 đơn vị
hành chính cấp xã bảo đảm đúng quy định, trình tự, thủ tục, lộ trình kế hoạch
đã đề ra.
2. Kiến nghị, đề xuất
2.1. Đề nghị Trung
ương:
- Đề nghị Chính phủ
xem xét bố trí kinh phí giải quyết, hỗ trợ chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách thuộc diện dôi dư
khi thực hiện nhập đơn vị hành chính.
- Sửa đổi, bổ sung
hoặc ban hành mới các nghị định quy định cụ thể cơ chế chính sách về phân bổ
nguồn vốn đầu tư phát triển, phân bổ ngân sách, phân cấp ngân sách, tổ chức bộ
máy, biên chế cán bộ, công chức, viên chức và tiền lương, phụ cấp... cho phù
hợp để bảo đảm ổn định cơ bản hệ thống đơn vị hành chính các cấp, nhất là đối
với đơn vị hành chính cấp xã.
- Tỉnh Tuyên Quang
còn nhiều khó khăn về ngân sách. Đề nghị Trung ương cân đối, phân bổ và bố trí
cho tỉnh nguồn ngân sách tương ứng, phù hợp khả năng ngân sách của tỉnh để bảo
đảm thực hiện có hiệu quả xây dựng, triển khai thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị
hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh; tổ chức lấy ý kiến Nhân dân;
kinh phí để sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sắp xếp đơn vị
hành chính cấp xã.
2.2. Đề nghị cấp ủy,
chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp của
tỉnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận của cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân ở địa phương trong việc thực
hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là Phương án
tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp xã của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023-2025, các cơ
quan, đơn vị, địa phương có liên quan căn cứ Phương án tổng thể để xây dựng Đề
án, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định./.
Phụ lục 1- 1A
THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP
HUYỆN
(Kèm theo Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn
2023-2025)
Số TT
|
Tên
ĐVHC
|
Khu
vực miền núi, vùng cao
|
Khu
vực hải đảo
|
Dân
tộc thiểu số
|
Yếu
tố đặc thù khác (nếu có)
|
Diện
tích tự nhiên (km2)
|
Quy
mô dân số
|
Số
ĐVHC cấp xã
|
Số
người
|
Tỷ
lệ (%) so với tổng dân số
|
Diện
tích
|
Tỷ
lệ (%) so với tiêu chuẩn
|
Quy
mô dân số
|
Tỷ
lệ (%) so với tiêu chuẩn
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
I
|
Các huyện:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Lâm Bình
|
X
|
|
48.408
|
93,61
|
Theo
khoản 1 Điều 3a
Nghị
quyết số 1211/2016/NQUBTVQH (bản hợp nhất)
|
917,55
|
107,95
|
51.715
|
64,64
|
10
|
2
|
Na Hang
|
X
|
|
44.405
|
90,90
|
863,54
|
101,59
|
48.848
|
61,06
|
12
|
3
|
Chiêm Hoá
|
X
|
|
110.169
|
80,25
|
1146,24
|
134,85
|
137.282
|
171,60
|
24
|
4
|
Hàm Yên
|
X
|
|
87.912
|
63,88
|
900,55
|
105,95
|
137.631
|
172,04
|
18
|
5
|
Yên Sơn
|
X
|
|
85.971
|
50,53
|
1067,74
|
125,62
|
170.126
|
212,66
|
28
|
6
|
Sơn Dương
|
X
|
|
106.246
|
49,28
|
787,95
|
92,70
|
215.610
|
269,51
|
31
|
II
|
TP. Tuyên Quang
|
X
|
|
35.134
|
23,81
|
Theo
khoản 1 Điều 9a 1211/2016/NQUBTVQH bản hợp nhất
|
184,38
|
122,92
|
147.584
|
98,39
|
15
|
Ghi chú:
- Khoản 1
Điều 3a Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH ngày 25/5/2016 (bản hợp nhất) của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành
chính "1. Đơn vị hành chính nông thôn có 30% dân số là người dân tộc
thiểu số ở miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia thì mức tối
thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định đối với đơn vị hành
chính nông thôn tương ứng; cứ thêm 10% dân số là người dân tộc thiểu số thì
được giảm thêm 5% nhưng tối thiểu phải đạt 20% mức quy định đối với đơn vị hành
chính nông thôn tương ứng; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục
này"
- Khoản 1
Điều 9a Nghị quyết số 1211/2016/NQUBTVQH ngày 25/5/2016(bản hợp nhất) của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành
chính "1. Đơn vị hành chính đô thị ở miền núi, vùng cao hoặc có đường
biên giới quốc gia thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50%, mức
tối thiểu của tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội bằng
70% mức quy định đối với đơn vị hành chính đô thị tương ứng; các tiêu chuẩn
khác thực hiện theo quy định tại Mục này".