ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 137/BC-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 7 năm 2013
|
BÁO CÁO
SƠ KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA, CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 VÀ
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2013
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình
kinh tế cả nước nói chung và thành phố nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, thách
thức do bị ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới phục hồi chậm. Thành phố đã tập
trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh phong trào
thi đua yêu nước, ổn định và phát triển, do đó phong trào thi đua và công tác
khen thưởng của thành phố đạt được một số kết quả đáng khích lệ, cụ thể như
sau:
I. KẾT QUẢ TỔ CHỨC
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG 6 THÁNG ĐẦU
NĂM:
1. Kết quả phong
trào thi đua “Thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội”:
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa
bàn thành phố ước đạt 340.187 tỷ đồng, tăng 7,86% (cùng kỳ tăng 8,1%). Khu vực
dịch vụ tăng 9,1% (cùng kỳ tăng 8,7%), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
6,2% (cùng kỳ tăng 7,1%), khu vực nông nghiệp tăng 7% (cùng kỳ tăng 4,9%). Chỉ
số phát triển công nghiệp ước tăng 5,2% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,4%). Kim ngạch
xuất khẩu ước đạt 13.708,9 triệu USD, tăng 6,2% (cùng kỳ tăng 5,5%) và kim ngạch
nhập khẩu ước đạt 12.706,2 triệu USD, tăng 15,5% (cùng kỳ tăng 3,3%). Tổng thu
ngân sách trên địa bàn ước đạt 107.662 tỷ đồng (nếu không tính thu dầu thô và
ghi thu ghi chi là 90.245 tỷ đồng), đạt 45,17% dự toán, tăng 5,23% (cùng kỳ giảm
1,51%). Trong đó, thu nội địa 58.045 tỷ đồng, đạt 43,29% dự toán, tăng 10,15%;
thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 32.200 tỷ đồng, đạt 42,22% dự toán, tăng 4,42%;
thu từ dầu thô 16.068 tỷ đồng, đạt 70,78% dự toán, giảm 9,77%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 ước tăng
0,12% so tháng trước (cùng kỳ giảm 0,43%). So tháng 12/2012, chỉ số giá tiêu
dùng tăng 0,78%.. Sản lượng điện nhận tiêu thụ ước đạt 9.278,89 triệu kWh, tăng
7,42% so cùng kỳ; sản lượng điện thương phẩm là 8.705,62 triệu kWh, đạt 47,96%
kế hoạch năm 2013, tăng 7,14% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6,48%). Sản lượng điện
tiết kiệm đạt 229,96 triệu kWh, chiếm 2,64% điện thương phẩm, giảm 3,52% so
cùng kỳ và đạt 63,35% kế hoạch năm 2013.
Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp
6 tháng ước đạt 1.541,5 tỷ đồng, tăng 6,6% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,6%).
Trong đó, trồng trọt đạt 404,1 tỷ đồng, tăng 3,7% so cùng kỳ; chăn nuôi đạt
445,3 tỷ đồng, tăng 4,3%; lâm nghiệp đạt 15,1 tỷ đồng, tăng 6,3%; thủy sản đạt
570 tỷ đồng, tăng 11,3%. Diện tích gieo trồng lúa ước đạt 6.064,6 ha, giảm 5,3%
so cùng kỳ; diện tích gieo trồng rau đạt 3.911,1 ha, tăng 9,8%. Tổng sản lượng
thủy sản ước đạt 21.631,2 tấn, giảm 1,3%. Trong đó: sản lượng nuôi trồng đạt
11.183,9 tấn, giảm 8,4%; sản lượng khai thác đạt 10.447,3 tấn, tăng 7,6%.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 6 tháng đầu
năm ước thực hiện 57.878 tỷ đồng, tăng 3,1% (cùng kỳ tăng 10,2%). Trong đó, vốn
đầu tư xây dựng cơ bản ước thực hiện 50.277 tỷ đồng, tăng 3% (cùng kỳ tăng
10,1%). Thành phố đã ban hành Quyết định số 630/QĐ-UBND về giao kế hoạch đầu tư
xây dựng năm 2013 (đợt 1) nguồn vốn ngân sách tập trung, nguồn vốn xổ số kiến
thiết và vốn viện trợ phát triển (ODA) với tổng số vốn giao là 16.770,672 tỷ đồng;
trong đó, ưu tiên bố trí 569,304 tỷ đồng vốn đối ứng cho các dự án ODA; kinh
phí bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án trọng điểm là 1.542,506 tỷ
đồng; vốn cho các dự án đã hoàn thành và các dự án được tạm ứng theo chỉ đạo của
Ủy ban nhân dân thành phố là 1.257,047 tỷ đồng; vón cho các dự án chuyển tiếp
có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2013 là 4.439,997 tỷ đồng; vốn
cho các dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2013 là 712,3 tỷ đồng; vốn cho các
dự án khởi công mới 1.996,244 tỷ đồng.
* Về lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể
thao và thông tin, truyền thông
Thành phố đã tổ chức các hoạt động kỷ
niệm, tuyên truyền, cổ động chính trị gắn với tinh thần giáo dục lòng yêu nước,
truyền thống lịch sử của dân tộc như: Lễ hội đón chào năm mới 2013, Lễ giỗ Quốc
tổ Hùng Vương, míttinh kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 38
năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Kỷ niệm 45 năm Cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, 127 năm ngày Quốc tế Lao động và 123 năm Ngày
sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Đã tổ chức thành công Hội nghị Tổng kết
15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (1998 - 2013). Tiếp tục kiện toàn và phát
huy hiệu quả hoạt động của phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”,
nâng cao chất lượng của danh hiệu văn hóa; các chương trình, kế hoạch kinh tế -
xã hội, các nhiệm vụ trọng tâm của thành phố tiếp tục được lồng ghép vào 5 nội
dung chính của phong trào và triển khai thực hiện đến cơ sở.
Các chương trình biểu diễn nghệ thuật
trên địa bàn thu hút 1,1 triệu lượt người xem với hơn 1.100 suất diễn ở các loại
hình điện ảnh, xiếc, hát bội...; đã tổ chức 372 suất biểu diễn phục vụ nhân các
huyện ngoại thành, trường trại thu hút hơn 261.200 lượt người xem. Công tác
trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử; quản lý di sản văn hóa vật thể, phi vật
thể có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng số lượng khách tham quan tại các bảo
tàng trong 6 tháng ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tương đương cùng kỳ. Công tác
quản lý các Hội trong khối di sản văn hóa cơ bản đi vào nề nếp, có chuyển biến
tích cực, góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về Hội chuyên ngành nói riêng
và hoạt động di sản văn hóa nói chung ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.
- Công tác quản lý các dịch vụ văn
hóa tiếp tục được tăng cường, đã tiến hành kiểm tra, xử
lý 223 tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa và
du lịch trên địa bàn thành phố (kinh doanh băng đĩa, kinh doanh karaoke, quảng
cáo, biểu diễn nghệ thuật, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn...), tổng số tiền phạt
là 3 tỷ đồng; đồng thời ban hành 90 quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực
văn hóa - xã hội với tổng số tiền phạt là 5,3 tỷ đồng.
- Phong trào thể dục, thể thao quần chúng trên địa bàn diễn ra rất sôi nổi với nhiều hình thức đa dạng,
phong phú. Các lễ hội kết hợp hoạt động thi đấu giao lưu thể thao tại quận, huyện
ngày càng phát triển, thu hút đông đảo các tầng lớp tham gia và nhiều doanh
nghiệp tài trợ. Thể thao thành phố đạt được 217 huy chương vàng, 202 huy chương
bạc, 156 huy chương đồng tại các giải toàn quốc và đạt 16 huy chương vàng, 17
huy chương bạc, 15 huy chương đồng tại các giải quốc tế. Tại các giải vô địch
trẻ đều giữ vững hạng I toàn đoàn ở các môn như: bơi, điền kinh, cầu lông, lặn,
quần vợt, cờ vua, cờ tướng....
- Hoạt động báo chí, truyền thanh,
truyền hình đã tích cực thông tin, tuyên truyền về các
chính sách, chủ trương của Nhà nước, của Đảng bộ, Chính quyền thành phố, góp phần
ổn định tư tưởng và dư luận xã hội, động viên mọi người cùng chung sức, chung
lòng xây dựng, phát triển thành phố, xây dựng đất nước. Nội dung tuyên truyền
việc thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ; cuộc
vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; cuộc vận động “Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; 6 chương trình đột phá của thành phố; về
biển đảo, những người lính đảo; về trật tự an toàn giao thông.... Công tác phối
hợp giữa các cơ quan quản lý báo chí tiếp tục được duy trì. Tiếng nói của báo
chí đã góp phần tích cực trong việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng và nhà nước, phát hiện, cung cấp thông tin và đấu tranh chống
tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Phối hợp Ban Tuyên giáo, Hội Nhà báo xem xét cẩn
trọng những nội dung tin bài có dấu hiệu xa rời với tôn chỉ mục đích hoặc có hiện
tượng chạy theo thương mại hóa. Tổ chức giao ban định kỳ với các văn phòng đại
diện các báo, tạp chí Trung ương và địa phương nhằm nắm bắt thông tin và phối hợp
trong công tác quản lý.
* Về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
Ngành giáo dục và đào tạo thành phố
đã hoàn thành nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 ở các ngành học, bậc học. Tổ chức tốt
kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2012-2013, toàn thành phố có
67.992 thí sinh dự thi (58.748 thí sinh dự thi hệ giáo dục trung học phổ thông,
9.244 thí sinh dự thi hệ giáo dục thường xuyên). Tỷ lệ tốt nghiệp hệ trung học
phổ thông đạt 98,94% (tăng 0,76% so năm học 2011-2012), hệ giáo dục thường
xuyên đạt 85,91% (tăng 5,66% so năm học 2011-2012). Nhìn chung, kỳ thi diễn ra
nghiêm túc, số lượng thí sinh bỏ thi chiếm tỷ lệ thấp, các cơ quan, đơn vị địa
phương đã chấp hành nghiêm túc Chỉ thị 08/2013/CT-UBND về tổ chức các kỳ thi tốt
nghiệp trung học phổ thông năm học 2012 - 2013. Đến nay, toàn thành phố đã hoàn
thành chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100% và Ủy ban
nhân dân thành phố đã có tờ trình Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, công nhận
Thành phố Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi
năm 2012.
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” thực hiện có hiệu quả. Hoạt động của các trung
tâm giáo dục thường xuyên đi vào nề nếp, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý được tăng cường, chất lượng đào tạo được nâng lên. Các trung tâm
đã liên kết với các trường đại học, cao đẳng đào tạo nhiều ngành nghề đáp ứng
nhu cầu người học gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm và có nhiều chuyển biến trên cơ sở
duy trì, sắp xếp, phát triển các loại hình ngoài công lập. Quy mô giáo dục ở
các ngành học, cấp học tiếp tục phát triển; mạng lưới trường lớp phát triển đều
khắp, phù hợp qui hoạch.
Năm học 2013 - 2014 đã đưa vào sử dụng
1.464 phòng học mới với tổng kinh phí 2.296 tỷ đồng và tăng cường thêm 968
phòng phục vụ học tập đạt chuẩn; duy tu, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất trường
học với tổng kinh phí 201,568 tỷ đồng; bổ sung 376,67 tỷ đồng kinh phí về sách
giáo khoa thư viện và trang thiết bị các trường học. Kinh phí xã hội hóa đóng
góp cho các ngành học, bậc học là 1,290 tỷ đồng; các trường ngoài công lập với
nguồn lực tự có đã xây mới thêm 475 phòng học; các đoàn thể, tổ chức xã hội
trao 52.944 suất học bổng cho học sinh với số tiền 26,2 tỷ đồng.
* Về lĩnh vực Y tế và chăm sóc sức
khỏe cộng đồng
Số lượt người khám và điều trị bệnh 6
tháng đầu năm 2013 ước đạt 15,9 triệu lượt, tăng 14,8% so cùng kỳ (cùng kỳ
5,3%); số bệnh nhân điều trị nội trú 688.000 lượt, tăng 6,06% so cùng kỳ (cùng
kỳ 4,3%); số bệnh nhân điều trị ngoại trú 2,2 triệu lượt, tăng 21,6% so cùng kỳ
(cùng kỳ tăng 5% ). Đề án giảm tải ở bệnh viện tiếp tục triển khai, thành phố
đã chỉ đạo các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố cử bác sĩ biệt
phái hỗ trợ chuyên môn, thời gian công tác từ một năm trở lên tại các bệnh viện
tuyến quận huyện. Thành lập phòng khám vệ tinh, khoa vệ tinh nhằm nâng cao năng
lực khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh viện tuyến dưới; cải tiến quy trình tiếp nhận
bệnh tại khu vực khoa khám bệnh; áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh
nhân; tăng quầy tiếp nhận bệnh, quầy thanh toán viện phí, ô cửa phát thuốc, số
bàn hướng dẫn, số bàn khám nhằm giảm thời gian chờ đợi và tăng sự hài lòng của
người bệnh.
Thành phố đã có nhiều nỗ lực trong điều
trị, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do bệnh tay chân miệng gây ra. Tổng số trường hợp
mắc bệnh tay chân miệng nhập viện điều trị từ 01/01/2013 - 11/06/2013 là 3.338
ca, giảm 542 ca so cùng kỳ (cùng kỳ 3.880 ca), có 01 ca tử vong (cùng kỳ có 5
ca tử vong). Tổng số ca bệnh sốt xuất huyết nhập viện điều trị từ 01/01/2013 -
11/06/2013 là 2.521 ca, giảm 1.394 ca so cùng kỳ (cùng kỳ 3.915 ca), có 03 ca tử
vong. Nguyên nhân dịch sốt xuất huyết giảm là do xác định được các điểm nguy cơ
từ đầu năm nên đã có kế hoạch xử lý kịp thời không để dịch bùng phát trên diện
rộng. Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt, chủ động thực hiện nghiêm các biện pháp
phòng, chống dịch, nâng cao ý thức vệ sinh phòng dịch thành hành vi tự giác
trong sinh hoạt hàng ngày như thường xuyên khử khuẩn, vệ sinh cá nhân, nhà cửa
tại cộng đồng dân cư, trường học; chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng chăm lo tiếp
nhận và điều trị; tổ chức tuyên truyền giáo dục các biện pháp phòng ngừa hiệu
quả, nguy cơ và tác hại của dịch bệnh.
Các chính sách khám chữa bệnh cho người
nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách xã hội, người có công được
quan tâm và triển khai thực hiện. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đạt được
các mục tiêu đề ra nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn,
chuyển đổi hành vi, góp phần giảm tỷ suất sinh 0,02‰, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ
em dưới 5 tuổi <8%.
* Về công tác đào tạo nghề và giải
quyết việc làm
Số lao động được giải quyết việc làm
6 tháng đầu năm ước đạt 143.552 lao động, đạt 54,17% kế hoạch, trong đó có
56.790 lao động có chỗ làm mới, đạt 47,3% kế hoạch. Đã xét duyệt 158 dự án vay
vốn sản xuất kinh doanh từ quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người
bị thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố, giải quyết
việc làm cho 1.377 lao động với tổng số tiền 13,15 tỷ đồng; xét duyệt 360 dự án
từ Quỹ quốc gia về việc làm, giải quyết việc làm cho 1.287 lao động với tổng số
tiền 17,64 tỷ đồng. Sau Tết Nguyên đán, tình hình thị trường lao động tương đối
ổn định, không thiếu lao động nghiêm trọng như những năm trước; tỷ lệ lao động
sau khi nghỉ Tết quay trở lại thành phố làm việc chiếm 90%, tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp ổn định sản xuất.
Đào tạo nghề theo hướng xã hội hóa tiếp
tục phát triển, tăng số lượng và hiệu quả ở các cấp độ đào tạo. Thành phố đã cấp
giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nghề, đăng ký bổ sung cho 27 đơn vị. Đã tuyển
sinh 118.000 học viên sơ cấp nghề; tổ chức cho 32 giáo viên dạy nghề học tập tại
Hàn quốc; tiếp tục hướng dẫn 4 trường trong chương trình đầu tư nghề trọng điểm
theo chuẩn quốc gia, khu vực Đông Nam Á và thế giới hoàn thiện dự án đầu tư; đẩy
nhanh tiến độ hoàn thiện bảng quy hoạch nhu cầu đất xây dựng cho hệ thống cơ sở
dạy nghề trên địa bàn thành phố. Triển khai thực hiện chương trình nâng cao chất
lượng đào tạo nghề giai đoạn 2013 - 2020; phê duyệt đề cương chi tiết dự án
“Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Đã tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá 3 năm
(2010-2012) thực hiện Đề án đào tạo nghề lao động nông thôn theo Quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Số người lao động đăng ký thất nghiệp
là 49.973 người, giảm 22,5% so cùng kỳ trong đó có 43.526 người đã nộp hồ sơ hưởng
trợ cấp thất nghiệp, giảm 4% so cùng kỳ. Thành phố đã ban hành quyết định xét
hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 36.171 người, giảm 13,5% so cùng kỳ. Nguyên nhân
chính số người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm là do các doanh nghiệp đã
ổn định sản xuất so năm trước; người lao động cũng ý thức được trong điều kiện
kinh tế hiện nay tìm được việc làm mới rất khó khăn nên không có tâm lý thay đổi
công việc.
Đã xảy ra 57 vụ tranh chấp lao động với
17.806 người tham gia, trong đó có 28 vụ đình công ở khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài. Trước tình hình đó, thành phố đã tăng cường công tác tuyên truyền đến
người sử dụng lao động và lực lượng lao động thực hiện nghiêm các quy định pháp
luật; phổ biến quy định về Bộ Luật lao động 2012; tổ chức rà soát, đánh giá hoạt
động của hệ thống hòa giải viên, xử lý kịp thời các doanh nghiệp nợ lương, bảo
hiểm xã hội, đồng thời chỉ đạo quận - huyện nắm thông tin kịp thời, phát hiện
giải quyết tranh chấp có thể xảy ra tại các doanh nghiệp, không để lây lan, ảnh
hưởng xấu đến môi trường đầu tư và trật tự an toàn xã hội.
1.2. Kết quả phong trào thi đua
“Thực hiện công tác quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”:
Tình hình an ninh - trật tự trên địa
bàn cơ bản được giữ vững, ổn định. Thành phố đã chủ động phòng ngừa, đấu tranh
hiệu quả với các tổ chức phản động, đối tượng cực đoan chống đối trong và ngoài
nước, không để xảy ra tình hình phức tạp, đột biến bất ngờ; đảm bảo giữ vững ổn
định an ninh chính trị trên địa bàn. Thực hiện có hiệu quả Kết luận số 86-KL/TW
của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 05-CT/TW về “tăng cường công tác lãnh đạo đảm bảo
an ninh quốc gia trong tình hình mới”.
Các thế lực thù địch, bọn phản động
lưu vong, số đối tượng chống đối trong nước vẫn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động
chống phá. Trước tình hình đó, thành phố đã triển khai nhiều biện pháp công tác
nắm sát tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động tuyên truyền chiến
tranh tâm lý phá hoại tư tưởng, xuyên tạc các chủ trương, đường lối chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước; răn đe, vô hiệu hóa, làm giảm thiểu hoạt động
chống đối của một số đối tượng; giải quyết ổn định các vụ, việc có liên quan đến
vấn đề tôn giáo; tăng cường các biện pháp đấu tranh quyết liệt với các hoạt động
móc nối giữa các đối tượng phản động lưu vong và số đối tượng chống đối trong
nước, không để chúng có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc, liên lạc, đảm bảo không để
phát sinh đối tượng chống đối mới; đảm bảo tuyệt đối an toàn trong dịp Tết
Nguyên đán Quý Tỵ 2013 và các ngày lễ lớn như 30/4, 1/5... Tiếp tục chú trọng
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, của các lực lượng bảo vệ
trật tự trị an trong việc phòng chống tội phạm trên địa bàn phường - xã, thị trấn,
xây dựng lực lượng chính trị nòng cốt ở cơ sở nhằm đẩy mạnh phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới.
2. Kết quả phong
trào thi đua thực hiện 6 Chương trình đột phá:
Lãnh đạo thành phố đã làm việc với từng
Sở, ngành được giao nhiệm vụ chủ trì các chương trình, đề án để rà soát, chỉ đạo
các đơn vị nhanh chóng thực hiện các nhiệm vụ được giao, giải quyết các khó
khăn vướng mắc, kịp thời điều chỉnh và ban hành các chương trình, đề án phù hợp
với tình hình thực tế; thành lập các Ban Chỉ đạo, tổ giúp việc để theo dõi, tổng
hợp kết quả thực hiện. Kết quả cụ thể như sau:
2.1. Chương
trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thành phố đã ban hành Quyết định số
1930/QĐ-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2013 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương
trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị của thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015.
Thành phố đã ban hành Quyết định số
6187/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2012 về thành lập Hội đồng thực hiện Quy hoạch
phát triển nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2011 - 2015 (thay thế Quyết định số 5507/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm
2011 về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo Chương
trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố giai đoạn 2011 - 2015).
Đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình nhánh nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực cho hệ thống chính trị của thành phố giai đoạn 2011 - 2015 và Kế hoạch
thực hiện chương trình nhánh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế
thành phố năm 2013; đã tổ chức đào tạo các lớp tiếng Anh cho cán bộ, chiến sĩ
Công an thành phố, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố; tổ chức chiêu sinh
các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước Chương trình Chuyên viên cao cấp,
Chuyên viên chính và Chuyên viên (đợt 1 năm 2013); lớp bồi dưỡng tiếng Anh
trình độ B và C đối với cán bộ, công chức của thành phố.
Thành phố cũng đã làm việc với 32 đơn
vị, trong đó 14 quận - huyện và 18 Sở, ngành về tình hình, kết quả triển khai
Chương trình tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ công nhân theo Kế
hoạch số 15-KH/BTCTU ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Ban Tổ chức Thành ủy.
2.2. Chương
trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
thành phố
Tính đến nay, thành phố đã xây dựng
và triển khai 46/72 chương trình, đề án thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011
- 2015; đang tập trung chỉ đạo các Sở, ngành khẩn trương tham mưu Ủy ban nhân
dân thành phố ban hành đầy đủ các chương trình, đề án trong năm 2013; đã ban
hành một số cơ chế, chính sách nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ,
duy trì kim ngạch đối với các mặt hàng có kim ngạch lớn, đẩy mạnh xuất khẩu các
mặt hàng tiềm năng có hàm lượng trí thức, công nghệ cao, góp phần tăng trưởng tổng
sản phẩm nội địa và đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của thành
phố. Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch điện tử, hạt nhân của
Chương trình phát triển điện tử - công nghệ thông tin. Đồng thời, chỉ đạo tăng
cường công tác thông tin truyền truyền các chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế như chương trình kích cầu, chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 - 2015; đẩy mạnh công
tác tiếp xúc, hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
Thành phố đã chỉ đạo Viện Nghiên cứu
phát triển nghiên cứu Đề án Tái cấu trúc nền kinh tế thành phố; chỉ đạo đẩy nhanh
quá trình hình thành và phát triển trung tâm tích hợp dữ liệu hạ tầng, dân cư,
kinh tế - xã hội của thành phố với sự tham gia của các tất cả ngành, cơ quan
thuế, cơ quan thống kê để xây dựng hệ thống số liệu chính xác, cập nhật thực tế
phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thành phố; khẩn trương
hoàn thành thí điểm việc tái cấu trúc Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn để có cơ
sở tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm chuẩn bị cho việc tái cấu trúc các doanh
nghiệp còn lại.
Nhìn chung, Chương trình hỗ trợ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đã góp phần thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành
phố theo đúng theo định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX đề
ra. Bên cạnh đó, nội bộ các ngành kinh tế cũng đã có sự chuyển dịch theo hướng
tích cực: tăng tỷ trọng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có giá trị gia tăng cao,
hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao; giảm các ngành nghề thâm dụng lao động, gây
ô nhiễm môi trường, dần hình thành các loại hình dịch vụ chất lượng cao.
2.3. Chương
trình cải cách hành chính gắn với mục tiêu xây dựng chính quyền đô thị
Thành phố đã ban hành Quyết định số
408/QĐ-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện công tác cải
cách hành chính trên địa bàn thành phố năm 2013. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải
cách hành chính một cách đồng bộ trên các lĩnh vực: thể chế và thủ tục hành
chính, tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,
cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính. Thành phố ban hành Quyết
định số 388/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2013 ban hành kế hoạch triển khai thực
hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại thành phố năm 2013; Quyết định số
701/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2013 phê duyệt kế hoạch thực hiện rà soát thủ
tục hành chính trọng tâm năm 2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số
07/2013/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2013 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một
cửa liên thông” nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế
và đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn thành phố. Để chấn chỉnh công tác công
khai thủ tục hành chính trên trang thông tin điện tử, thành phố đã chỉ đạo Thủ
trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện chịu trách nhiệm
thường xuyên công khai và cập nhật đúng, đầy đủ, kịp thời thủ tục hành chính
trên trang thông tin điện tử của đơn vị. Đến nay, thành phố đã hoàn thành cơ bản
việc thực thi những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban
nhân dân thành phố là 197/197 thủ tục hành chính (tỷ lệ 100%). Đã chủ động tổ
chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm
pháp luật: Tự kiểm tra 112 văn bản quy phạm pháp luật, đã phát hiện 14 văn bản
có dấu hiệu trái pháp luật, đã tham mưu xử lý 10 văn bản; kiểm tra theo thẩm
quyền 263 văn bản, phát hiện và xử lý 29/61 văn bản trái pháp luật; rà soát
1.210 văn bản quy phạm pháp luật, kiến nghị sửa đổi bổ sung 190 văn bản.
Cơ chế “Một cửa” và “Một cửa liên
thông” tiếp tục được triển khai đồng bộ, trong đó đã chú trọng nâng cao chất lượng
thực hiện để giải quyết tốt công việc của tổ chức và công dân. Hầu hết các lĩnh
vực áp dụng cơ chế “Một cửa” đều được xây dựng quy trình có hướng dẫn chi tiết.
Đã có 24/24 Ủy ban nhân dân quận - huyện triển khai quy trình liên thông hoàn
chỉnh giữa Ủy ban nhân dân quận - huyện và Ủy ban nhân dân phường, xã - thị trấn
trên lĩnh vực đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế. Đã
ban hành Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2013 ban hành Quy chế thực
hiện cơ chế “Một cửa liên thông” nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch,
bảo hiểm y tế và đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn thành phố.
Đã chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số
15/2012/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng văn bản điện tử
trong hoạt động của cơ quan nhà nước; trong đó yêu cầu các đơn vị thực hiện gửi
nhận văn bản kèm tập tin điện tử, hạn chế gửi văn bản giấy; không sao y hoặc
sao y hạn chế gửi các cơ quan có liên quan trực tiếp tổ chức thực hiện gồm: các
văn bản Quy phạm pháp luật của các cơ quan Trung ương; các kế hoạch chuyên đề,
kế hoạch kinh tế - xã hội năm, các báo cáo chuyên đề, báo cáo tháng, quý, năm
(các loại văn bản trên sẽ được gửi qua hệ thống thư điện tử của thành phố, đưa
lên Cổng thông tin điện tử thành phố, hoặc chỉ đường dẫn đến nơi chứa văn bản để
các đơn vị tra cứu khi cần thiết); triển khai thí điểm gửi thư mời họp, thư
hoãn họp và thư mời tiếp khách qua hệ thống thư điện tử của thành phố.
Tập trung triển khai thực hiện Nghị
quyết 36/2012/NQ-QH của Quốc hội về việc cho phép tiếp tục thực hiện thí điểm
chế định Thừa phát lại và mở rộng thực hiện tại các địa phương khác; chủ động
phối hợp các quận - huyện và các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền về
chế định Thừa phát lại, kịp thời giải quyết, kiến nghị tháo gỡ các khó khăn, vướng
mắc, chấn chỉnh các thiếu sót trong quá trình hoạt động của các Văn phòng Thừa
phát lại. 6 tháng đầu năm, các Văn phòng Thừa phát lại đã thực hiện tống đạt
13.871 tài liệu, giấy tờ thu được 758,5 hiệu đồng; lập 2.856 vi bằng với tổng
doanh thu 4.368,7 triệu đồng, xác minh điều kiện thi hành án 65 vụ việc thu được
390,8 triệu đồng và trực tiếp tổ chức thi hành án xong 199 vụ việc với kinh phí
thu được 588,4 triệu đồng.
2.4. Chương
trình giảm ùn tắc giao thông
Thành phố tiếp tục triển khai quyết
liệt các giải pháp, nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên toàn địa
bàn nhằm kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên cả 3 mặt. Kết quả như sau:
+ Tình hình giao thông: giảm đáng kể
so năm 2012, một số khu vực trong giờ cao điểm có xảy ra tình trạng ùn ứ cục bộ;
nhưng không để xảy ra trường hợp nào ùn tắc kéo dài trên 30 phút (giảm 100% so
cùng kỳ).
+ Đã xảy ra 2.507 vụ tai nạn giao
thông đường bộ (giảm 788 vụ so cùng kỳ), trong đó va chạm xảy ra 2.057 vụ (giảm
772 vụ); tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 450 vụ, làm chết
371 người, bị thương 164 người (so cùng kỳ giảm 22 vụ, giảm 15 người chết, giảm
47 người bị thương). Trên địa bàn xảy ra 03 vụ tai nạn giao thông đường sắt
(tăng 02 vụ), làm chết 03 người (tăng 02 người); xảy ra 05 vụ tai nạn đường thủy
(giảm 01 vụ so cùng kỳ) không có người chết và người bị thương.
Đã đăng ký mới 214.454 phương tiện
giao thông cơ giới (9.594 ôtô, 204.860 môtô), tăng 13,82% so cùng kỳ. Tổng số
phương tiện giao thông cơ giới đang được thành phố quản lý là 6.250.917 chiếc
(550.441 ôtô, 5.700.476 môtô).
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu
lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện
nghiêm Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao
thông; Chỉ thị số 06/2013/CT-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân
thành phố về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đô thị
trên địa bàn thành phố năm 2013; tích cực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ như
tuyên truyền đội mũ bảo hiểm và các quy định pháp luật khi tham gia giao thông;
điều hòa giao thông tại 129 chốt đèn và tại các điểm phức tạp trong giờ cao điểm;
tiến hành điều chỉnh bề rộng, tăng số làn xe và trộn dòng các loại phương tiện
đi theo hướng trên một số tuyến đường như Lý Thường Kiệt (quận 11), Võ Văn Tần,
Cao Thắng (quận 3), Nguyễn Tri Phương (quận 5), Hoàng Văn Thụ, Đào Duy Anh, Hồ
Văn Huê (quận Phú Nhuận); cải tạo kích thước thước hình học tại vị trí Nơ Trang
Long - Trần Quý Cáp, Xô Viết Nghệ Tĩnh - Nguyễn Cửu Vân, Xô Viết Nghệ Tĩnh -
Ung Văn Khiêm; tăng cường phương tiện, thiết bị nghiệp vụ tuần tra kiểm soát và
xử phạt các vi phạm về trật tự an toàn giao thông; đang triển khai chương trình
đổi mũ bảo hiểm đạt chuẩn có trợ giá cho người dân; khẩn trương hoàn chỉnh thủ
tục và đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng Trung tâm Điều khiển giao thông và dự
án hệ thống thu phí chống ùn tắc giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh.
6 tháng đầu năm, nhiều công trình
giao thông trọng điểm đã hoàn thành vượt tiến độ đề ra, bước đầu tạo diện mạo mới
cho giao thông đô thị thành phố và tăng thêm diện tích mặt đường đáng kể, giải
quyết tình trạng ùn tắc giao thông, nâng cao năng lực giao thông cho khu vực,
góp phần cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của thành phố như đã
khánh thành cầu vượt kết cấu thép tại các nút giao thông Hàng Xanh, Thủ Đức,
vòng xoay Hoàng Văn Thụ - Trường Sơn - Cộng Hòa; đường Bến Vân Đồn; đường Nguyễn
Thị Thập; cải tạo rạch Ba Bột; xây dựng hệ thống thoát nước đường Hoàng Minh Đạo.
Thành phố đã tập trung khởi công và đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các
công trình như các cầu vượt kết cấu thép tại các khu vực giao lộ Cộng Hòa -
Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình), vòng xoay Cây Gõ (quận 6 và quận 11), giao lộ
Nguyễn Tri Phương - Ba Tháng Hai - Lý Thái Tổ (quận 10), công trình chống sạt lở,
đảm bảo an toàn giao thông đoạn đường Bến Bình Đông, kè chống sạt lở bờ Rạch
Tôm khu vực huyện Nhà Bè, chống sạt lở kênh Thanh Đa đoạn 1.2 và đoạn 1.4, nạo
vét Luồng Soài Rạp - giai đoạn 2.
2.5. Chương
trình giảm ngập nước
Triển khai Quyết định 26/2011/QĐ-UBND
ngày 14 tháng 5 năm 2011 về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2011-2015;
thành phố đã tập trung sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để quản lý, duy tu
phát huy khả năng thoát nước của hệ thống thoát nước hiện hữu; ưu tiên bố trí vốn,
giải pháp công trình, giải pháp ứng cứu cấp bách cho các tuyến trọng điểm bị ngập;
tổ chức kiểm tra thực tế một số địa bàn, công trình liên quan đến chương trình
giảm ngập nước để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tập trung chỉ
đạo các biện pháp quan trọng vừa có tính cấp bách vừa phục vụ cho mục tiêu lâu
dài.
Từ đầu năm đến nay các dự án cải tạo,
phát triển hệ thống thoát nước sau nhiều năm xây dựng đã hoàn thành đưa vào vận
hành 96 tuyến cống thoát nước với chiều dài 66,7 km; lũy kế đến nay đã đưa vào
vận hành 219 tuyến thoát nước với chiều dài 301,7 km, đã phát huy tác dụng,
tăng năng lực thoát nước. Do đó, công tác giảm ngập trên địa bàn đã đạt được
nhiều kết quả khả quan, trên địa bàn thành phố chỉ xảy ra 09 trận mưa gây ngập,
làm ngập 07 điểm, giảm 36,36% so cùng kỳ (cùng kỳ có 11 điểm ngập do mưa); đã xảy
ra 03 điểm ngập do triều, giảm 25% so cùng kỳ (cùng kỳ có 4 điểm ngập); thành
phố đang chỉ đạo đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công đối
với các điểm ngập còn lại nhằm đồng bộ hóa hệ thống thoát nước để đạt hiệu quả
giảm ngập; đồng thời trong khi chờ các dự án thuộc Quyết định 1547/2010/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực
thành phố Hồ Chí Minh, triển khai thực hiện lắp đặt thí điểm 72 van ngăn triều
cho lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm đã giảm ngập do triều cho các tuyến đường Lò Gốm,
Văn Thân, Đường 26, Chợ Lớn, Bình Phú, Phạm Văn Chí. Sau đó, đã cho lắp đặt đại
trà và hoàn thành tổng cộng 615 van ngăn triều tại các rạch thường xuyên ngập
nước trên toàn thành phố.
Tổng số điểm ngập do mưa còn 7 điểm
(năm 2012 có 11 điểm), số điểm ngập do triều: 3 điểm ngập nặng, 4 điểm ngập nhẹ.
Ngoài ra, xuất hiện 8 điểm tái ngập do ảnh hưởng dẫn dòng thi công dự án.
2.6. Chương
trình giảm ô nhiễm
Công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh
đô thị được quan tâm thực hiện khá tốt. Đã thu gom vận chuyển 1.151.640 tấn rác
sinh hoạt, bình quân 6.398 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom vận chuyển và xử lý chất thải
rắn đô thị đạt 100%. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công
nghiệp đã từng bước đi vào ổn định. Tỷ lệ thu gom vận chuyển và xử lý chất thải
đạt tỷ lệ 100%. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế đạt tỷ lệ 100%; tỷ
lệ xử lý nước thải y tế đạt 99,24%. Đến nay có 100% khu chế xuất - khu công
nghiệp trên địa bàn đã xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải tập trung. Hiện
các khu chế xuất - khu công nghiệp đang tiếp tục xây dựng tăng công suất xử lý,
mở rộng nhà máy xử lý nước thải để đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất
và bảo vệ môi trường.
Triển khai Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch xử
lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”, trên địa bàn thành
phố còn 2 cơ sở đã khắc phục, xử lý ô nhiễm nhưng chưa triệt để cần phải tiếp tục
thực hiện. Nguyên nhân do hai cơ sở trên trực thuộc Trung ương quản lý, nằm
trong khu vực dân cư nên thời gian di dời kéo dài. Thành phố đã có kiến nghị với
các Bộ - ngành trung ương di dời hai cơ sở ô nhiễm, đồng thời thường xuyên kiểm
tra, đo đạc định kỳ đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đảm
bảo việc xử lý ô nhiễm được thực hiện triệt để. Đã lập nhiều đoàn thanh tra, kiểm
tra môi trường đột xuất tại các đơn vị; ban hành 65 quyết định xử phạt vi phạm
hành chính về bảo vệ môi trường với tổng số tiền phạt là 3,813 tỷ đồng. Đã thẩm
định và phê duyệt 23 hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận hoàn
thành báo cáo đánh giá tác động môi trường cho 11 dự án trên địa bàn thành phố.
Công tác quan trắc chất lượng môi trường
nước mặt sông Sài Gòn được tiến hành thường xuyên và ổn định. Đã tổ chức hội
nghị tổng kết 5 năm triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai;
tiếp tục duy trì tốt các hoạt động quan trắc chất lượng nước và không khí; phối
hợp tổ chức JICA thực hiện dự án nâng cao năng lực quan trắc môi trường nước.
Tiếp tục thực hiện Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn tại các chợ đầu
mối, hệ thống siêu thị, khu dân cư cao cấp, khu công nghiệp - khu chế xuất; đã
thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn hộ gia đình tại phường 12 quận 6.
Đã xây dựng kế hoạch và dự toán cho chương trình phân loại rác tại nguồn ở các
doanh nghiệp năm 2013. Các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường nhằm nâng
cao ý thức của người dân trên địa bàn thành phố tiếp tục được phát huy. Thành
phố đã tổ chức ngày hội tái chế năm 2013; tập huấn cho lực lượng tuyên truyền
viên 24 quận - huyện về xây dựng mô hình khu phố không rác, thực hiện chương
trình phát thanh “Môi trường và Cuộc sống” trên đài phát sóng AM; tổ chức hội
thi vẽ tranh chủ đề bảo vệ môi trường biển đảo hưởng ứng tuần lễ Biển và Hải đảo
Việt Nam năm 2013.
3. Kết quả phong
trào thi đua “Phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm”:
Thành phố tiếp tục phổ biến, quán triệt
các chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước về phòng, chống tham
nhũng; Nghị quyết hội nghị lần thứ tư, thứ năm, thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa XI); triển khai việc kê khai tài sản thu nhập năm 2012. Tập
trung vào việc triển khai quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược
quốc gia phòng, chống tham nhũng trên địa bàn và các đơn vị, ngăn chặn và xử lý
kịp thời những sai phạm, tham nhũng, hạn chế thiệt hại, không để phát sinh hậu
quả phức tạp. Triển khai kế hoạch thanh tra việc thực hiện các quy định của
pháp luật về công tác tổ chức, thực thi công vụ và phòng, chống tham nhũng năm
2013. Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng
phí, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, xử lý cán bộ, công chức có hành vi
tiêu cực, tham nhũng; triển khai việc kê khai tài sản thu nhập năm 2013.
4. Kết quả thực
hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”:
Tại 6 xã điểm, đến nay đã có 03 xã đạt
19/19 tiêu chí: xã Tân Thông Hội và xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi), xã Lý Nhơn (huyện
Cần Giờ); 01 xã đạt 18/19 tiêu chí: xã Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn); 02 xã
đạt 17/19 tiêu chí: xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh), xã Nhơn Đức (huyện Nhà Bè).
Đã tổ chức Hội nghị tổng kết xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2012 và nhiệm vụ giải pháp thực hiện năm 2013 trên địa bàn thành phố. Đối
với 50 xã nhân rộng: thành phố đã phê duyệt đề án của 19 xã, 31 xã đang xem xét
thẩm định.
Đề án xây dựng thí điểm mô hình nông
thôn mới tại 6 xã thí điểm đã tạo sự đồng thuận, ủng hộ và phát huy sức dân
trong quá trình xây dựng nông thôn mới; cơ sở hạ tầng phát triển đáp ứng nhu cầu
sản xuất và dân sinh, góp phần thu hút đầu tư trong cộng đồng (người dân hiến
725.872m2 đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội,
quy giá trị là 615,617 tỷ đồng); sản xuất phát triển góp phần đưa thu nhập hộ
tăng cao (thu nhập bình quân: 31,5 triệu đồng/người/năm, gấp 1,83 lần khi xây dựng
đề án); đã xuất hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với nền nông
nghiệp đô thị, có thể nhân rộng (như hoa lan, cây kiểng, cá cảnh...), ngành nghề
nông thôn được khôi phục, phát triển, góp phần nâng cao thu nhập; đời sống vật
chất, tinh thần tại khu vực nông thôn không quá cách biệt so nội thành, nhân
dân ngày một hưởng thụ nhiều hơn về đời sống văn hóa, môi trường xanh, sạch;
quy chế dân chủ cơ sở ngày một mở rộng. Tại các xã thí điểm, các tiêu chí chủ yếu
như: thu nhập, liên kết sản xuất, chuyển dịch lao động, quy hoạch, đầu tư cơ sở
hạ tầng giao thông ... đã hoàn thành. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ các
cấp, nhất là cấp xã, ấp được nâng lên một bước.
5. Kết quả triển
khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về
những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo
đảm an sinh xã hội.
Thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu
quả Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình hành động số
06-CTrHĐ/TU của Ban thường vụ Thành ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số
11, trong đó công tác an sinh xã hội tiếp tục được cấp ủy Đảng, chính quyền và
xã hội quan tâm thực hiện tốt với nhiều giải pháp hiệu quả, đồng bộ; giải quyết
kịp thời khó khăn cho các đối tượng nghèo, gia đình chính sách có công với cách
mạng và các đối tượng cần được bảo trợ góp phần ổn định cuộc sống của người
dân, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.
Thành phố tiếp tục triển khai có hiệu
quả nhiều chương trình đảm bảo an sinh xã hội, ổn định tâm lý người lao động,
nâng cao năng suất, cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong sản xuất kinh doanh
như giải quyết việc làm, thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ thất nghiệp,
chăm lo đời sống cho công nhân ở các doanh nghiệp, giải quyết kịp thời các vụ
tranh chấp xảy ra nhằm xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, lành mạnh tại
doanh nghiệp và tuyên truyền phổ biến tốt pháp luật lao động. Trước tình hình
kinh tế còn khó khăn, một số doanh nghiệp trong các khu chế xuất - khu công
nghiệp giảm quy mô sản xuất hoặc ngưng hoạt động, giải thể; chế độ cho người
lao động tại doanh nghiệp này vẫn được đảm bảo đầy đủ nhằm ổn định đời sống người
lao động, góp phần cho công tác an sinh xã hội. Công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện pháp luật lao động, chính sách tiền lương, thưởng, chỗ ở, bữa
ăn, điều kiện làm việc, sắp xếp ca sản xuất tại các doanh nghiệp được thực hiện
đầy đủ, hợp lý. Đồng thời, tiếp tục thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội
thiết yếu tại khu chế xuất - khu công nghiệp như: nhà lưu trú công nhân, siêu
thị, nhà trẻ, bếp ăn công nghiệp, trung tâm y tế, trung tâm văn hóa.
Quỹ giảm nghèo thành phố hiện có
252,735 tỷ đồng; đang trợ vốn cho 31.976 hộ nghèo và cận nghèo với tổng dư nợ
205,243 tỷ đồng. Quỹ tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội thành phố cho 52.702
hộ nghèo vay 793,277 tỷ đồng; 41.388 hộ có con em đang là học sinh sinh viên
vay với số tiền 622,527 tỷ đồng phục vụ cho nhu cầu học tập; vay xuất khẩu lao
động 1,88 tỷ đồng; 37.667 hộ vay thực hiện chương trình nước sạch - vệ sinh môi
trường với tổng số tiền 278,780 tỷ đồng để ổn định cuộc sống. Đến nay, tổng số
hộ nghèo toàn thành phố có mức thu nhập bình quân dưới 12 triệu đồng/người/năm
là 38.690 hộ, chiếm 2,1% tổng số hộ dân toàn thành phố.
Thành phố đã hỗ trợ từ ngân sách cùng
các khoản vận động đóng góp của Mặt trận, các đoàn thể, các ngành, các cấp, các
mạnh thường quân để chăm lo Tết Quý Tỵ năm 2013 cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo,
hộ nghèo tại 19 phường, xã, thị trấn, các cụ già neo đơn, trẻ em mồ côi khuyết
tật với tổng kinh phí 25,101 tỷ đồng. Các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn thành
phố cũng đã tổ chức một số hoạt động thiết thực nhằm chăm lo cho người nghèo ăn
Tết. Đã duyệt cấp 94.706 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và cận nghèo; miễn
giảm học phí năm học 2012-2013 cho 9.648 học sinh từ mẫu giáo đến trung học phổ
thông và 1.066 sinh viên từ Cao đẳng đến Đại học với tổng số tiền 3,26 tỷ đồng;
trong học kỳ I năm học 2012 - 2013 đã hỗ trợ 5,12 tỷ đồng chi phí cho 18.255
trường hợp. Đã xây dựng 30 căn nhà tình nghĩa, 95 căn nhà tình thương và sửa chữa
chống dột cho 50 căn với tổng kinh phí 4,6 tỷ đồng.
Đã tiếp nhận và xét duyệt đề nghị
công nhận cho 1.479 trường hợp người có công; lập danh sách giải quyết chế độ bảo
hiểm y tế cho 65 trường hợp là cựu chiến binh; xét duyệt danh sách điều dưỡng tại
gia đình cho 2.192 người và tập trung cho 402 người; lập danh sách trợ cấp 1 lần
cho 236 trường hợp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày
30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Triển khai chương trình xây mới 80
căn nhà tình nghĩa từ Quỹ Thiện tâm cho đối tượng chính sách khó khăn về nhà ở
trên địa bàn thành phố.
6. Thực hiện chủ
đề hành động năm 2013 “Gia đình Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động
Trong 06 tháng đầu năm 2013, 100% quận
- huyện đã xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động công tác gia đình năm
2013; tổ chức kiểm tra giám sát thực hiện Thông tư số 23/2011/TT-BVHTTDL của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định thu thập, xử lý thông tin về gia đình,
phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới. Đến nay, ngoài 25 điểm mô hình
cấp thành phố và quận - huyện thì 100% phường - xã - thị trấn còn lại đã ứng dụng
có kết quả các nội dung mô hình phòng chống bạo lực gia đình vào hoạt động công
tác phòng chống bạo lực gia đình của địa phương, huy động các lực lượng xã hội
tham gia cụ thể vào 1.313 nhóm phòng chống bạo lực gia đình, 8.425 tổ hòa giải,
1.704 tổ tư vấn, 923 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Trong năm 2013 tập trung nâng
cao chất lượng và hiệu quả của các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng song hành với
phát triển số lượng để tiếp cận, trợ giúp các nạn nhân bạo lực gia đình, thành
viên các gia đình bị bạo lực và đối tượng khác khi có nhu cầu.
Công tác phòng, chống bạo lực gia
đình được lồng ghép vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” trong các tiêu chí, thang điểm xét công nhận các danh hiệu văn hóa hàng
năm đã giúp người dân ý thức hơn trong việc chấp hành Luật. Ngoài việc nạn nhân
lên tiếng, sự giúp sức của cộng đồng cũng tạo điều kiện thuận lợi giúp các
ngành chức năng nắm bắt vụ việc và giải quyết kịp thời. Bên cạnh những mặt đạt
được của công tác phòng, chống bạo lực gia đình thì việc triển khai, thực hiện
vẫn còn một số tồn tại như: đội ngũ cán bộ ở cơ sở vẫn còn kiêm nhiệm, cán bộ
phụ trách luân chuyển thường xuyên; ở một số nơi công tác tuyên truyền chưa tới,
chưa liên tục, chưa có sự phối hợp đồng bộ nên còn lúng túng trong việc đưa ra
các giải pháp can thiệp.
Đã tổ chức 23 lớp tập huấn (1.758 lượt
người tham dự) và 145 lớp tuyên truyền (với 12.793 lượt người dự). Các nội dung
tập huấn bao gồm: Thông tư số 23/2011/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về thu thập, xử lý thông tin về gia
đình và phòng, chống bạo lực gia đình, Thông tư số 143/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL
ngày 21 tháng 10 năm 2011 của liên Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
về quy định chế độ quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho công
tác phòng, chống bạo lực gia đình, Tiểu đề án 4 “Tuyên truyền giáo dục phẩm chất,
đạo đức người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước thông qua hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch”, Đề án Giáo dục 05 triệu
bà mẹ nuôi, dạy con tốt giai đoạn 2010-2015.
7. Tổ chức các hoạt
động chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua
ái quốc và Ngày truyền thống Thi đua yêu nước (11/6/1948 - 11/6/2013):
- Xuất bản 2.000 quyển sách ảnh “Sài Gòn
- Chợ Lớn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh, 65 năm thi đua yêu nước (1948 -
2013)”: Đây là cơ sở dữ liệu về 65 năm phong trào thi đua yêu nước của Đảng bộ
và nhân dân thành phố qua các chặng đường lịch sử, nhìn lại những phương thức
và nội dung, hình thức tổ chức phong trào thi đua yêu nước đầy sáng tạo của các
tầng lớp nhân dân và cán bộ, chiến sĩ; những kết quả đầy tự hào của phong trào
thi đua, những tập thể và cá nhân anh hùng, dũng sĩ, chiến sĩ thi đua, điển
hình tiên tiến trong 30 năm kháng chiến cứu nước cũng như trong gần bốn thập kỷ
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Hội thi Tiểu phẩm tuyên truyền, giới
thiệu gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt trong phong trào thi đua
của thành phố: Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố đã phối hợp với Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi Tiểu phẩm tuyên truyền, giới thiệu gương điển
hình tiên tiến, người tốt - việc tốt. Hội thi đã diễn ra trong không khí thi
đua sôi nổi, hào hứng, thiết thực và thành công tốt đẹp. Kịch bản của các tiểu
phẩm dự thi đều phản ánh tốt nội dung tuyên truyền, giới thiệu về các gương tập
thể, cá nhân điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt; những mô hình, sáng kiến
cải tiến kỹ thuật, các nhân tố mới và cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực
trong phong trào thi đua yêu nước ở các cụm, khối thi đua, cơ quan, địa phương,
đơn vị, qua đó làm toát lên chủ đề tư tưởng của Hội thi và có ý nghĩa, tác dụng
nhân rộng, tạo sự lan toả rộng lớn trong phong trào thi đua yêu nước của thành
phố và từng cụm, khối thi đua, cơ quan, địa phương, đơn vị. Qua vòng thi bán kết,
Ban Tổ chức, Ban Giám khảo đã chọn 08 đội có số điểm cao nhất của 04 bảng để tiếp
tục vào vòng chung kết xếp hạng. Kết quả Hội thi vòng chung kết xếp hạng gồm 1
giải Xuất sắc toàn diện, 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 3 giải Ba, 5 giải Khuyến
khích và các giải phụ khác.
- Sáng tác ca khúc chủ đề về “Thi đua
yêu nước”: Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Hội Âm nhạc thành phố tổ chức cuộc thi và đã nhận được tổng cộng
44 ca khúc, trong đó có 36 ca khúc dự thi của các nhạc sĩ chuyên và không
chuyên cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, 01 ca khúc tham
gia hưởng ứng cuộc thi (không dự thi) của Nhạc sĩ Trương Quang Lục và 07 ca
khúc đặt hàng với những nhạc sĩ tên tuổi. Kết quả Hội đồng giám khảo đã chọn được
13 ca khúc vào vòng chung kết có nội dung phù hợp với chủ đề “Thi đua yêu nước”
và chọn được 07 ca khúc để trao giải: 2 giải Nhì, 2 giải Ba, 3 giải Khuyến
khích.
- Cuộc thi sáng tác ảnh “Những thành
tựu nổi bật của phong trào thi đua yêu nước, gương điển hình tiên tiến và nhân
tố mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ thành phố”: Ban Thi đua - Khen thưởng
thành phố đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nhiếp ảnh thành
phố tổ chức cuộc thi sáng tác ảnh và đã nhận được tổng cộng 622 ảnh tham gia với
nhiều thể loại. Hội đồng chấm giải đã chọn được 150 ảnh vào vòng 2 để sử dụng
vào việc triển lãm. 18 ảnh phù hợp với nội dung và các tiêu chí có tính nghệ
thuật, thời sự để đưa vào vòng xếp hạng, kết quả có 01 giải Xuất sắc, 01 giải
Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba, 11 giải Khuyến khích.
- Triển lãm ảnh với chủ đề “Thành phố
Hồ Chí Minh tích cực thực hiện lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác Hồ”: Triển
lãm ảnh được khai mạc ngày 04/6/2013 và kéo dài đến ngày 15/6/2013 tại Công trường
Lam Sơn, Quận 1. Triển lãm ảnh dịp này có ý nghĩa đặc biệt nhằm ôn lại lời kêu
gọi thi đua ái quốc của Bác, trong đó nội dung thi đua là phương thức tốt nhất
để khơi dậy lòng yêu nước, ý chí tự cường, khí phách và lòng tự hào dân tộc. 65
năm đã trôi qua nhưng tinh thần thi đua ái quốc của thành phố mang tên Bác vẫn
luôn mạnh mẽ, giúp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố luôn vượt qua mọi
khó khăn, thử thách. 90 bức ảnh và bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại triển
lãm là những tư liệu quý đối với các tầng lớp nhân dân thành phố, đặc biệt là
thế hệ trẻ.
- Phim tài liệu 65 năm Ngày Chủ tịch
Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2013): Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng thành phố phối hợp Đài Truyền hình thành phố thực hiện
xây dựng phim tư liệu về lịch sử truyền thống, thành tích và gương điển hình
tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước của Đảng bộ và Nhân dân thành phố
qua từng giai đoạn lịch sử cách mạng, đặc biệt các giai đoạn từ năm 1954 -
1968, giai đoạn từ 1969 - 1975 và giai đoạn sau 1975 đến nay, để phát trên sóng
Đài Truyền hình thành phố trong dịp trước, trong và sau ngày ngày Lễ mít-tinh
11/6/2013. Đồng thời xây dựng các chuyên mục để tuyên truyền, giới thiệu các
gương điển hình tiên tiến, gương người tốt - việc tốt và các phong trào thi đua
tiêu biểu của thành phố.
- Cầu truyền hình với chủ đề “Ngàn
hoa dâng Bác”: Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động phối hợp với tỉnh Thái Nguyên,
Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức cầu truyền hình với chủ đề “Ngàn
hoa dâng Bác”, cầu truyền hình được tổ chức tại 2 điểm: Bảo tàng Hồ Chí Minh,
chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Bến Nhà Rồng) và Khu Di tích ATK Phú Đình, huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Khán giả truyền hình cả nước được sống lại không
gian lịch sử 65 năm của phong trào thi đua ái quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi
xướng.
- Lễ mit-tinh kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ
tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2013): Đến dự
Lễ mit-tinh có đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ; nguyên Phó Chủ tịch
nước Trương Mỹ Hoa; đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy,
cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ, ban, ngành Trung ương, các đồng chí lãnh đạo
thành phố, các lão thành cách mạng, mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng Vũ
trang Nhân dân, Anh hùng Lao động, cùng các nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn
giáo và các gương điển hình tiên tiến qua các thời kỳ.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã trao tặng Cờ thi
đua dẫn đầu 5 thành phố trực thuộc Trung ương năm 2012 của Chính phủ cho Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, Thủ tướng cũng trao tặng
Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp thi đua, khen thưởng” cho 10 lãnh đạo cấp
trung ương và thành phố. Tại Lễ mit-tinh, Sở Nội vụ và Ban Thi đua - Khen thưởng
thành phố cũng đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
8. Tổ chức triển
khai thực hiện kết luận số 83-KL/TW ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Ban Bí thư về
tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21 tháng 5 năm 2004 của Bộ Chính trị
về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng,
tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.
Trong công tác tham mưu, chỉ đạo
phong trào thi đua yêu nước, Ủy ban nhân dân thành phố và Hội đồng Thi đua -
Khen thưởng thành phố đã định hướng phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ chính
trị và chương trình hành động của thành phố cũng như của cơ quan, đơn vị, địa
phương, đồng thời chú trọng những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, những việc
khó và kể cả những khâu yếu kém để xây dựng phong trào thi đua, nhằm tạo động lực
thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị và thực hiện hoàn thành các chỉ
tiêu kinh tế - xã hội đã được đề ra trong giao ước thi đua năm 2013. Nhiều
phong trào thi đua đột xuất, theo đợt đã tạo được sự đột phá và mang lại hiệu
quả thiết thực ở các sở, ngành, đoàn thể thành phố, điển hình như: Tổng Công ty
Công nghiệp Sài Gòn với phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo; Giỏi
việc nước, đảm việc nhà; Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật”; Sở Y tế với
phong trào “Xanh - sạch - đẹp, an toàn vệ sinh lao động, cơ sở y tế không
khói thuốc”; Hội Liên hiệp Thanh niên với cuộc vận động “Thanh niên sống
đẹp, sống có ích”; Bưu điện thành phố với chương trình “Nụ cười VNPT - Nụ
cười bưu điện”; Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố với thi đua “Đoàn
kết, hiệp đồng, lập công quyết thắng”; Liên minh hợp tác xã thương mại
thành phố với chủ đề “Thi đua lao động sản xuất, nâng cao chất lượng phục vụ,
không ngừng phát triển bền vững”... Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp
Tân Thuận với chủ đề “Đoàn kết hợp tác, trên dưới một lòng nâng cao đời sống”;
Hội Phụ nữ từ thiện với chương trình “Tiếp sức đến trường”; Tổng công ty
Nông nghiệp Sài Gòn TNHH Một thành viên với “Thi đua phát huy sáng kiến, cải
tiến công tác quản lý, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới đem lại hiệu quả cao”;
Ban quản lý Khu công Nông nghiệp công nghệ cao thi đua “Phát huy tinh thần
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”;
Bộ Tư lệnh thành phố với chủ đề “Ra quân quyết thắng, lập công dâng Bác”...
Từ chuyển biến về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong
trào thi đua của các cấp, các ngành đã góp phần tích cực trong việc phấn đấu thực
hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013, tạo đà cho các năm tiếp theo.
Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể đã thường xuyên quan tâm công tác tuyên truyền, vận động
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân
dân tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào thi đua, chú trọng việc phát
hiện và nhân rộng điển hình tiên tiến, phổ biến gương người tốt - việc tốt, xây
dựng những mô hình hay, cách làm giỏi, suy tôn các cá nhân, tập thể; đồng thời
công tác khen thưởng được thực hiện kịp thời, nhất là khen nóng (khen đột xuất)
cho những tập thể, cá nhân lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, đã tạo niềm
vui, sự phấn khởi đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng
góp tích cực cho phong trào thi đua và luôn tạo được động lực mạnh mẽ thúc đẩy
phong trào thi đua ngày càng phát triển.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân
dân tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào thi đua, Hội đồng Thi đua -
Khen thưởng thành phố thường xuyên phối hợp các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt
trận và các đoàn thể chú trọng việc phát hiện và nhân rộng điển hình tiên tiến,
phổ biến gương “Người tốt - Việc tốt”, xây dựng những mô hình hay, cách làm giỏi,
suy tôn, khen thưởng kịp thời cho những tập thể, cá nhân lập được thành tích đặc
biệt xuất sắc đã đóng góp tích cực cho phong trào thi đua và luôn tạo được động
lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào thi đua ngày càng phát triển. Quy trình bình chọn
các gương điển hình, nhân tố mới được tổ chức chặt chẽ từ cấp cơ sở đến thành
phố, được bình chọn từ những cá nhân tiêu biểu nhất, thật sự nổi trội trong các
phong trào thi đua yêu nước và được sự tín nhiệm cao trong tập thể, đơn vị.
Hàng năm, nhân các Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước, Hội đồng Thi
đua - Khen thưởng thành phố đã giới thiệu được nhiều tấm gương điển hành tiêu
biểu, gương người tốt việc tốt để nêu gương học tập, nhân rộng, đồng thời ghi
nhận, tôn vinh thành tích, công lao đóng góp và đề nghị cấp trên công nhận.
Thành phố đã tuyên truyền, giới thiệu các gương tập thể, cá nhân điển hình tiên
tiến trên Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, “Trang
Thi đua” của Báo Sài Gòn Giải phóng và trên Website của Hội đồng Thi đua -
Khen thưởng thành phố...
9. Thực hiện công
tác khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng
dẫn thi hành
9.1. Về khen thưởng cấp Nhà nước:
Đã tham mưu Thường trực Ủy ban nhân
dân thành phố ban hành 24 Tờ trình đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước. Đến nay Chủ
tịch nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 15 quyết định khen thưởng cho 116 tập
thể và 340 cá nhân, cụ thể là danh hiệu Anh hùng lao động cho 02 tập thể, 01 cá
nhân; Huân chương Độc lập cho 02 cá nhân; Huân chương Lao động các loại cho 30
tập thể, 76 cá nhân; Cờ thi đua của Chính phủ cho 17 tập thể, Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ cho 84 tập thể, 261 cá nhân. Ngoài ra, ban hành 10 văn bản xác
nhận thành tích và 13 văn bản hiệp y đề nghị xét khen thưởng cho các tập thể,
cá nhân có thành tích xuất sắc.
9.2. Về khen thưởng cấp thành
phố:
Tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành
phố ban hành 694 quyết định khen thưởng cấp thành phố gồm: tặng Bằng khen cho
2.650 tập thể và 7.066 cá nhân; công nhận 3.195 Tập thể Lao động xuất sắc; tặng
1.064 Huy hiệu thành phố; Cờ Thi đua xuất sắc cho 412 tập thể; Cờ truyền thống
cho 22 tập thể; công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp thành phố cho 2.679 cá
nhân. Tổng số tiền chi khen thưởng trong 06 tháng đầu năm 2013 là
34.905.840.000 đồng.
10. Công tác kiện
toàn tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp:
Công tác củng cố, kiện toàn tổ chức bộ
máy làm công tác thi đua, khen thưởng được các cấp, các ngành thành phố tiếp tục
thực hiện theo Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2005 của Chính
phủ về việc quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng. Hội đồng Thi
đua - Khen thưởng các ngành, các cấp và tổ chức bộ máy thi đua, khen thưởng từ
thành phố đến cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Lãnh đạo các cấp ủy Đảng,
Chính quyền, đoàn thể, thủ trưởng cơ quan, đơn vị luôn quan tâm bố trí cán bộ,
công chức phụ trách công tác thi đua, khen thưởng có trình độ, có phẩm chất đạo
đức cách mạng tốt, chú trọng bổ sung thêm nhiều cán bộ trẻ có trình độ năng lực,
từ đó nâng cao chất lượng và năng lực công tác tham mưu, giúp cho lãnh đạo, chỉ
đạo và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở các ngành, các cấp và
địa phương đi vào nề nếp và đạt hiệu quả thiết thực, tạo thuận lợi hoàn thành tốt
các nhiệm vụ được giao.
Thành phố đã ban hành Văn bản số
10/HĐTĐKT ngày 22 tháng 02 năm 2012 về phân chia cụm, khối thi đua và Văn bản số
11/HĐTĐKT ngày 22 tháng 02 năm 2012 về thông báo cụm trưởng, khối trưởng các cụm,
khối thi đua thuộc thành phố. Thành phố hiện có 21 cụm, khối thi đua với gần
160 đơn vị trực thuộc; Hoạt động cụm, khối thi đua năm đã đi vào nề nếp, nhiều
cụm khối duy trì đều đặn chế độ sinh hoạt theo quy chế của cụm, khối đề ra; hầu
hết các cụm, khối trưởng đã phát huy vai trò và trách nhiệm được phân công, đã
cụ thể hóa nội dung, tiêu chí thi đua do thành phố phát động để đề ra chương
trình, kế hoạch và tiêu chí thi đua của cụm, khối mình, triển khai thực hiện
nghiêm túc và có hiệu quả.
11. Hoạt động của
cụm, khối thi đua:
11.1. Cụm Thi đua 5 thành phố
trực thuộc Trung ương:
Dự Hội nghị tổng kết thực hiện giao ước
thi đua năm 2012 và thực hiện ký kết giao ước thi đua năm 2013 Cụm thi đua 5
thành phố trực thuộc Trung ương vào 2 ngày 26, 27/3/2012 tại thành phố Đà Nẵng.
Ủy ban nhân dân 5 thành phố đã thống
nhất đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu cho Thành phố
Hồ Chí Minh, Cờ thi đua xuất sắc cho Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hà Nội.
Thành phố Đà Nẵng cũng đã bàn giao nhiệm vụ Cụm trưởng Cụm thi đua 5 thành phố
trực thuộc Trung ương năm 2013 cho Thành phố Hải Phòng và Cụm phó cho Thành phố
Cần Thơ.
11.2. Các cụm, khối thi đua thuộc
thành phố:
Thành phố đã ban hành Văn bản số
20/HĐTĐKT ngày 06 tháng 3 năm 2013 về phân chia cụm, khối thi đua và thông báo
phân công cụm trưởng, khối trưởng năm 2013. Thành phố hiện có 20 cụm, khối thi
đua với 152 đơn vị trực thuộc. Hoạt động cụm, khối thi đua hàng năm đã đi vào nề
nếp, nhiều cụm khối duy trì đều đặn chế độ sinh hoạt theo quy chế của cụm, khối
đề ra; hầu hết các cụm, khối trưởng đã phát huy vai trò và trách nhiệm được
phân công, đã cụ thể hóa nội dung, tiêu chí thi đua do thành phố phát động để đề
ra chương trình, kế hoạch và tiêu chí thi đua của cụm, khối mình, triển khai thực
hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Việc tổ chức sinh hoạt định kỳ được tổ chức đều
đặn, nghiêm túc, một số cụm khối xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt từ 04 đến
07 chuyên đề trong năm, nội dung sinh hoạt chuyên đề được cụm, khối trưởng phân
công cho các thành viên trong cụm, khối chuẩn bị, các đơn vị trong khối luân
phiên đăng cai tổ chức, với tinh thần đoàn kết, nỗ lực, trách nhiệm và có ý
nghĩa thiết thực để giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Hầu hết các Cụm, Khối trưởng đã phát
huy vai trò và trách nhiệm được phân công, đã cụ thể hóa nội dung, tiêu chí thi
đua do thành phố phát động để đề ra chương trình, kế hoạch, nội dung và tiêu
chí thi đua cho cụm, khối mình. Thông qua sinh hoạt cụm, khối thi đua các nội
dung, tiêu chí giao ước thi đua được các Cụm, Khối trưởng triển khai nhanh
chóng, sâu rộng và cụ thể đến các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị và các
lĩnh vực của đời sống xã hội; nhiều phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề,
đột xuất được các cơ quan, đơn vị phát động và huy động được đông đảo lực lượng
tham gia; Nhiều công trình, mô hình, sáng kiến và gương điển hình được phát hiện,
giao lưu, trao đổi, thảo luận có giá trị học tập kinh nghiệm lẫn nhau và tạo sự
lan tỏa trong các cụm, khối và các ngành, lĩnh vực trên địa bàn thành phố và cả
nước.
Mặt khác, hoạt động cụm, khối thi đua
là điều kiện, cơ hội để các cơ quan, đơn vị tăng cường mối quan hệ phối hợp
trong công tác chuyên môn, trong thực hiện nhiệm vụ chính trị do thành phố
giao. Thông qua vai trò Cụm, Khối trưởng đã phát huy tốt công tác kiểm tra,
giám sát các hoạt động tổ chức phát động phong trào thi đua, xây dựng mô hình
và nhân rộng điển hình tiên tiến, công tác tuyên truyền, biểu dương khen thưởng.
Đồng thời phát huy được vai trò thẩm định thành tích đóng góp cho phong trào
thi đua của thành phố của Cụm, Khối trưởng đối với các thành viên, làm cơ sở cho
việc bình xét, suy tôn các đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc xét khen thưởng cuối năm cho các tập thể, cá nhân được chính
xác và khách quan hơn. Đặc biệt, trong 06 tháng đầu năm 2013 thành phố phát động
tổ chức Hội thi Tiểu phẩm tuyên truyền giới thiệu gương điển hình tiên tiến,
người tốt, việc tốt đã nhận được sự tích cực hưởng ứng tham gia của 20 cụm, khối
thi đua, góp phần thành công cho hội thi.
II. NHẬN XÉT ĐÁNH
GIÁ
1. Mặt làm được:
- Được sự quan tâm sâu sát và thường
xuyên của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua - Khen thưởng
Trung ương, Thành ủy, việc tổ chức xây dựng các phong trào thi đua đã chú trọng
bám sát nhiệm vụ trọng tâm và các lĩnh vực trọng yếu trong phát triển kinh tế -
xã hội của thành phố và thường xuyên thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động
phong trào thi đua, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, từng bước định
hướng tổ chức phong trào thi đua đi vào chiều sâu mang lại hiệu quả thiết thực.
Đặc biệt công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức vai trò, vị
trí và tác dụng của phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân đã được các cấp ủy, chính quyền, đoàn
thể quan tâm thường xuyên, từ đó thu hút được đông đảo lực lượng quần chúng
nhân dân tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng
thiết thực, nhiều công trình, mô hình cải tiến kỹ thuật được xây dựng và nhân rộng
mang lại hiệu quả và lợi ích thiết thực trong lao động sản xuất, trong đời sống
xã hội.
- Hoạt động cụm, khối thi đua đã đi
vào nề nếp, tạo được không khí thi đua giữa các đơn vị trong cụm, khối thi đua,
đặc biệt là thông qua hoạt động cụm, khối để trao đổi, thảo luận, truyền đạt
các kinh nghiệm quý báu trong công tác thi đua, khen thưởng, để nhân rộng và
phát huy các điển hình, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị áp dụng
trong thực tiễn cuộc sống; Việc đăng ký các danh hiệu thi đua theo quy định của
Luật Thi đua, Khen thưởng đã được các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc.
- Công tác khen thưởng thực hiện đúng
quy trình, bảo đảm tính chặt chẽ vừa thể hiện được sự tôn vinh, ghi nhận công
lao đóng góp của các tập thể, cá nhân, vừa thể hiện tinh thần tiết kiệm và đúng
quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng; đặc biệt là việc khen thưởng đột xuất
(khen nóng) cho các tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc trong lao động
sản xuất, trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong sáng kiến cải tiến kỹ
thuật... đã kịp thời động viên, khuyến khích tinh thần hăng hái thi đua lập
công của các tập thể, cá nhân trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nhằm ổn định
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và góp phần xây dựng và phát triển
thành phố.
- Thông qua các hoạt động chào mừng kỷ
niệm 65 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc, thành phố đã đẩy mạnh
công tác tuyên truyền các phong trào thi đua, nhân rộng điển hình tiên tiến để
cổ vũ, động viên, khuyến khích các phong trào hành động cách mạng, phong trào
thi đua yêu nước trên địa bàn thành phố. Các hoạt động này đã nâng cao được nhận
thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể quần chúng, của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò,
tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh. Qua đó, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã
đánh giá cao các hoạt động, phong trào thi đua sôi nổi trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh và công nhận là mô hình tiêu biểu của cả nước về các hoạt động nhân kỷ
niệm 65 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc - Ngày Truyền thống Thi
đua yêu nước (11/6/1948 - 11/6/2013).
2. Những hạn chế tồn tại:
- Một số cấp ủy Đảng, lãnh đạo cơ
quan chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức xây dựng phong trào
thi đua, chưa tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc phong trào thi đua, chưa tổ
chức sơ kết đánh giá phong trào để chỉ đạo phong trào thi đua hoặc có chỉ đạo nhưng
còn chung chung mang tính hình thức, do đó phong trào thi đua của một số đơn vị,
địa phương chưa mang lại hiệu quả thiết thực và chưa trở thành động lực thúc đẩy
việc phấn đấu thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ chính trị và các chương trình
trọng tâm của từng cơ quan đơn vị. Một số cơ quan đơn vị, thiếu quan tâm và coi
nhẹ việc tổ chức phát động phong trào thi đua, nhưng lại quan tâm việc báo cáo
thành tích và khen thưởng tràn lan, dẫn đến phản tác dụng đối với việc động
viên, kích thích tinh thần hăng hái thi đua đối với nhiều đối tượng khác.
- Việc sinh hoạt cụm khối thi đua cấp
thành phố còn một số lãnh đạo đơn vị chưa tích cực tham gia, nội dung chuyên đề
sinh hoạt khối có nơi chưa phù hợp với đặc điểm, đặc thù của các đơn vị trong
khối, do đó chưa có tác dụng học tập kinh nghiệm lẫn nhau thông qua hoạt động
và sinh hoạt cụm, khối.
- Công tác kiện toàn bộ máy tổ chức
làm công tác thi đua, khen thưởng ở các cấp, các ngành chưa được quan tâm đúng
mức, một số bộ phận làm công tác thi đua - khen thưởng và cán bộ chuyên trách
chưa thể hiện tốt vai trò tham mưu cho lãnh đạo và Hội đồng Thi đua và Khen thưởng
trong việc tổ chức chỉ đạo, định hướng phong trào thi đua; ở một số đơn vị, Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng chưa thể hiện được vai trò trách nhiệm nên việc đề
xuất khen thưởng chưa chặt chẽ, thiếu tính khách quan trong xem xét thành tích,
hoặc còn dễ dãi, coi nhẹ trong xét khen thưởng, số lượng khen thưởng ở một số
nơi quá nhiều, thành tích viết sơ sài, chất lượng không cao, có nơi còn đề nghị
khen tràn lan nên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác thi đua - khen thưởng
trong tình hình mới.
- Việc thực hiện chế độ thông tin,
báo cáo còn nhiều cơ quan, đơn vị chấp hành chưa nghiêm; nội dung báo cáo nhiều
đơn vị quá sơ sài không nêu được phong trào và những kết quả đạt được qua phong
trào thi đua của cơ quan, đơn vị mình, nhất là các điển hình tiên tiến, những
cách làm hay và sáng tạo để có thể nhân rộng toàn thành phố học tập, noi theo.
III. NHIỆM VỤ CÔNG
TÁC TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM
1. Tiếp tục tổ chức thực hiện Chỉ thị
số 725/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phát động
phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm
2011 và Kế hoạch 05 năm (2011-2015) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI của Đảng. Trong đó, chú trọng xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ
thể thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX, tập trung mọi nỗ
lực thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và
kiểm soát lạm phát; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2012.
Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi
đua do Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố phát động; nội dung, tiêu chí giao
ước thi đua Cụm 5 thành phố trực thuộc Trung ương năm 2013.
2. Tổ chức tập huấn Luật Thi đua,
Khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết một
số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng và Nghị định số 39/2012/NĐ-CP của Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15
tháng 4 năm 2010 của Chính phủ. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các
cụm, khối thi đua; tăng cường công tác kiểm tra cơ sở để hướng dẫn, đôn đốc việc
phát động các phong trào thi đua và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến.
3. Tiếp tục thực hiện xem xét và lập
hồ sơ, thủ tục đề nghị Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng và
trình khen thưởng cấp Nhà nước bảo đảm thời gian đúng theo quy định hiện hành.
4. Phối hợp với các sở, ngành chức
năng tổ chức kiểm tra, giám sát về công tác thi đua, khen thưởng; về hoạt động
cụm, khối thi đua năm 2013; về xây dựng phong trào thi đua, xây dựng, bồi dưỡng
và nhân rộng điển hình tiên tiến để làm cơ sở chấm điểm xếp hạng các sở - ban -
ngành, quận - huyện, đơn vị thuộc thành phố chuẩn bị cho Hội nghị tổng kết
phong trào thi đua yêu nước thành phố năm 2013.
5. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy,
Sở Thông tin và Truyền thông sơ kết 01 năm thực hiện chương trình phối hợp
tuyên truyền về phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn thành phố giai đoạn
2012-2016.
6. Phối hợp với Đài Truyền hình thành
phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, Báo Sài Gòn Giải phóng thực hiện chương
trình “Thi đua yêu nước” phát sóng thường kỳ trên sóng HTV Đài Truyền hình
thành phố và mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về phong trào thi đua
và gương điển hình tiên tiến tiêu biểu./.
Nơi nhận:
- Hội đồng Thi đua -
Khen thưởng TW;
- Ban Thi đua - Khen thưởng TW;
- Các thành phố trong Cụm thi đua;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Các sở - ban - ngành, đoàn thể TP;
- Ban Thi đua-Khen thưởng (Sở Nội vụ);
- Ủy ban nhân dân các quận - huyện;
- VPUB: CPVP; Phòng VX, THKH;
- Lưu: VT, (VX/P).
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hứa Ngọc Thuận
|