Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 130/2010/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng Người ký: Nguyễn Văn Thành
Ngày ban hành: 22/01/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 130/2010/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 22 tháng 01 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai năm 2003; số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003; số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Căn cứ các Thông tư: số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;

Xét đề nghị của Liên Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế nhà nước thành phố tại Tờ trình số 29/TTr-LN ngày 31/12/2009; các Báo cáo thẩm định số 01/STP-VBQPPL ngày 14/01/2010, số 03/STP-VBQPPL ngày 21/01/2010 của Sở Tư pháp; các Báo cáo số 02/BC-LS ngày 15/01/2010, số 03/BC-LS ngày 21/01/2010 của Liên Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, về việc tiếp thu ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng”.

Điều 2.

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành, văn bản này thay thế các Quyết định số 1761/2007/QĐ-UBND ngày 19/9/2007 về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Quyết định số 1074/QĐ-UBND ngày 30/6/2008 về việc sửa đổi, bổ sung nội dung một số điều tại quyết định số 1761/2007/QĐ-UBND ngày 19/9/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng; Thay thế các quy định về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại Quyết định số 877/2008/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố.

2. Giao các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục thuế Nhà nước thành phố hướng dẫn, tổ chức thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở: Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp; Cục trưởng Cục thuế Nhà nước thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- Bí thư Thành ủy;
- Chủ tịch UBND thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND TP;
- Các Sở, Ban, ngành thành phố;
- Như Điều 3;
- Văn phòng Thành ủy;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND TP;
- C, PVP;
- Các CV UBND TP;
- Lưu VP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thành

QUY ĐỊNH

VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 130/2010/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này cụ thể hóa về chính sách, trình tự thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g, h, khoản 1 và các điểm a, c, d, khoản 2 Điều 36, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004; khoản 3, Điều 2, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006; các Điều 34, 35, 40, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ áp dụng trên địa bàn thành phố.

2. Đối với các dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, diện tích đất nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân không phải thực hiện thủ tục hồi đất để bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và các trường hợp khác quy định tại Điều 40, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ được thỏa thuận bồi thường.

3. Đối với các dự án thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc các nguồn vốn vay, hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã có cam kết về khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì thực hiện theo cam kết đó, các khoản chênh lệch được tính là khoản hỗ trợ đặc biệt của dự án.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường, kế hoạch và đầu tư, xây dựng, tài chính và các cơ quan khác có liên quan; cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn.

2. Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất (gọi chung là người bị thu hồi đất).

3. Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồi thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định tại Quy định này.

Chương 2.

BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VỀ ĐẤT

Điều 3. Nguyên tắc, điều kiện bồi thường, hỗ trợ về đất

1. Người bị thu hồi đất có đủ điều kiện được quy định tại các khoản: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10, 11 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và các Điều 44, 45, 46, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện bồi thường thì được hỗ trợ theo quy định tại văn bản này.

2. Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường sẽ được bồi thường bằng tiền tính theo giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền theo quy định sau:

2.1. Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ lớn hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch;

2.2. Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tái định cư thì người tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 19, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ.

3. Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với diện tích đất bị thu hồi thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách nhà nước theo quy định.

Điều 4. Giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ và chi phí đầu tư vào đất còn lại

1. Giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ là giá đất tính theo mục đích đang sử dụng do Ủy ban nhân dân thành phố công bố ngày 01 tháng 01 hàng năm tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.

2. Đất nông nghiệp để tính bồi thường, hỗ trợ được xác định giá theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm giao đất; Trường hợp chuyển đổi đất nông nghiệp sang sản xuất sản phẩm nông nghiệp khác nếu được Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép chuyển đổi có cấu cây trồng, vật nuôi thì được bồi thường, hỗ trợ đất theo loại đất sản xuất sản phẩm nông nghiệp sau chuyển đổi tại thời điểm kiểm kê lập phương án bồi thường. Mức giá đất nông nghiệp để tính bồi thường, hỗ trợ là mức giá quy định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.

3. Trường hợp tại thời điểm có quyết định thu hồi đất giá đất bồi thường chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường, phổ biến thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường các cấp báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng Sở Tài chính xác định lại, trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định cho phù hợp.

Giá đất ở tại khu tái định cư được tính căn cứ giá đất ở công bố ngày 01/01 hàng năm; mức giá cụ thể được xác định có xét đến quy mô xây dựng khu tái định cư, sự tương quan với mức giá đất ở đã bồi thường tại vị trí cụ thể.

4. Trường hợp bồi thường chậm: Vẫn thực hiện theo mức giá tại phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt, nhưng sẽ được tính toán lại như sau:

4.1. Bồi thường chậm do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra (thủ tục chưa đầy đủ hoặc chậm triển khai, chưa có khu tái định cư, chưa giải quyết các kiến nghị, thắc mắc chính đáng của người có đất bị thu hồi, phương án bồi thường lập chậm, chưa có tiền thanh toán), nếu giá đất tại thời điểm bồi thường cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm bồi thường; nếu giá đất tại thời điểm có quyết định bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.

4.2. Bồi thường chậm do người bị thu hồi đất gây ra (cố tình không nhận tiền bồi thường, khiếu nại không có căn cứ, vận động người khác không chấp hành chính sách bồi thường), nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm bồi thường; nếu giá đất tại thời điểm bồi thường cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.

5. Chi phí đầu tư vào đất còn lại được xác định theo quy định tại khoản 2, Điều 5, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp không có hoặc không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ về chi phí đã đầu tư vào đất thì bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định tại văn bản này.

Điều 5. Bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp

Thực hiện theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ; Điều 6 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và được quy định cụ thể như sau:

1. Đất nông nghiệp được bồi thường, hỗ trợ gồm: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.

2. Đất nông nghiệp có một trong các điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 3 của Quy định này thì được bồi thường theo giá đất nông nghiệp tương ứng.

3. Không bồi thường đối với: đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng chung, đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Đối với đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận khoanh nuôi tái sinh rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng hoặc trồng rừng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hợp đồng khoán thì khi Nhà nước thu hồi không được bồi thường về đất, chỉ được bồi thường về cây trồng trên đất.

Trường hợp chia tách đất sau khi có quyết định thu hồi đất (kể cả trường hợp được Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn xác nhận) thì tiền bồi thường được chi trả cho chủ sử dụng đất hợp pháp trước khi chia tách.

4. Đất nông nghiệp không đủ điều kiện bồi thường về đất thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất và hỗ trợ cụ thể như sau:

4.1. Đất khai hoang không đúng theo quy hoạch không được cấp xã cho phép thì chỉ hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất còn lại bằng 50% mức giá đất nông nghiệp cùng vị trí.

4.2. Đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân, công nhân viên đang sử dụng do nhận giao khoán đất của các nông lâm trường, trạm trại quốc doanh (của Nhà nước), Công ty cổ phần là công nhân viên của cơ quan nay không còn được hưởng các chế độ của cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước, hộ nông dân trực tiếp sản xuất chưa được giao đất theo hạn mức quy định tại địa phương nơi cư trú, nhưng nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ bằng tiền, mức hỗ trợ cao nhất bằng giá đất bồi thường tính theo diện tích đất thực tế thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương (nơi có đất thu hồi); Người sử dụng đất được nhận khoán có diện tích lớn hơn hạn mức và có nhiều lần thu hồi cũng chỉ tính hỗ trợ bằng tiền cao nhất bằng giá đất bồi thường 1 lần hạn mức, diện tích còn lại bồi thường chi phí đã đầu tư vào đất bằng 50% mức giá đất nông nghiệp cùng vị trí.

4.3. Trường hợp đất mượn thi công không bồi thường về đất, Chủ đầu tư hỗ trợ chi phí cải tạo khôi phục, hoàn trả chênh lệch bằng 30% mức giá đất theo vị trí.

4.4. Trường hợp đất thuộc quỹ đất công ích 5% và đất không được giao lâu dài (diện tích đất khó giao khó chia) do chính quyền địa phương cấp xã tạm giao cho các hộ dân sử dụng không bồi thường về đất, chỉ bồi thường chi phí đã đầu tư vào đất bằng 50% mức giá đất nông nghiệp cùng vị trí.

4.5. Đối với công nhân viên còn trong độ tuổi lao động chưa nghỉ chế độ, đang nhận khoán đất của xí nghiệp, nông lâm trường, trạm trại quốc doanh (kể cả đất nhận khoán lâu dài), khi bị thu hồi đất được cơ quan bố trí công việc khác, được giao đất khác hoặc được hưởng chế độ theo quy định hiện hành của nhà nước về thực hiện chính sách đối với người lao động mất việc làm theo quy định của Bộ Luật Lao động thì không được bồi thường về đất, chỉ được bồi thường chi phí đã đầu tư vào đất bằng 50% mức giá đất nông nghiệp cùng vị trí.

5. Hạn mức và mức bồi thường hỗ trợ đất nông nghiệp:

5.1. Đất trồng cây hàng năm bao gồm: đất trồng lúa, hoa màu, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi và cây hàng năm khác (gọi là đất canh tác), kể cả đất xây dựng các công trình phục vụ trồng trọt, chăn nuôi như: kho chứa nông sản, thuốc sâu, phân bón, máy móc công cụ trên đất có nguồn gốc là đất nông nghiệp được bồi thường 100% mức giá theo vị trí cho diện tích theo hạn mức quy định giao đất của địa phương cho nhân khẩu (theo văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực của Ủy ban nhân dân thành phố); Diện tích đất vượt hạn mức được bồi thường chi phí đầu tư vào đất bằng 50% mức giá đất nông nghiệp theo vị trí;

Đối với những vùng đất sử dụng được giao theo chính sách khoán 10, đất canh tác của hộ gia đình “cá thể”: bồi thường 100% mức giá đất nông nghiệp theo vị trí và theo hạn mức bình quân nhân khẩu của cấp xã có đất bị thu hồi tại thời điểm thực hiện theo Quyết định số 03/QĐ-UB ngày 04/01/1994 của Ủy ban nhân dân thành phố. Diện tích đất vượt hạn mức chỉ bồi thường chi phí đầu tư vào đất bằng 50% mức giá đất nông nghiệp theo vị trí.

5.2. Đất trồng cây lâu năm thuộc đất trồng rừng và đất nuôi trồng thủy sản: Nếu hạn mức đất canh tác giao theo quy định cho nhân khẩu của hộ gia đình còn thiếu so với hạn mức đất bình quân chung của cấp xã thì được bồi thường 100% mức giá đất theo vị trí tính cho diện tích tương đương còn thiếu. Diện tích còn lại chỉ được bồi thường chi phí đã đầu tư vào đất quy định tại Biểu số 02 kèm theo quy định này;

5.3. Đất hộ gia đình, cá nhân tự khai hoang trước ngày 15/10/1993 sử dụng ổn định, không có tranh chấp nhưng không theo quy hoạch hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép: Nếu hạn mức đất canh tác giao theo Quyết định số 03/QĐ-UB ngày 04/01/1994 của Ủy ban nhân dân thành phố cho nhân khẩu của hộ gia đình còn thiếu so với hạn mức đất bình quân chung của cấp xã thì được bồi thường 100% mức giá cho diện tích đất còn thiếu. Diện tích còn lại chỉ được bồi thường chi phí đã đầu tư vào đất bằng 50% mức giá đất liền kề cùng vị trí;

5.4. Trường hợp diện tích đất vượt hạn mức do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho, tặng quyền sử dụng đất từ người khác, đất tự khai hoang theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được bồi thường 100% mức giá.

6. Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, ao không được công nhận là đất ở:

6.1. Đất vườn, ao trong cùng một thửa đất có nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở dọc kênh mương và dọc tuyến đường giao thông, có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định, khi Nhà nước thu hồi thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm vị trí 1 quy định tại bảng giá đất ban hành ngày 01 tháng 01 hàng năm còn được hỗ trợ bằng tiền theo quy định sau:

Mức hỗ trợ:

+ Bằng 50% giá đất ở trong cùng thửa đất có nhà ở của hộ gia đình, cá nhân sử dụng trước ngày 15/10/1993 và có một trong các điều kiện được bồi thường theo giá đất ở;

+ Bằng 40% giá đất ở trong cùng thửa đất có nhà ở của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở không có giấy tờ từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 và có một trong các điều kiện được bồi thường theo giá đất ở.

Diện tích hỗ trợ tính theo diện tích thực tế bị thu hồi nhưng tối đa không quá 05 lần hạn mức giao đất ở mới.

6.2. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn, trong khu dân cư nông thôn (khu dân cư nông thôn được xác định theo ranh giới ngoài cùng của thửa đất có nhà ở của làng, thôn và các điểm dân cư tương tự); thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư có đủ điều kiện được bồi thường, ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng vị trí còn được hỗ trợ bằng 20% giá đất ở trung bình của khu vực;

Giá đất ở trung bình của khu vực phường được xác định bằng trung bình cộng của giá đất quy định đối với loại đường phố 11 tại bảng giá đất do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành ngày 01 tháng 01 hàng năm, Giá đất ở trung bình của khu vực xã, thị trấn được xác định bằng trung bình cộng các mức giá đất ở trong khu dân cư có đất bị thu hồi tại bảng giá đất do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành ngày 01 tháng 01 hàng năm

Người sử dụng đất nông nghiệp, đất vườn, ao đã được hỗ trợ theo quy định tại điểm 6.1, 6.2, khoản 6 Điều này không được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm tại quy định này.

7. Tiền bồi thường đối với diện tích đất công ích 5% và diện tích ngoài hạn mức đất nông nghiệp được giao lâu dài mà chính quyền cấp xã đã giao, tạm giao cho người sử dụng đất thì sau khi bồi thường chi phí đầu tư vào đất tính bằng 50% mức giá thanh toán trực tiếp cho người sử dụng đất phần còn lại tương đương 50% mức giá được hỗ trợ chuyển về ngân sách cấp Xã để điều tiết cho các hộ thiếu đất so với hạn mức đất giao theo quy định (ở nơi chưa thực hiện Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ) hoặc chuyển về ngân sách cấp huyện để quản lý và đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng sử dụng vào mục đích công ích của cấp xã theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

8. Đối với đất bờ, mương, đường nội đồng không tính bồi thường chỉ hỗ trợ 70% mức giá đất nông nghiệp theo vị trí thấp nhất của diện tích đất thu hồi, tiền hỗ trợ được chuyển về ngân sách cấp xã để điều tiết cho các hộ thiếu đất so với hạn mức đất nông nghiệp được giao theo quy định hoặc chuyển về ngân sách cấp huyện để quản lý và đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng sử dụng vào mục đích công ích của cấp xã theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Điều 6. Bồi thường, hỗ trợ đất ở.

Việc xác định nguồn gốc đất đai do chính quyền địa phương cấp xã (phường, thị trấn) lập được Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan, đúng bản chất. Cơ quan tài nguyên môi trường cấp huyện có trách nhiệm thẩm định nguồn gốc đất đai do Ủy ban nhân dân cấp xã (phường, thị trấn) lập, kết quả thẩm định được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) trước khi lập, trình duyệt phương án bồi thường:

1. Đất ở có một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 3 quy định này thì được bồi thường theo quy định.

2. Hạn mức (diện tích) đất sử dụng để tính bồi thường hỗ trợ và mức bồi thường đất ở.

2.1. Hạn mức giao đất ở mới (theo quy định tại Quyết định số 2430/QĐ-UB ngày 13/12/2000 của Ủy ban nhân dân thành phố).

Đất ở khu vực nông thôn: 200 m2/ hộ đối với hộ nông nghiệp; 120 m2/hộ đối với hộ phi nông nghiệp;

Đất ở khu vực đô thị: 100m2/hộ.

2.2. Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở, đất vườn ao liền kề trong cùng thửa đất có nhà ở (theo Quyết định số 1518/2006/QĐ-UB ngày 12/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố).

Đối với quận Dương Kinh áp dụng như huyện Kiến Thụy.

3. Mức bồi thường hỗ trợ đất ở cụ thể:

3.1. Đất ở có giấy tờ:

Đất ở có giấy tờ hợp lệ theo khoản 1, Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 (gồm cả đất sử dụng cho mục đích để ở, tại thời điểm thu hồi đã được ghi trong hồ sơ địa chính) và đất chưa được cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (người mua lại đất của người khác chưa sang tên) được bồi thường như của chính chủ, không truy thu thuế;

- Trường hợp giấy tờ ghi rõ ranh giới đất ở:

+ Đất ở được giao theo hạn mức do thành phố quy định, có quyết định giao đất trước ngày 15/10/1993 bồi thường 100% mức giá;

+ Đất ở được giao trước ngày 15/10/1993 gồm diện tích đất có nhà ở và vườn ao trong cùng thửa đất ở thuộc khu dân cư (không kể diện tích đó đã được xây nhà và các công trình phục vụ sinh hoạt hay chưa): Bồi thường cho diện tích đất ở được xác định trong giấy tờ bằng 100% mức giá đất ở, diện tích đất còn lại hỗ trợ theo giá đất liền kề với đất ở tính bằng 50% mức giá đất ở tại vị trí trong cùng thửa đất;

- Trường hợp giấy tờ không xác định rõ ranh giới diện tích đất ở với đất vườn ao liền kề trong cùng thửa đất có nhà ở thì:

+ Đối với đất sử dụng trước ngày 18/12/1980 bồi thường 100% mức giá đất ở trên diện tích đất thu hồi thực tế của người sử dụng liên tục từ đó đến thời điểm có quyết định thu hồi đất nhưng diện tích bồi thường không vượt quá 5 lần hạn mức giao đất ở mới. Riêng người sử dụng đất có được do nhận chuyển nhượng hoặc thừa kế hợp pháp của người sử dụng đất có nguồn gốc trước ngày 18/12/1980 chưa hoàn thành thủ tục thì tổng diện tích đất ở được bồi thường của hộ chính và người được thừa kế, chuyển nhượng không vượt quá 5 lần hạn mức đất ở giao mới và không vượt quá tổng diện tích đất các hộ đang sử dụng, diện tích đất còn lại hỗ trợ theo giá đất vườn ao liền kề với đất ở tính bằng 50% mức giá đất ở tại vị trí trong thửa đất (theo khoản 2, Điều 44, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ).

+ Đối với đất ở sử dụng từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993 bồi thường bằng 1 lần hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở (theo quy định tại Quyết định số 1518/2006/QĐ-UB ngày 12/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng), diện tích đất còn lại hỗ trợ theo giá đất vườn ao liền kề với đất ở tính bằng 50% mức giá đất ở tại vị trí trong thửa đất (theo mục a, khoản 1, Điều 44, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ),

Nếu chỉ thu hồi một phần diện tích đất thì căn cứ trích đo thửa đất có xác nhận của cơ quan chuyên môn và thực tế bố trí nhà và công trình phục vụ sinh hoạt trong cùng thửa đất, theo đó để xác định diện tích đất thu hồi là diện tích đất ở hay diện tích đất liền kề với đất ở là đất vườn ao để thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo mục đích hiện trạng sử dụng đất.

+ Đối với trường hợp đất sử dụng trước ngày 18/12/1980, nhưng sau năm 1980 các hộ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong giấy ghi diện tích đất ở bằng hạn mức giao đất ở mới tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích còn lại trên giấy ghi tất cả là diện tích đất thổ cư hoặc đất vườn tạp. Để đảm bảo mặt bằng chung so với các hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng ghi tất cả diện tích đất là đất thổ cư khi áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất ở đối với các hộ nói tại điểm này đều được áp dụng mức bồi thường, hỗ trợ 100% mức giá đất ở, diện tích bồi thường không vượt quá 5 lần hạn mức giao đất ở mới cho người sử dụng liên tục từ đó đến thời điểm có quyết định thu hồi đất, diện tích đất còn lại hỗ trợ 50% giá đất ở.

3.2. Đất chưa có giấy tờ sử dụng đất:

Việc xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ và tại mục I, Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Diện tích đất sử dụng làm đất ở ổn định, thực tế có nhà ở và công trình xây dựng phục vụ sinh hoạt trên đất trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản công bố quy hoạch thực hiện dự án, đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ (kể cả đất ở có nguồn gốc từ đất nông nghiệp thuộc quỹ đất 5% rau xanh trước đây) được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, mức bồi thường, hỗ trợ như sau:

- Đất ở chưa có giấy tờ sử dụng đất chưa làm nghĩa vụ tài chính nhưng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

+ Đất tự sử dụng làm đất ở trước ngày 15/10/1993: Bồi thường 100% mức giá đất ở cho diện tích thực tế sử dụng đất tối đa bằng một lần hạn mức đất ở giao mới, diện tích đất còn lại hỗ trợ 1 lần hạn mức tính theo đất vườn ao liền kề với đất ở bằng 50% mức giá đất ở tại vị trí trong thửa đất. Diện tích còn lại chỉ hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất (nếu có) không quá: 200.000 đ/m2 với các huyện; 300.000 đ/m2 với khu vực các quận. Diện tích hỗ trợ theo thực tế nhưng không vượt quá một lần hạn mức giao đất ở mới.

+ Đất ở được giao, nhưng không đúng thẩm quyền trước ngày 15/10/1993: Có văn bản giao đất xác định rõ diện tích đất được giao thì mức bồi thường theo diện tích được giao tối đa bằng hạn mức đất ở được giao mới theo quy định tại thời điểm giao đất bằng 100% mức giá đất ở; diện tích đất còn lại hỗ trợ 1 lần hạn mức tính theo đất vườn ao liền kề với đất ở bằng 50% mức giá đất ở tại vị trí trong thửa đất. Diện tích còn lại chỉ hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất (nếu có) không quá: 200.000 đ/m2 với các huyện; 300.000 đ/m2 với khu vực các quận. Diện tích hỗ trợ theo thực tế nhưng không vượt quá 2 lần hạn mức giao đất ở mới.

- Đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ vụ tài chính chưa đủ:

+ Đất ở tự sử dụng ổn định không tranh chấp trước thời điểm quy hoạch chưa có giấy tờ sử dụng đất và đất giao không đúng thẩm quyền từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 nhưng có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Nhà nước vào ngân sách tại thời điểm giao đất:

Diện tích đất sử dụng trong hạn mức đất ở giao mới tại thời điểm sử dụng đất đã nộp đủ tiền đất theo giá đất ở thì bồi thường 100% mức giá đất ở; Diện tích đất còn lại thì bồi thường theo giá đất trồng cây lâu năm vị trí 1 và cộng chi phí đầu tư vào đất nhưng tối đa không vượt quá diện tích đã nộp tiền;

+ Diện tích đất trong hạn mức đất ở giao mới chưa nộp đủ tiền sử dụng đất thì: Người sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với diện tích đất bị thu hồi thì phải khấu trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ (không khấu trừ vào tiền bồi thường tài sản; tiền hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm).

Nghĩa vụ tài chính về đất khấu trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ bao gồm: tiền sử dụng đất; tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê; thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai; tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai; phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.

+ Đất tự sử dụng làm đất ở thực tế có nhà ở hoặc công trình xây dựng phục vụ sinh hoạt trên đất vi phạm khoản 4, Điều 14, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ thì hỗ trợ như sau:

- Đất ở sử dụng trước ngày 15/10/1993: hỗ trợ 40% mức giá đất ở cho diện tích tối đa bằng 1 lần hạn mức giao đất ở mới; Diện tích đất còn lại chỉ bồi thường chi phí đầu tư vào đất không quá: 200.000 đ/m2 với các huyện; 300.000 đ/m2 với các quận. Diện tích hỗ trợ theo thực tế nhưng không vượt quá 2 lần hạn mức giao đất ở mới.

- Đất ở sử dụng sau ngày 15/10/1993: không bồi thường, chỉ hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất không quá: 200.000 đ/m2 với các huyện; 300.000 đ/m2 với các quận. Diện tích hỗ trợ theo thực tế nhưng không vượt quá 2 lần hạn mức giao đất ở mới.

- Đất giao sai thẩm quyền từ ngày 01/7/2004 trở đi nếu chưa nộp tiền sử dụng đất thì không bồi thường chỉ hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất (nếu có); Trường hợp đã nộp tiền sử dụng đất nhưng chưa đủ thì chỉ hỗ trợ 100% mức giá đất ở liền kề cho phần diện tích tương ứng với số tiền đã nộp quy đổi theo giá đất tại thời điểm nộp tiền; Diện tích còn lại chỉ hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất (nếu có) không quá: 200.000 đ/m2 với các huyện; 300.000 đ/m2 với các quận. Diện tích hỗ trợ theo thực tế nhưng không vượt quá 1 lần hạn mức giao đất ở mới.

- Đất ở do lấn, chiếm đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (đất chuyên dùng) của các tổ chức (không phân biệt thời gian sử dụng đất) hoặc đất của các hộ đã được bồi thường nhưng do dự án chưa triển khai mà các hộ tái sử dụng trước ngày 01/7/2004: Không bồi thường đất, chỉ bồi thường chi phí đầu tư vào đất (nếu có) không quá: 200.000 đ/m2 với các huyện; 300.000 đ/m2 với các quận; Nếu lấn, chiếm đất phi nông nghiệp từ ngày 01/7/2004 không bồi thường, hỗ trợ.

- Đất do các tổ chức quản lý để sản xuất kinh doanh làm trụ sở (không phải là đất ở) đã tạm giao, cho CBCNV mượn đất để làm nhà ở hoặc đã chuyển nhượng (kể cả đất có nhà, xưởng khi thanh lý, bán hóa giá).

+ Đất sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 để làm nhà ở:

Đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở: bồi thường 100% mức giá đất ở cho diện tích bằng 1 lần hạn mức giao đất ở mới; diện tích còn lại hỗ trợ bằng 50% mức giá đất ở tại vị trí trong thửa đất. Diện tích hỗ trợ theo thực tế nhưng không vượt quá 2 lần hạn mức giao đất ở mới.

Không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở: chỉ hỗ trợ 60% mức giá đất ở cho diện tích trong hạn mức đất ở giao mới. Diện tích đất còn lại chỉ hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất không quá: 200.000 đ/m2 với các huyện; 300.000 đ/m2 với các quận. Diện tích hỗ trợ theo thực tế nhưng không vượt quá hai lần hạn mức giao đất ở mới.

+ Đất sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004:

Hỗ trợ 50% mức giá đất ở cho diện tích trong hạn mức đất ở giao mới, diện tích còn lại hỗ trợ chi phí đã đầu tư vào đất không quá: 200.000 đ/m2 với các huyện; 300.000 đ/m2 với các quận. Diện tích hỗ trợ theo thực tế nhưng không vượt quá một lần hạn mức giao đất ở mới.

Riêng trường hợp sử dụng đất không được cơ quan cho phép đã có ý kiến đình chỉ sử dụng, vi phạm khoản 4, Điều 14, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ: không bồi thường chỉ hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất không quá: 200.000 đ/m2 với các huyện; 300.000 đ/m2 với các quận.

+ Đất ở có nhà thuê để ở trên đất của Nhà nước:

Nếu được bố trí nhà ở tái định cư thì không bồi thường, hỗ trợ về đất;

Nếu không được bố trí nhà ở tái định cư thì hỗ trợ tiền tự lo chỗ ở mới tính bằng 60% giá trị đất ở cho diện tích đất có nhà ở được thuê; Trường hợp nếu nhà thuê của nhà nước là nhà nhiều tầng thì mức hỗ trợ bằng 60% giá trị đất ở, được quy ra cho từng tầng theo hệ số tầng nhà để xác định khoản tiền tự lo chỗ ở; Diện tích đất tự sử dụng không bồi thường, hỗ trợ;

+ Đất ở có nguồn gốc từ đất công ích 5%, đất tạm giao, cho thuê đấu thầu, đất canh tác giao lâu dài (kể cả đất nông nghiệp cá thể):

Đất sử dụng làm đất ở thực tế có nhà ở hoặc công trình xây dựng phục vụ sinh hoạt trên đất đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ (tại Nghị định số 84/2007/NĐ-CP) trước ngày 15/10/1993 thì bồi thường 100% mức giá đất ở cho diện tích theo hạn mức đất ở giao mới. Diện tích còn lại hỗ trợ 50% mức giá đất ở tại vị trí trong thửa đất. Diện tích hỗ trợ theo thực tế nhưng không vượt quá 1 lần hạn mức giao đất ở mới.

Đất sử dụng làm đất ở từ ngày 15/10/1993: (cả đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở hoặc không đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở) không bồi thường, chỉ bồi thường chi phí đầu tư vào đất không quá: 200.000 đ/m2 với các huyện; 300.000 đ/m2 với các quận.

Đầu tư sử dụng làm đất ở từ ngày 01/7/2004 trở đi không bồi thường chỉ hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất không quá: 200.000 đ/m2 với các huyện; 300.000 đ/m2 với các quận. Diện tích hỗ trợ theo thực tế nhưng không vượt quá 2 lần hạn mức giao đất ở mới.

- Đất sử dụng làm đất ở mới trong hành lang giao thông:

+ Đất sử dụng làm đất ở trong chỉ giới xây dựng đường giao thông hiện tại (phần lề đường) tính từ mép nền đường (từ đỉnh taluy đào hoặc chân taluy đắp trở ra từ 1,5 m đến 3m) và trong phạm vi vỉa hè do Ủy ban nhân dân thành phố quy định thì không bồi thường, hỗ trợ mà yêu cầu chủ hộ phải tự lo di dời giải phóng mặt bằng.

+ Đất sử dụng làm đất ở ngoài chỉ giới xây dựng đường giao thông hiện tại (phần hành lang giao thông), nằm trong mốc lộ giới hành lang bảo vệ đường bộ đối với đường giao thông tại các khu vực ngoại thành kể từ chân taluy mép ngoài công trình ra mỗi bên có bề rộng theo chỉ giới bảo vệ hành lang an toàn đường bộ theo Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 5/11/2004 của Chính phủ: đường cao tốc, đường cấp I, II là: 20m, đường cấp III là: 15m; đường cấp IV, cấp V là: 10m; đường dưới cấp V là: 5 m được bồi thường, hỗ trợ như sau:

+ Đất sử dụng làm đất ở trước ngày 31/12/1982 (ngày ban hành Nghị định số 203/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chỉ giới bảo bệ hành lang an toàn đường bộ): Bồi thường 100% mức giá đất ở.

+ Đất sử dụng làm đất ở từ ngày 31/12/1982 đến ngày 15/10/1993 vi phạm Nghị định số 203/HĐBT về chỉ giới bảo vệ hành lang an toàn đường bộ thì hỗ trợ không quá 50% mức giá đất ở theo hạn mức đất ở giao mới tại thời điểm sử dụng. Diện tích hỗ trợ theo thực tế nhưng không vượt quá 2 lần hạn mức giao đất ở mới.

+ Đất sử dụng làm đất ở từ sau ngày 15/10/1993 đến thời điểm có quyết định thu hồi đất hoặc chính thức thông báo cắm mốc chỉ giới giải phóng mặt bằng diện tích đất thu hồi trong hạn mức đất ở giao mới: Đất có nhà ở hay không có nhà ở chỉ hỗ trợ không quá: 200.000 đ/m2 với các huyện; 300.000 đ/m2 với các quận, diện tích đất còn lại không hỗ trợ;

+ Đất sử dụng làm đất ở sau thời điểm có quyết định thu hồi đất hoặc chính thức thông báo cắm mốc chỉ giới giải phóng mặt bằng không hỗ trợ.

- Trường hợp đất có nguồn gốc đổi từ đất vườn ao liền kề với đất ở sang đất nông nghiệp được tính cụ thể như sau:

+ Nếu diện tích đất ở còn lại của hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi bằng hạn mức đất được qui định tại Quyết định số 1518/2006/QĐ-UBND ngày 12/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố thì được bồi thường theo giá đất vườn ao liền kề.

+ Nếu diện tích đất ở của hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi còn lại nhỏ hơn hạn mức được quy định tại Quyết định số 1518/2006/QĐ-UBND ngày 12/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố thì được bồi thường theo giá đất vườn ao liền kề và hỗ trợ chênh lệch giữa giá đất vườn ao liền kề và giá đất ở.

- Đất sử dụng làm đất ở trong hành lang bờ mương, hành lang bảo vệ đê điều và các hành lang đường sắt, đường thủy, đường ống cấp nước, thoát nước, đường ống xăng dầu, hành lang an toàn kho xăng dầu, điện thoại, truyền thanh, truyền hình (gọi chung là hành lang kỹ thuật): Sử dụng đất làm nhà ở trong hành lang kỹ thuật: trước ngày 15/10/1993 hỗ trợ 50% giá đất ở cùng vị trí tại thửa đất; mức hỗ trợ không vượt quá 2 lần hạn mức giao đất ở mới; sau ngày 15/10/1993 không bồi thường, chỉ hỗ trợ không quá: 200.000 đ/m2 với các huyện; 300.000 đ/m2 với các quận.

- Đất sử dụng làm đất ở trong hành lang bảo vệ an toàn đường điện cao áp (đất bị ảnh hưởng giảm giá trị sử dụng):

+ Đất sử dụng làm đất ở trước khi xây dựng công trình trạm điện và tuyến đường điện cao áp vẫn đủ điều kiện tồn tại và sử dụng theo Luật Điện lực ngày 03/12/2004 và Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực và bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp, kể cả diện tích đất bị ảnh hưởng (gồm diện tích có nhà ở, công trình nằm trọn trong hành lang lưới điện và diện tích có nhà ở còn lại nằm ngoài hành lang lưới điện, nếu diện tích nằm ngoài hành lang chiếm tỷ lệ dưới 30% tổng diện tích đất sử dụng): Hỗ trợ 60% giá đất ở cùng vị trí thửa đất do giảm giá trị sử dụng cho diện tích đất trong hạn mức đất ở (các hộ có nguyện vọng di chuyển ra khỏi hành lang thì tự thực hiện, không được bồi thường hỗ trợ thêm). Diện tích đất còn lại hỗ trợ 25% giá đất ở cùng vị trí.

+ Diện tích đất ở do thu hồi làm hố cột, phần còn lại nằm trong hành lang đường điện, không đủ điều kiện dùng để làm đất ở theo quy định (diện tích không đủ, chéo méo hoặc không đủ độ cao tính từ điểm võng đây điện ở trạng thái tĩnh đến mặt đất để làm nhà ở theo quy định tại Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ):

Trường hợp thu hồi giao địa phương quản lý: bồi thường 100% giá đất.

Trường hợp chủ hộ vẫn sử dụng cho mục đích nông nghiệp thì bồi thường phần chênh lệch giữa giá đất ở với đất nông nghiệp tại vị trí liền kề.

+ Đất giao sai thẩm quyền hoặc tự sử dụng làm đất ở sau khi có công trình điện, tuyến đường điện cao áp:

Trường hợp sử dụng trước ngày 15/10/1993: trong hạn mức đất ở giao mới được hỗ trợ 60% mức giá đất ở cùng vị trí thửa đất; Đất ngoài hạn mức giao đất mới hỗ trợ 25% mức giá đất ở cùng vị trí.

Trường hợp sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2004: trong hạn mức đất ở giao mới được hỗ trợ 50% mức giá đất ở cùng vị trí thửa đất; Đất ngoài hạn mức không hỗ trợ.

+ Đất thu hồi có thời hạn (trưng dụng khi thi công) làm công trình thủy lợi, làm đường ống xăng dầu gồm: Đất mượn để khai thác lấy đất đào, đắp, chứa đất bùn nạo vét công trình thủy lợi, làm đường ống xăng dầu không bồi thường đất, do Chủ đầu tư chịu trách nhiệm hỗ trợ chi phí cải tạo khôi phục hiện trạng sử dụng đất ban đầu, tính bằng 15% giá đất theo mục đích sử dụng; Trường hợp đặc biệt sẽ căn cứ thực tế ảnh hưởng để xác định, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định bồi thường, hỗ trợ cho phù hợp.

+ Đất còn lại sau khi thực hiện bồi thường:

Sau khi thu hồi đất, diện tích đất ở còn lại nằm trong phạm vi sau chỉ giới giao thông hoặc vỉa hè đến 3m nhỏ hơn hạn mức giao đất của thành phố thì Sở Xây dựng phải hướng dẫn các hộ sử dụng theo quy hoạch, trường hợp diện tích còn lại quá nhỏ (dưới 20 m2 ở nội thành, dưới 40m2 ở ngoại thành) hoặc còn lại lớn hơn mức trên mà chéo méo, không có khả năng sử dụng và đất canh tác còn lại không đủ điều kiện sản xuất, nếu xem xét không đủ điều kiện tồn tại theo quy hoạch, khuyến khích các hộ chuyển nhượng cho hộ liền kề theo phương pháp dồn thửa, đổi điền, hoặc thu hồi bồi thường diện tích còn lại, giao địa phương quản lý, sử dụng theo quy hoạch. Chỉ khi nào các hộ trả lại diện tích trên cho địa phương quản lý mới giao đất tái định cư.

Những trường hợp sử dụng đất ở không hợp lệ khác: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường các cấp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định cho từng trường hợp cụ thể.

Điều 7. Bồi thường đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng do được nhà nước giao, cho thuê hoặc nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng, nhận cho quyền sử dụng đất.

1. Đất đã thực hiện đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước tại thời điểm được giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật mà tiền đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước:

1.1. Đất đã thực hiện đủ nghĩa vụ tài chính: bồi thường 100% mức giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại thời điểm có quyết định thu hồi.

1.2. Trường hợp đất chưa thực hiện đủ nghĩa vụ tài chính: do không nộp đủ hoặc do các cơ quan chính quyền các cấp giao không đúng thẩm quyền và tính sai giá, kể cả trường hợp đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bồi thường 100% mức giá tính cho diện tích đất quy ra diện tích đã thực hiện đủ nghĩa vụ tài chính; diện tích đất còn lại chỉ bồi thường chi phí đầu tư vào đất (nếu có): không quá 200.000 đ/m2 với các huyện; 300.000 đ/m2 với các quận.

2. Đất thuê của Nhà nước, đất chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc đã thực hiện đủ nghĩa vụ tài chính nhưng nguồn tiền thuộc ngân sách nhà nước: Trong diện tích được giao, được cho thuê và sử dụng hợp lệ không bồi thường đất, chỉ bồi thường chi phí đầu tư vào đất, gồm: Chi phí đầu tư khi nhận đất (Chuẩn bị đầu tư, bồi thường thiệt hại). Thiệt hại về dự án nếu không được thực hiện. Chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (gồm: san lấp mặt bằng, đường nội bộ, vỉa hè, cấp điện, cấp thoát nước trong mặt bằng khu đất bị thu hồi), chi phí quản lý bảo vệ và các chi phí hợp lệ khác. Tiền thuê đất trả trước. Ngoài các khoản bồi thường, hỗ trợ, hoàn trả nêu trên còn được hỗ trợ công quản lý, bảo vệ, đầu tư vào đất thêm 50.000 đ/m2 đối với các huyện; hỗ trợ thêm 80.000 đ/m2 đối với các quận không hỗ trợ trên diện tích lấn chiếm hành lang giao thông, hành lang bảo vệ công trình.

Tổ chức sử dụng đất nếu có nhu cầu sẽ được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất khác theo quy định. Chi phí hợp lệ khi làm thủ tục giao đất do Nhà nước hỗ trợ, tối đa bằng chi phí đã đầu tư vào đất đối với diện tích tương đương diện tích đã thu hồi (trường hợp này sẽ không bồi thường chi phí đã đầu tư vào đất). Đất sử dụng do lấn chiếm không được bồi thường, hỗ trợ.

3. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất đã được tính trừ tiền bồi thường, hỗ trợ về đất vào tiền thuê đất, tiền sử dụng đất phải nộp; Trường hợp nhà nước thu hồi đất trước thời hạn mà tiền bồi thường, hỗ trợ về đất chưa được bù trừ hết thì được bồi thường hết khoản tiền bồi thường, hỗ trợ về đất còn lại ứng với số năm thu hồi đất trước thời hạn;

Điều 8. Đất sử dụng phục vụ cho các công trình văn hóa, di tích lịch sử, công trình tôn giáo, đình, đền, chùa, miếu, từ đường, nhà thờ họ (kể cả đất được giao có thu tiền hoặc sử dụng từ đất có nguồn gốc đất ở, sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp)

1. Diện tích đất trong khuôn viên các công trình trên:

1.1. Đất được giao có thu tiền hoặc có nguồn gốc từ đất ở hợp lệ (miếu, từ đường, nhà thờ họ): Nếu thu hồi hết, bồi thường bằng giao đất mới hoặc bằng tiền theo giá đất ở.

Trường hợp thu hồi một phần diện tích đất, công trình vẫn được tồn tại thì bồi thường bằng tiền theo nguyên tắc sau: Diện tích đất thu hồi có công trình trên đất bồi thường theo giá đất ở, diện tích đất thu hồi không có công trình trên đất: Hỗ trợ bằng 40% giá đất ở.

1.2. Đất được giao không thu tiền hoặc sử dụng từ lâu đời có nguồn gốc là đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở):

- Đất phục vụ các công trình văn hóa, di tích lịch sử, công trình tôn giáo, đình, đền, chùa, miếu, từ đường, nhà thờ họ khi thu hồi đất: chỉ hỗ trợ chi phí đã đầu tư vào đất không quá: 200.000 đ/m2 đối với các huyện; 300.000 đ/m2 đối với các quận. Căn cứ nhu cầu sử dụng đất của cộng đồng, có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thì được giao đất không thu tiền.

Trường hợp không có đất giao có thể hỗ trợ một khoản tiền đủ để thanh toán khi nhận chuyển nhượng diện tích đất tương ứng phù hợp với nhu cầu sử dụng được Ủy ban nhân dân thành phố xét quyết định.

- Đất giao cho các hộ dân làm nhà ở, tự làm nhà ở (không đúng thẩm quyền hoặc không đúng quy định của luật pháp) trong khuôn viên công trình văn hóa, di tích lịch sử mà nguồn gốc đất là đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở):

Sử dụng trước ngày 15/10/1993: Nếu trong hạn mức đất ở giao mới được hỗ trợ 60% mức giá đất ở cùng vị trí thửa đất; đất ngoài hạn mức giao đất mới chỉ hỗ trợ chi phí đã đầu tư vào đất không quá: 200.000 đ/m2 đối với các huyện và 300.000 đ/m2 đối với các quận.

Sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004: Chỉ hỗ trợ chi phí đã đầu tư vào đất không quá: 200.000 đ/m2 đối với các huyện và 300.000 đ/m2 đối với các quận.

Đối với các hộ không còn chỗ ở nào khác căn cứ vào nhu cầu nhà ở của hộ gia đình cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quản lý sử dụng đất bị thu hồi xác nhận và đề nghị thì được xem xét giao đất ở mới, phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của thành phố.

2. Diện tích đất là đất canh tác (trồng cây hàng năm hoặc trồng cây lâu năm) ngoài khuôn viên các công trình trên: bồi thường theo giá đất nông nghiệp theo vị trí đất trong khu vực.

3. Đất thuê của nhà nước để xây dựng các công trình: văn hóa, tôn giáo, đình, đền, chùa, miếu, từ đường, nhà thờ họ thì không được bồi thường đất, được hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất không quá: 200.000 đ/m2 đối với các huyện; 300.000 đ/m2 đối với các quận và được thuê đất xác nhận và đề nghị nếu có nhu cầu theo thực tế quỹ đất của địa phương.

Chương 3.

BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VỀ TÀI SẢN

Điều 9. Nguyên tắc và xử lý cụ thể các trường hợp bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình xây dựng trên đất.

1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình xây dựng trên đất

1.1. Nhà, công trình khác được phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng trên đất có đủ điều kiện được bồi thường về đất thì được bồi thường theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ.

1.2. Bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 11, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

1.3. Xử lý tiền bồi thường đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 13, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Bồi thường hỗ trợ nhà, công trình được phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng trên đất có đủ điều kiện được bồi thường về đất:

2.1. Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 24 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ.

2.2. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đang sử dụng được thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 24 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ.

2.3. Đối với nhà, công trình kiến trúc và các tài sản khác (không thuộc đối tượng sử dụng để ở như quy định ở mục 2.1 gắn liền với đất không di chuyển được, phải phá dỡ được bồi thường, hỗ trợ theo mức sau:

Mức bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình

=

Giá trị hiện có của nhà, công trình

+

Một khoản tiền tính bằng tỷ lệ (%) giá trị hiện có của nhà, công trình.

(Giá trị hiện có của nhà, công trình xác định bằng tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà/công trình X giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành)

* Xác định tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình:

Tùy theo đặc thù cụ thể của từng dự án, việc xác định tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình được thực hiện bằng một trong hai phương pháp (phân tích kinh tế kỹ thuật hoặc thống kê kinh nghiệm) hoặc kết hợp cả 2 phương pháp; việc chọn phương pháp do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo hướng dẫn tại Thông tư Liên bộ số 13/LB-TT ngày 18/8/1994 của Liên Bộ Xây dựng - Tài chính - Vật giá. Việc xác định tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình theo các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật:

Tỷ lệ (%) chất lượng sử dụng còn lại của nhà ở, công trình xây dựng

=

Tỷ lệ chất lượng còn lại của kết cấu chính thứ i (%)

x

Tỷ lệ giá trị của kết cấu chính thứ i so với tổng giá trị của ngôi nhà, công trình xây dựng (%)

Tổng tỷ lệ giá trị của các kết cấu chính so với tổng giá trị ngôi nhà (%)

Trong đó:

i: là số thứ tự của kết cấu chính,

n: số các kết cấu chính,

Tỷ lệ chất lượng còn lại của các kết cấu chính của nhà, công trình xây dựng được xác định căn cứ trên thực trạng của kết cấu (theo các chỉ tiêu hướng dẫn tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư Liên bộ số 13/LB-TT ngày 18/8/1994 của Liên Bộ Xây dựng - Tài chính - Vật giá),

Tỷ lệ giá trị của các kết cấu chính so với tổng giá trị của ngôi nhà (theo các chỉ tiêu hướng dẫn tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư Liên bộ số 13/LB-TT ngày 18/8/1994 của Liên Bộ Xây dựng - Tài chính - Vật giá),

- Phương pháp thống kê kinh nghiệm:

+ Căn cứ vào niên hạn sử dụng, thời gian đã sử dụng nhà, công trình; tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình được xác định bằng công thức sau:

Trong đó: Tcl: Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình, vật kiến trúc; t: thời gian đã sử dụng nhà, công trình, vật kiến trúc; T: niên hạn sử dụng của nhà, công trình, vật kiến trúc.

+ Niên hạn sử dụng nhà, công trình được xác định như sau:

8 năm đối với nhà tạm, vật kiến trúc khác;

20 năm đối với nhà một tầng mái ngói hoặc mái tôn (không áp dụng cho nhà xưởng và kho thông dụng quy định tại bảng suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố) tường bao quanh xây gạch chiều cao lớn hơn 3m (không tính chiều cao tường thu hồi),

30 năm đối với nhà 1 tầng mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái bằng bê tông cốt thép trên lợp tôn, lợp ngói,

30 năm đối với nhà xưởng và kho thông dụng quy định tại bảng suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố,

50 năm đối với nhà 2 - 3 tầng tường xây gạch, mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái bằng bê tông cốt thép trên lợp tôn, lợp ngói,

60 năm đối với nhà 4 - 5 tầng trở lên.

+ Giá trị hiện có của nhà, công trình được xác định theo công thức sau:

Ghc = Mkl x Gxd x Tcl

Trong đó:

Ghc là giá trị hiện có của nhà, công trình,

Mkl là diện tích sàn xây dựng hoặc đơn vị thể tích, đơn vị đo chiều dài nhà, công trình,

Gxd là đơn giá xây dựng mới,

Tcl là tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, công trình.

Đối với các công trình, vật kiến trúc đang còn sử dụng ổn định (kể cả trường hợp đã khấu hao hết theo sổ sách kế toán) mức bồi thường, hỗ trợ tối thiểu đảm bảo bằng 30% giá trị xây dựng mới.

Mức cụ thể của khoản tiền cộng thêm là 7% trên giá trị hiện có của nhà, công trình, trường hợp đặc biệt báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về mức hỗ trợ thêm với điều kiện tổng mức bồi thường không lớn hơn 100% giá trị của Nhà, công trình theo giá trị xây mới có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình đã phá dỡ.

2.4. Đối với công trình phục vụ sản xuất kinh doanh trên đất thuê, đất giao có thời hạn theo hợp đồng hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền:

- Nếu thu hồi trước thời hạn thì bồi thường công trình theo nguyên tắc quy định tại mục 2.3 khoản 2, Điều này.

- Trường hợp thu hồi khi đã hết thời hạn thì xem xét hỗ trợ tối đa 50% giá trị hiện có của công trình (theo mục đích thu hồi đất: có giao cho người sử dụng đất theo hợp đồng mới hay không, hoặc khu đất sau khi thu hồi có thể sử dụng được những tài sản hiện có không). Nội dung này chỉ áp dụng trong trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là người đứng tên trong hợp đồng hoặc đứng tên trong quyết định (hoặc được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật). Trường hợp đặc biệt tổ chức làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố quyết định về mức hỗ trợ thêm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

2.5. Đối với hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dời và di chuyển ... kiểm kê hiện trạng của Tổ kiểm kê có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã để thuê đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân lập dự toán tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt lại, gửi cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng cấp huyện kiểm tra để báo cáo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cùng cấp xem xét, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ.

2.6. Đối với nhà, công trình bị cắt xén, tháo dỡ một phần:

Thực hiện theo điểm b, khoản 2, Điều 24 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ và Quy định đối với các trường hợp cụ thể:

- Nhà sau khi cắt xén, phá dỡ một phần theo chỉ giới quy hoạch mà phần diện tích sàn xây dựng còn lại của tầng 1 nhỏ hơn hoặc bằng 15 m2 có chiều rộng mặt tiền tại chỉ giới cắt xén theo quy hoạch hoặc chiều sâu so với chỉ giới cắt xén theo quy hoạch nhỏ hơn hoặc bằng 3 m, nếu chủ tài sản cam kết phá dỡ toàn bộ sẽ được bồi thường toàn bộ diện tích xây dựng nhà;

- Nhà bị cắt xén, phá dỡ mà không thuộc quy định trên mà diện tích còn lại chỉ còn cầu thang, nhà vệ sinh thì được bồi thường toàn bộ diện tích nhà. Trường hợp nhà bị cắt xén, phá dỡ, trong đó nếu có một phần cầu thang bị phá dỡ thì được bồi thường toàn bộ cầu thang;

- Bồi thường bổ sung phần nhà, công trình bị ảnh hưởng do cắt xén, phá dỡ: Nhà, công trình bị cắt xén, phá dỡ một phần thì ngoài phần bồi thường diện tích phá dỡ đến chỉ giới cắt xén theo quy hoạch, còn được bồi thường bổ sung theo quy định sau:

+ Đối với nhà khung bê tông cốt thép hoặc kết cấu khung thép thì diện tích sàn xây dựng được bồi thường bổ sung tính từ chỉ giới cắt xén theo quy hoạch đến khung kết cấu chịu lực gần nhất;

+ Đối với nhà kết cấu xây gạch chịu lực bị cắt xén một phần, không ảnh hưởng tới an toàn của căn nhà thì diện tích sàn xây dựng được bồi thường bổ sung bằng chiều rộng mặt tiền nhà nước khi cắt xén nhân với chiều sâu bằng 1m và nhân với số tầng nhà bị cắt xén.

- Giá trị bồi thường thấp nhất bằng 2 lần phần giá trị công trình bị phá dỡ (xác định cụ thể bằng phương pháp so sánh giữa 2 cách tính: Tính toán chi tiết theo đơn giá tại thời điểm và khối lượng thực tế theo quy định nêu trên hoặc tính toán theo 2 lần phần giá trị công trình bị cắt xén, phá dỡ đối với giá trị cả nhà, công trình, lấy giá trị lớn hơn để bồi thường), 2 lần phần giá trị công trình bị phá dỡ được quy lại theo các mức như sau:

+ Phá dỡ dưới 10% diện tích nhà, công trình xây dựng: công trình xây dựng bị phá dỡ được tính toán là 20% giá trị công trình.

+ Phá dỡ từ 10% - 40% diện tích nhà, công trình xây dựng: công trình xây dựng bị phá dỡ được tính toán là 20% - 80% giá trị công trình.

+ Phá dỡ trên 40% diện tích nhà, công trình xây dựng: công trình xây dựng bị phá dỡ được tính toán là 100% giá trị công trình.

2.7. Đối với nhà, công trình xây dựng trên đất bị thu hồi: có thể tháo rời và di chuyển đến vị trí mới để lắp đặt lại được bồi thường toàn bộ chi phí cần thiết để tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và chi phí hao hụt trong quá trình tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt (nếu có), tương đương 10% giá trị nhà, công trình xây dựng. Đối với những trường hợp đặc biệt (nhà gỗ lim cổ, nhà bằng gỗ có giá trị cao, công trình có nhiều chi tiết đặc biệt, kết cấu đặc biệt), Hội đồng bồi thường báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức khảo sát, tính toán về phương án bồi thường, di chuyển lắp đặt theo tính chất đặc biệt của nhà, công trình xây dựng. Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu gặp khó khăn về chuyên môn trong những trường hợp cụ thể, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp giải quyết.

2.8. Đối với công trình phụ phía sau, ngoài chỉ giới thu hồi của khu nhà được bồi thường, giải tỏa nếu phải di dời do quy hoạch lại khu đất thì tổ chức thực hiện công tác bồi thường kiểm tra cụ thể xem xét mức độ ảnh hưởng để đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét bồi thường hoặc hỗ trợ di dời công trình do quy hoạch lại.

3. Bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình không được phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, xây dựng trên đất có đủ điều kiện được bồi thường về đất.

3.1. Trường hợp xây dựng trước khi có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hoặc xây dựng khi đã có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng sau 3 năm chưa thực hiện, không có thông báo gia hạn: bồi thường như quy định tại khoản 2, Điều này.

3.2. Trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được thông báo (công bố) để triển khai thực hiện các dự án:

- Chưa kiểm kê giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án:

+ Xây dựng trước ngày 01/7/2004: bồi thường như quy định tại khoản 2, Điều này.

+ Xây dựng từ ngày 01/7/2004: hỗ trợ 60% mức giá.

- Đã kiểm kê giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án hoặc có biên bản yêu cầu không xây dựng, nhưng vẫn cố tình xây dựng:

+ Xây dựng trước ngày 01/7/2004: hỗ trợ 30% mức giá.

+ Xây dựng từ ngày 01/7/2004: không bồi thường, hỗ trợ.

4. Bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình không được phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường về đất.

4.1. Trường hợp xây dựng trước khi có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hoặc xây dựng khi đã có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng sau 3 năm chưa thực hiện, không có thông báo gia hạn:

- Không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình theo quy định:

+ Xây dựng trước ngày 01/7/2004: hỗ trợ 80% mức giá.

+ Xây dựng từ ngày 01/7/2004: hỗ trợ 30% mức giá.

- Nếu vi phạm hành lang bảo vệ các công trình theo quy định:

+ Xây dựng trước ngày 01/7/2004: hỗ trợ 30% mức giá.

+ Xây dựng từ ngày 01/7/2004: hỗ trợ 10% mức giá.

4.2. Trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được thông báo bằng văn bản và trên phương tiện thông tin đại chúng để triển khai thực hiện các dự án:

- Không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình theo quy định: hỗ trợ 10% mức giá.

- Trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ các công trình theo quy định: không bồi thường, hỗ trợ.

4.3. Nếu nhà, công trình không được phép xây dựng đã có biên bản yêu cầu không (hoặc dừng) xây dựng, nhưng vẫn cố tình xây dựng: không bồi thường, hỗ trợ.

5. Bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình xây dựng trên đất nông nghiệp.

5.1. Công trình xây dựng nhằm mục đích phục vụ sản xuất.

Nhà chòi là loại nhà tạm hoặc nhà xây, công trình xây dựng khác trên đất nông nghiệp để phục vụ trông coi bảo vệ sản xuất: chỉ bồi thường 100% mức giá tính cho diện tích 1 chòi tối đa là 25m2. Diện tích đất đến 10 ha được tính 1 chòi; diện tích đất trên 10 ha đến 30 ha tính 2 chòi; diện tích đất trên 30 ha đến 50 ha tính 3 chòi; diện tích đất trên 50 ha tính 4 chòi. Trường hợp do tính chất đặc thù của khu đất mà số lượng chòi trông coi ngoài mức trên thì Tổ chức làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định cụ thể từng trường hợp.

Phần diện tích còn lại (nếu có) do tự ý xây hoặc chính quyền địa phương cho phép xây dựng không đúng thẩm quyền: xét hỗ trợ 50% mức giá. Trường hợp đã có biên bản yêu cầu đình chỉ xây dựng nhưng vẫn cố tình xây dựng: không bồi thường, hỗ trợ.

Diện tích nhà chòi quy định là diện tích xây dựng các công trình nhà trên đất, không kể các công trình khác phục vụ sản xuất như: bờ xây, bờ kè, lối đi, tường bao, tường rào.

Đối với việc bồi thường, hỗ trợ các công trình khác phục vụ sản xuất, Tổ chức làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét về quy mô xây dựng các công trình tùy theo điều kiện cụ thể đối với các loại hình sản xuất tại địa phương, quyết định việc có phù hợp hay không đối với các trường hợp cụ thể để tính toán áp dụng mức bồi thường, hỗ trợ.

5.2. Công trình làm nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp: làm nhà trước ngày 15/10/1993, nếu đất đủ điều kiện bồi thường theo giá đất ở thì được hỗ trợ 100% mức giá. Nhà xây dựng sau ngày 15/10/1993: bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại khoản 4 Điều này.

5.3. Khối lượng đất đào đắp ao, đầm, tôn dâng nền, vườn.

- Trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép tính toán bồi thường thì áp dụng theo đơn giá do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành như quy định tại bảng giá số 02. Trường hợp do tính chất đặc biệt của khu đất mà việc đào đắp đất khó khăn hơn so với đào đắp đối với các công trình cùng loại, chi phí đào đắp đất tương đương với đào đắp đối với công trình nhà ở, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư xác định từng trường hợp cụ thể nếu hợp lý báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định cho phép áp dụng theo đơn giá đào đắp đất đối với các công trình dân dụng khác (theo tập đơn giá kiến trúc phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định ban hành).

- Trường hợp không được cấp có thẩm quyền cho phép tính toán bồi thường, mà chỉ cho phép tính toán hỗ trợ kinh phí đào chuyển đi nơi khác, giá trị này được xác định theo thực tế đắp ao, đầm, tôn dâng.

- Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền xác nhận khối lượng đất đào nền, vườn là khoản đầu tư đã tạo nên giá trị quyền sử dụng đất các loại đã được tính trong khoản bồi thường, hỗ trợ về đất tại thời điểm theo quy định thì không bồi thường, hỗ trợ.

6. Bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Thực hiện theo quy định tại Điều 11, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trong trường hợp người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồi thường chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cụ thể như sau:

6.1. Vật kiến trúc tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp trong nhà hoặc trong khuôn viên đất có nhà thuê, được cơ quan ký hợp đồng cho thuê nhà cho phép: bồi thường 100% giá trị vật kiến trúc.

6.2. Vật kiến trúc tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp trong nhà hoặc trong khuôn viên đất có nhà thuê, chưa được cơ quan ký hợp đồng cho thuê nhà cho phép: hỗ trợ 50% giá trị vật kiến trúc.

6.3. Vật kiến trúc tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới trên diện tích lấn chiếm thêm: hỗ trợ 30% giá trị vật kiến trúc.

7. Bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình ảnh hưởng dưới hành lang lưới điện

Nhà cửa, công trình xác định bị ảnh hưởng dưới hành lang lưới điện là phần công trình nằm trọn trong hành lang lưới điện và phần nằm ngoài hành lang lưới điện (nếu phần nằm ngoài hành lang lưới điện có tỷ lệ dưới 30% tổng diện tích mặt bằng toàn bộ công trình).

7.1. Công trình xây dựng trước khi có hành lang lưới điện.

- Nhà cửa, công trình được tồn tại dưới hành lang lưới điện theo Luật Điện lực ngày 03/12/2004 và Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực và bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp nhưng bị ảnh hưởng hạn chế giá trị sử dụng được hỗ trợ 30% giá trị công trình.

- Đối với nhà ở, công trình do để đảm bảo quy phạm an toàn lưới điện mà phải tháo dỡ hoặc sửa chữa, cải tạo để đảm bảo đủ điều kiện để công trình được tồn tại thì được bồi thường 100% mức giá trị phần sửa chữa cải tạo theo

7.2. Công trình xây dựng sau khi có hành lang lưới điện:

Nhà cửa, công trình được phép xây dựng và tồn tại dưới hành lang lưới điện theo Luật Điện lực ngày 03/12/2004 và Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực và bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp khi thu hồi đất được bồi thường, hỗ trợ như sau: Công trình được phép xây dựng không vi phạm hành lang lưới điện bồi thường 100% giá trị; Công trình được phép xây dựng nhưng vi phạm hành lang lưới điện không bồi thường. Chỉ xét hỗ trợ theo quy định này.

7.3. Các hộ gia đình, cá nhân có nhà ở, công trình nằm dưới hành lang lưới điện đã được bồi thường, hỗ trợ theo chính sách trên có nhu cầu di chuyển ra khỏi hành lang lưới điện thì phải tự túc mọi khoản chi phí phát sinh ngoài số tiền đã được bồi thường, hỗ trợ.

8. Bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình bị ảnh hưởng do xây dựng công trình thủy lợi và công trình giao thông, đường ống xăng dầu:

Nhà cửa, công trình phải tháo dỡ nằm trong phạm vi đất thuộc hành lang bảo vệ công trình và đất trưng dụng có thời hạn để thi công các công trình (sau khi thi công xong sẽ hoàn trả đất cho chủ sử dụng để xây dựng lại công trình) được bồi thường, hỗ trợ theo quy định.

9. Trong mọi trường hợp được phép hay không được phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng nhà, công trình; xây dựng trên đất đủ hoặc không đủ điều kiện được bồi thường về đất: Nhà, công trình xây dựng mang tính chất trục lợi: như nhà, công trình xây dựng có giá trị lớn được gắn bánh xe hoặc các hình thức xây dựng khác, bể chỉ xếp gạch không có vữa xây không chứa được nước, để di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác để được kiểm kê, tính bồi thường, hỗ trợ hoặc cố tình làm giả để trục lợi thì không bồi thường, hỗ trợ; lập biên bản báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

10. Giá bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình xây dựng

10.1. Trường hợp các công trình thông thường: Áp dụng hoặc vận dụng theo tập đơn giá vật kiến trúc phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định. Các đơn giá không có trong tập đơn giá thì áp dụng đơn giá bình quân trên thị trường và các quy định của Nhà nước tại cùng thời điểm tính toán.

10.2. Đối với nhà, công trình không áp dụng được hoặc không vận dụng được tập đơn giá của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành thì tùy thuộc tính chất công trình, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện xác định đơn giá xây dựng theo nguyên tắc sau:

- Đối với nhà xưởng, nhà sản xuất, các công trình văn hóa, thể thao đang sử dụng thì được áp dụng chi phí xây dựng trong bảng suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố tại thời điểm tính toán nhân với chỉ số giá phần xây dựng công trình do Bộ Xây dựng quy định tại thời điểm tính toán;

- Đối với nhà xưởng, nhà sản xuất, các công trình văn hóa, thể thao đang sử dụng nếu không vận dụng được đơn giá xây dựng mới theo quy định trên thì chủ đầu tư được giao đất, cho thuê đất hoặc Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ, tái định cư căn cứ biên bản kiểm kê hiện trạng của tổ kiểm kê (có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thu hồi đất) để thuê đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân đủ năng lực căn cứ vào hồ sơ hoàn công, quyết toán công trình hoặc lập lại thiết kế dự toán (trường hợp không có hồ sơ hoàn công hoặc thiết kế của công trình, quyết toán) lập dự toán xây dựng công trình mới có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Trên cơ sở hồ sơ dự toán xây dựng mới do tư vấn lập, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ, tái định cư trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ.

10.3. Trường hợp nhà, công trình có kiến trúc, kết cấu phức tạp, đặc biệt, đặc thù: văn hóa, lịch sử có giá trị cao, khó xác định giá trị theo phương pháp thông thường như các công trình khác thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khảo sát đo vẽ hiện trạng, lập dự toán theo chế độ chính sách và thực tế thị trường đối với từng công trình cụ thể trình cấp có thẩm quyền, tổ chức thẩm định trường hợp phức tạp xin tham vấn các ngành, đơn vị chức năng trước khi phê duyệt phương án theo quy định.

11. Bồi thường, hỗ trợ đối với công trình văn hóa di tích lịch sử, công trình tôn giáo, đình, đền, chùa, miếu, từ đường, nhà thờ họ.

11.1. Công trình được cấp có thẩm quyền cho phép quản lý khi thu hồi đất: bồi thường bằng giá trị xây mới để xây dựng lại công trình tương đương như cũ tại vị trí mới. Các công trình thuộc sở hữu nhà nước tiền bồi thường, hỗ trợ được chuyển về ngân sách địa phương đã đầu tư để quản lý, sử dụng theo quy định, không bồi thường trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân tự quản.

11.2. Các công trình thuộc sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân: bồi thường như khoản 2, khoản 10, Điều này. Tiền bồi thường, hỗ trợ thanh toán cho người đại diện hợp pháp được ủy quyền của cộng đồng hoặc các đồng sở hữu theo quy định của pháp luật.

12. Bồi thường di chuyển mồ mả: Bồi thường bao gồm: chi phi đào, bốc, đắp, di chuyển đến địa điểm mới và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp, tính toán theo nguyên tắc và mức giá được Ủy ban nhân dân thành phố quy định tại Biểu giá số 01, những hạng mục chưa được quy định đơn giá thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư căn cứ giá trên thị trường tại cùng thời điểm và các quy định của Nhà nước đề xuất mức bồi thường cụ thể.

Điều 10. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ về cây trồng, vật nuôi

Tài sản là cây trồng, vật nuôi có tại thời điểm thu hồi đất là cây trồng vật nuôi phục vụ cho sinh hoạt, đời sống và sản xuất kinh doanh của chủ sử dụng đất được bồi thường theo mức giá quy định hoặc hỗ trợ chi phí di chuyển cây trồng, vật nuôi đã thu hoạch xong thì không bồi thường; cây trồng vật nuôi mới nuôi trồng chỉ bồi thường, hỗ trợ chi phí đầu tư với đơn giá nuôi tương ứng.

Điều 11. Bồi thường hỗ trợ về cây cối, hoa màu, vật nuôi thủy sản

1. Bồi thường, hỗ trợ cây trồng hàng năm.

1.1. Trên đất thu hồi vĩnh viễn: bồi thường giá trị sản lượng 1 vụ theo giá do Ủy ban nhân dân thành phố quy định; trường hợp đã có thông báo ngừng sản xuất nhưng chậm thực hiện bồi thường hoặc vì lý do khác không thu hồi đất, không thực hiện bồi thường thì mỗi vụ do phải ngừng sản xuất được hỗ trợ thiệt hại ảnh hưởng bằng 50% mức bồi thường 1 vụ.

1.2. Trên đất trưng dụng khi thi công, đất thu hồi tạm thời, đất ảnh hưởng ngoài chỉ giới: Trường hợp ảnh hưởng làm giảm sản lượng thì hỗ trợ 50% mức giá; Trường hợp bị ảnh hưởng gây thất thu cả vụ sản xuất hiện tại thì bồi thường 100% giá trị sản lượng 1 vụ. Nếu thời gian thi công kéo dài thì bồi thường mỗi vụ tiếp theo bằng 50% giá trị sản lượng của vụ đó.

1.3. Đối với cây trồng hàng năm (kể cả là hoa cảnh, hoa tươi, cây trồng xen) diện tích để tính bồi thường là toàn bộ diện tích trồng cây thực tế. Bồi thường giá trị sản lượng cho một chu kỳ sản xuất từ gieo trồng đến thu hoạch (tối đa là 9 tháng) cho số cây trồng đúng mật độ theo quy định. Đối với cây tới kỳ thu hoạch hoặc đang thu hoạch được bồi thường 100% mức giá theo quy định cây mới trồng bồi thường 50% mức giá.

1.4. Đối với cây trồng hàng năm mà có số cây trồng vượt mật độ thông thường trên một đơn vị diện tích; cây trồng không đúng công thức luân canh theo quy hoạch của vùng sản xuất, không phù hợp với cơ cấu cây trồng trong khu vực với mục đích nhằm thu lợi trong việc thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng; cây trồng sau khi đã có thông báo thu hồi đất: Không bồi thường, chỉ hỗ trợ chi phí đã đầu tư vào đất và cây giống bằng 30% mức giá loại cây trồng đó. Trường hợp đặc biệt (cây trồng dày hoặc xếp cây dày để thu lợi khi bồi thường và cố ý trồng cây mang tính chất chống đối) không bồi thường, chỉ hỗ trợ chi phí di chuyển bằng 10% mức giá của cây trồng hợp lệ.

2. Bồi thường, hỗ trợ cây ăn quả: Bồi thường theo giá trị của vườn cây (chi phí trồng, chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất) hoặc giá trị sản lượng 1 vụ theo giá do Ủy ban nhân dân thành phố quy định. Đối với cây ăn quả đặc thù như: cây nhiều gốc tính đường kính gốc theo tổng diện tích các gốc phụ. Cây trồng xếp dày để thu lợi khi bồi thường: không bồi thường chỉ hỗ trợ di chuyển bằng 10% mức giá của cây trồng hợp lệ. Cây giống trong vườn ươm đúng mật độ sản xuất: bồi thường 100% mức giá nhưng tối đa 30.000 đ/m2 đối với diện tích thực tế có cây giống.

3. Bồi thường, hỗ trợ cây cảnh.

3.1. Cây trồng không di chuyển được: Bồi thường 100% mức giá.

3.2. Cây trồng di chuyển được: hỗ trợ ảnh hưởng tối đa là 30% mức giá.

3.3. Cây trồng trong bồn, chậu (kể cả bồn chậu chôn dưới đất), lẵng treo: hỗ trợ công di chuyển thực tế nhưng tối đa không quá 15% mức giá bồi thường.

3.4. Riêng cây cảnh trồng không phục vụ mục đích sinh hoạt mà trồng theo mục đích kinh doanh: hỗ trợ 30% mức giá (do tiêu thụ sớm giảm giá trị hoặc thiệt hại khi di dời). Trường hợp trồng sau thông báo thu hồi đất nhằm trục lợi không chính đáng với mật độ dày vượt mức quy định của ngành Nông nghiệp: Không bồi thường, chỉ hỗ trợ chi phí di chuyển tối đa không quá 10% mức giá cây trồng hợp lệ.

3.5. Cây cảnh, cây thế đặc biệt có giá trị kinh tế cao trồng dưới đất di chuyển được chỉ hỗ trợ 20% mức giá cây thường chưa tạo thế có kích cỡ tương đương với cây di chuyển.

4. Bồi thường hỗ trợ cây lâu năm:

4.1. Cây đến chu kỳ thu hoạch: hỗ trợ công chặt hạ, di chuyển (theo tập đơn giá xây dựng).

4.2. Cây chưa đến kỳ thu hoạch: bồi thường 100% giá trị của vườn cây (cây giống chi phí trồng, chăm sóc) theo giá do Ủy ban nhân dân thành phố quy định.

4.3. Cây giống: cây trong vườn ươm chỉ hỗ trợ chi phí di chuyển sang vườn ươm mới tối đa không quá 30% mức giá.

4.4. Cây bóng mát, cây trồng rừng của tổ chức nhà nước: bồi thường 100% giá trị cây giống, công chăm sóc tối đa là 5 năm; đối với cây trồng rừng sau 5 năm chỉ hỗ trợ chi phí bảo vệ 100.000 đ/1ha/năm.

4.5. Cây lấy gỗ do dự án trồng theo Quyết định số 2007/QĐ-UB ngày 14/8/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố hoặc trồng bằng nguồn vốn ngân sách thì tiền bồi thường được phân bổ cho các đối tượng quản lý chăm sóc theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố. Trường hợp thu hồi đất giao cho các tổ chức kinh tế, tiền bồi thường sau khi phân bổ cho các đối tượng quản lý chăm sóc, số tiền còn lại nộp ngân sách thành phố.

4.6. Cây trồng rừng ngập mặn: bồi thường bằng chi phí trồng mới và chi phí quản lý chăm sóc đủ để địa phương tái tạo lại diện tích rừng ngập mặn có diện tích tương đương. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư lập phương án để Ủy ban nhân dân cùng cấp trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

5. Bồi thường, hỗ trợ vật nuôi, nuôi trồng thủy sản (gọi tắt là vật nuôi thủy sản):

5.1. Bồi thường thiệt hại theo giá trị sản lượng vật nuôi thủy sản hiện có trên đất tại thời điểm thu hồi đất theo đơn giá do Ủy ban nhân dân thành phố quy định. Vật nuôi đã thu hoạch xong: không bồi thường; Vật nuôi đã đến kỳ thu hoạch: hỗ trợ chi phí thu hoạch 10% mức giá; Vật nuôi mới thả khi thu hồi đất bị thiệt hại: hỗ trợ 50% mức giá; Vật nuôi giữa chu kỳ sản xuất khi thu hồi đất bị ảnh hưởng: hỗ trợ 70% mức giá.

Chu kỳ sản xuất là 1 năm; trường hợp từ khi có thông báo ngừng sản xuất đến khi phương án bồi thường được phê duyệt nếu quá 01 chu kỳ sản xuất thì bồi thường lỡ vụ bằng 50% mức bồi thường 1 vụ. Riêng vật nuôi thủy sản làm cảnh có giá trị kinh tế cao (cá cảnh): bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do giảm giá trị khi tiêu thụ mức tối đa bằng 2 lần đơn giá bồi thường vật nuôi thông thường cùng chủng loại; (trường hợp đặc biệt, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xác định mức thiệt hại cụ thể theo thực tế trình Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét quyết định.

5.2. Hỗ trợ ảnh hưởng thi công đối với vùng mặt nước: Trong phạm vi 20m ngoài chỉ giới thu hồi đất được hỗ trợ do giảm sản lượng, mức hỗ trợ vật nuôi bằng 50% mức giá bồi thường trong chỉ giới. Trường hợp diện tích ngoài chỉ giới còn lại không đủ điều kiện tiếp tục sản xuất, mà thu hồi hết diện tích đất mặt nước đó thì bồi thường vật nuôi 100% mức giá cho cả diện tích đó theo chu kỳ sản xuất.

6. Giá bồi thường hỗ trợ cây cối, hoa màu, vật nuôi thủy sản (theo bảng số 02 và 03):

6.1. Căn cứ áp giá bồi thường trên cơ sở diện tích chiếm đất, năng suất cây cối, hoa màu, vật nuôi (đối với cây trồng và vật nuôi thủy sản hàng năm); chủng loại, số lượng, kích cỡ, độ cao, đường kính thân, tán lá, năng suất (đối với cây lâu năm, cây cảnh, cây bóng mát).

6.2. Mức giá bồi thường, hỗ trợ: theo bảng giá quy định của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành. Trường hợp cây cối, hoa màu, vật nuôi thủy sản đặc thù, đặc sản chưa có trong bảng giá thì tổ chức thực hiện bồi thường cùng cấp xem xét đơn giá thị trường tại khu vực đang thực hiện bồi thường đề xuất giá bồi thường cụ thể trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt. Trường hợp cây cối đã có trong bảng giá nhưng về kích cỡ chưa được xác định chi tiết, tổ chức làm công tác bồi thường căn cứ mức giá chuẩn trong bảng giá xác định mức giá bồi thường cụ thể trình cơ quan duyệt phương án bồi thường quyết định.

6.3. Trường hợp giá cây cối, hoa màu, vật nuôi thủy sản (bảng giá số 02, 03) đã có trong bảng giá nhưng tại thời điểm kiểm kê lập phương án bồi thường mà giá các loại cây cối, hoa màu, vật nuôi thủy sản đó trên thị trường có biến động tăng 20% trở lên so với mức giá quy định, Tổ chức làm công tác bồi thường khảo sát giá thực tế báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện thống nhất với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố cho ý kiến trước khi phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ.

Chương 4.

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHÁC

Điều 12. Các trường hợp hỗ trợ và mức hỗ trợ cụ thể.

1. Đối với người sử dụng đất thuộc đối tượng được bồi thường, các hộ sử dụng nhà thuê hoặc nhà của tổ chức tự quản.

1.1. Các hộ có nhà ở phải di chuyển toàn bộ.

- Hỗ trợ di chuyển với các hộ có nhà ở và vật kiến trúc: Hộ gia đình phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi thành phố mức hỗ trợ tối đa là: 3.000.000 đ/hộ. Di chuyển sang tỉnh khác hỗ trợ tối đa: 5.000.000 đ/hộ.

- Hỗ trợ ổn định cuộc sống: đối với nhân khẩu có tên trong sổ hộ khẩu và thực tế ăn ở trong hộ gia đình có đất bị thu hồi (có xác nhận của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về nhân khẩu, hộ khẩu) tại thời điểm có quyết định thu hồi đất được trợ cấp ổn định cuộc sống 2.000.000 đ/khẩu.

- Hỗ trợ tạm trú di chuyển khi chưa xây dựng được nhà ở: người có nhà ở trên đất bị thu hồi đủ điều kiện giao đất tái định cư khi nhận tiền bồi thường và được giao đất tái định cư hoặc nhận tiền tự lo đất ở thì được hỗ trợ tạm trú di chuyển khi chưa xây dựng được nhà ở 5.000.000 đ/hộ (khoản hỗ trợ tạm trú được tính hỗ trợ đối với các hộ có nhà thực ở trên đất bị thu hồi được tính ngay khi lập phương án bồi thường). Trường hợp chậm bố trí tái định cư làm thời gian tạm trú kéo dài sẽ được bổ sung chi phí tạm trú, thời gian tính từ khi bàn giao mặt bằng đến khi nhận đất tái định cư phù hợp theo mức giá thuê nhà thực tế tại khu vực thu hồi đất với mức tại các quận 1.000.000 đ/tháng; tại các huyện 800.000 đ/tháng. Các hộ gia đình bị thu hồi đất không đủ điều kiện giao đất tái định cư nhưng không có nơi ở khác nếu được xét giao đất ở thì được hỗ trợ 50% mức hỗ trợ tạm trú trên.

- Hỗ trợ gia đình chính sách:

+ Gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh, anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động (là thành viên trong hộ, có tên trong sổ hộ khẩu đang hưởng chính sách tại địa phương có đất bị thu hồi), gia đình có công với cách mạng được hỗ trợ 6.000.000 đ/hộ.

+ Gia đình có người nhiễm chất độc màu da cam được hỗ trợ 2.000.000 đ/người.

+ Hộ thuộc diện xóa đói giảm nghèo theo tiêu chuẩn nghèo do thành phố quy định bị thu hồi đất, phải di chuyển toàn bộ nhà ở có xác nhận của chính quyền địa phương và cơ quan Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện được hỗ trợ 5.000.000 đ/hộ.

- Hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có hạch toán sổ sách kế toán phải ngừng sản xuất di chuyển đến địa điểm mới được hỗ trợ 30% số tiền thu nhập 1 năm sau thuế theo mức bình quân của 3 năm liền kề trước năm có quyết định thu hồi đất được cơ quan thuế cấp huyện xác nhận. Đối với hộ kinh doanh cá thể không hạch toán sổ sách kế toán quyết toán hàng năm với cơ quan thuế khi bị thu hồi đất phải ngừng sản xuất di chuyển đến địa điểm mới được hỗ trợ theo mức thuế môn bài nộp theo quy định tại Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002 của Chính phủ, cụ thể:

STT

Mức nộp thuế môn bài

Mức hỗ trợ

1

1.000.000 đ

7.000.000 đ

2

750.000 đ

6.000.000 đ

3

500.000 đ

5.000.000 đ

4

300.000 đ

4.000.000 đ

5

100.000 đ

3.000.000 đ

6

50.000 đ

1.500.000 đ

- Đối với những hộ sử dụng đất ở chưa hợp lệ không được bồi thường về đất, chỉ được hỗ trợ đất và tài sản trên đất: nếu chấp hành nghiêm việc tự tháo dỡ di chuyển đúng thời gian quy định thì được hưởng chính sách hỗ trợ bằng 50% mức hỗ trợ theo quy định tại mục 1.1, 1.2, 1.3, khoản 1 Điều này.

1.2. Trường hợp thu hồi một phần nhà chính (không phải di chuyển toàn bộ) mức hỗ trợ bằng 50% mức quy định tại mục 1.1, khoản 1, Điều này.

1.3. Đối với các hộ bị thu hồi đất ở đủ điều kiện bồi thường đất ở, nhà ở được bố trí tái định cư mà tự nguyện lo chỗ ở (có văn bản cam kết tự lo chỗ ở) được hỗ trợ thêm một khoản tiền bằng 20% tiền bồi thường về đất của hộ đủ điều kiện khi bị thu hồi, mức hỗ trợ:

- Đối với các quận: Tối đa không quá 300.000.000 đ/hộ, tối thiểu không dưới 120.000.000 đ/hộ;

- Đối với các huyện: Tối đa không quá 200.000.000 đ/hộ, tối thiểu không dưới 80.000.000 đ/hộ.

2. Các khoản hỗ trợ đối với các hộ sử dụng đất nông nghiệp được giao theo hạn mức tại địa phương.

2.1. Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm: Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích được giao theo hạn mức tại địa phương được hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm bằng tiền hoặc bằng đất ở hoặc nhà ở hoặc đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để xem xét mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp:

- Hỗ trợ một lần bằng một suất đất ở hoặc một căn hộ chung cư hoặc một suất đất kinh doanh, dịch vụ như sau:

+ Giao đất để các hộ sản xuất kinh doanh, giao đất ở cho hộ gia đình, chỉ tính một lần (dự án thu hồi đất trước đó đã tính thì dự án thu hồi đất lần sau không được tính). Diện tích đất được giao để kinh doanh, dịch vụ tối thiểu 40 m2/hộ, tối đa không quá 50 m2/hộ gia đình đối với các quận; tối thiểu 50 m2/hộ, tối đa không quá 60 m2/hộ gia đình đối với các huyện.

+ Giá đất tính tiền sử dụng đất để giao đất làm nhà ở, giao đất làm cơ sở kinh doanh dịch vụ theo giá đất nông nghiệp cộng với chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng (trường hợp khi nhận tiền đền bù về đất, nộp tiền sử dụng đất để được giao đất làm đất ở hoặc để làm cơ sở kinh doanh dịch vụ nhưng vẫn không đủ thì được ghi nợ tiền sử dụng đất).

+ Trường hợp không có đất ở, đất kinh doanh, dịch vụ để giao thì hỗ trợ bằng tiền 2,5 lần giá đất nông nghiệp đối với các quận; 2 lần giá đất nông nghiệp đối với các huyện cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi (trong trường hợp này không tính theo tỷ lệ diện tích đất thu hồi); diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.

2.2. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất đối với hộ sản xuất nông nghiệp được giao theo mức giao đất nông nghiệp tại địa phương được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo các mức:

- Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng;

- Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng;

- Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm tính hỗ trợ của địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

2.3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường khi Nhà nước thu hồi mà thuộc đối tượng là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ bằng 100% mức giá bồi thường tính theo diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.

Cách xác định tỷ lệ % diện tích đất thu hồi, nhân khẩu để tính hỗ trợ như sau:

- Số khẩu được tính cho toàn bộ nhân khẩu trong hộ gia đình thực sống bằng nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp ở thời điểm có quyết định thu hồi đất được công an hộ khẩu và chính quyền cấp xã xác nhận. Các trường hợp có hộ khẩu hoặc là lao động được giao đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đang làm việc tại các doanh nghiệp có hợp đồng thời vụ mà nguồn sống chính vẫn từ sản xuất nông nghiệp được chính quyền cấp xã xác nhận thì được tính trong số nhân khẩu của hộ có đất bị thu hồi để hưởng hỗ trợ.

Các trường hợp có hộ khẩu hoặc là lao động được giao đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất, đang làm việc tại các doanh nghiệp có hợp đồng dài hạn hoặc không xác định thời hạn và được trả lương, đang làm việc tại các cơ quan nhà nước lực lượng vũ trang (trừ diện nghĩa vụ quân sự) được hưởng lương từ ngân sách thì không được xác định trong số nhân khẩu của hộ có đất bị thu hồi để hưởng hỗ trợ.

- Tỷ lệ diện tích đất thu hồi được xác định trên cơ sở theo từng dự án và diện tích đất được giao tại thời điểm địa phương giao đất nông nghiệp. Trường hợp bị thu hồi đất từ 2 dự án trở lên mà diện tích đất thu hồi tại dự án trước dưới 30%, khi thu hồi đất dự án tiếp sau thì diện tích thu hồi được tính cộng dồn của cả 2 dự án để xác định tỷ lệ, tính hỗ trợ cho diện tích đất của dự án có quyết định thu hồi đất sau.

Đối với hộ gia đình, cá nhân được giao đất còn thiếu so với mức giao đất nông nghiệp tại địa phương; tỷ lệ mất đất được cộng và tính phần diện tích còn thiếu do nhận chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế có nguồn gốc là đất hợp pháp được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đơn trước thời điểm quy hoạch dự án. Trường hợp chưa có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã thì tiền bồi thường, hỗ trợ được chi trả cho chủ sử dụng đất hợp pháp trước khi chuyển nhượng.

2.4. Hỗ trợ bổ sung về mức giá đất nông nghiệp để đảm bảo ổn định cuộc sống, chi phí đầu tư vào đất (tôn dâng nền, vườn, chi phí cải tạo làm tăng giá trị của đất) từ năm 1993 đến nay do không điều chỉnh lại hạng đất, đối với các hộ sản xuất nông nghiệp có đất được địa phương giao sử dụng ổn định bị thu hồi được hỗ trợ 20% mức giá đất nông nghiệp theo vị trí.

2.5. Hộ gia đình chính sách:

Hỗ trợ gia đình có công với cách mạng (Hộ gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh, anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, gia đình có công với cách mạng) bị thu hồi trên 30% diện tích đất theo hạn mức được giao lâu dài ngoài các khoản đã được hỗ trợ như các hộ khác còn được hỗ trợ bổ sung 6.000.000 đ/hộ. Hộ thuộc diện nghèo theo tiêu chuẩn do thành phố quy định bị thu hồi trên 30% diện tích đất theo hạn mức địa phương giao lâu dài có xác nhận của cơ quan Lao động - Thương binh - Xã hội cấp huyện, ngoài các khoản đã được hỗ trợ như các hộ khác còn được hỗ trợ bổ sung để vượt nghèo 6.000.000 đồng/hộ. Tỷ lệ đất thu hồi được tính bằng tổng diện tích các lần thu hồi đất đến thời điểm đạt số phần trăm, diện tích để tính hỗ trợ cho các hộ chính sách tại mục d nêu trên chỉ được tính một lần cho một hộ.

2.6. Gia đình có người nhiễm chất độc màu da cam được hỗ trợ 3.000.000 đ/người.

3. Đối với tổ chức kinh tế phải di chuyển đến địa điểm mới.

3.1. Được trả chi phí thực tế về di chuyển, tháo dỡ, lắp đặt và hao hụt tài sản do tổ chức bị thu hồi đất lập (hoặc thuê tư vấn lập) được Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường kiểm tra, xác nhận và cơ quan quản lý chuyên ngành thẩm định theo quy định trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.2. Hỗ trợ cho người lao động đang trực tiếp lao động tại vị trí đất bị thu hồi ở các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có hợp đồng lao động được hưởng các tiêu chuẩn chế độ theo quy định không quá 06 tháng tiền lương theo chế độ trợ cấp ngừng việc mức 70%. Tiền lương sử dụng làm căn cứ để tính hỗ trợ là tiền lương theo hợp đồng lao động bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có). Riêng số lao động đã tham gia bảo hiểm được hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

3.3. Được hỗ trợ bằng tiền theo dự án đầu tư được duyệt, nhưng tối đa không quá mức bồi thường về đất theo loại đất do tổ chức đang sử dụng (mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định).

4. Đối với tổ chức kinh tế bị ngừng sản xuất, kinh doanh được hỗ trợ 30% thu nhập sau thuế 1 năm theo mức thu nhập bình quân 3 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận (có các chứng từ hợp lệ chứng minh kèm theo).

5. Hỗ trợ tái định cư: Các hộ gia đình, cá nhân được giao đất tái định cư, mua nhà ở tái định cư được hỗ trợ để ổn định cuộc sống tại khu tái định cư bằng 5.000.000 đ/hộ.

Điều 13. Hỗ trợ khác.

Ngoài các phần hỗ trợ tại Quy định này, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương các trường hợp đặc biệt, các dự án đặc thù, dự án cải tạo, phát triển mạng lưới giao thông khu vực nội thành; công trình trọng điểm quốc gia; dự án liên quan từ 02 quận huyện trở lên; dự án có diện tích thu hồi trên 100 ha; dự án có đa số các hộ dân mất đất từ 50% - 70% trở lên; dự án có tổng mức đầu tư trên 100 tỷ; dự án có ý nghĩa quan trọng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường đề xuất biện pháp hỗ trợ khác để bảo đảm ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.

Chương 5.

CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ

Điều 14. Chuẩn bị khu tái định cư và khu đất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

1. Quy hoạch khu tái định cư: Căn cứ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập và thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đất, khu nhà tái định cư trước khi thu hồi đất, đảm bảo đủ đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài để bố trí tái định cư (nhà ở, đất ở) cho người bị thu hồi đất, sử dụng chung cho nhiều dự án.

Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thực tế quỹ đất Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài bố trí cho các hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi theo quy định.

2. Ủy ban nhân dân thành phố quyết định xây dựng các khu tái định cư theo quy hoạch.

3. Đa dạng hóa các mô hình tái định cư để phù hợp với nhu cầu và điều kiện của người có đất bị thu hồi gồm: các khu đất tái định cư ở đô thị được san lấp mặt bằng và xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng như đường, điện, hệ thống cấp thoát nước, các công trình tiện ích công cộng. Việc tái định cư tại chỗ phải phù hợp quy hoạch và điều kiện cụ thể của từng dự án; khuyến khích người có đất bị thu hồi tự lo chỗ ở.

4. Đất tái định cư nông thôn có thể giao theo hiện trạng và hỗ trợ thêm tiền chi phí bồi thường, san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng. Trường hợp người có đất bị thu hồi lựa chọn giải pháp tái định cư phân tán được hỗ trợ thêm các khoản hỗ trợ như khu tái định cư tập trung. Mức hỗ trợ cụ thể do tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường xác định trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

Điều 15. Các quy định về tái định cư

1. Các trường hợp được bố trí tái định cư thực hiện theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Bố trí tái định cư:

2.1. Nguyên tắc bố trí tái định cư thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.

2.2. Điều kiện hộ phụ để xét giao đất tái định cư

- Là một hộ gia đình (một cặp vợ chồng hoặc có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột);

- Thực tế đang cùng sinh sống trên cùng một thửa đất ở hợp pháp bị thu hồi với hộ chính là chủ sử dụng đất;

- Đã thực hiện việc tách hộ hợp pháp (có sổ hộ khẩu gia đình riêng) hoặc chưa tách hộ nhưng đủ điều kiện để được cấp sổ hộ khẩu gia đình theo quy định;

- Không có đất, nhà ở hợp pháp nào khác tại thành phố Hải Phòng.

2.3. Điều kiện để tách thửa đất.

Thửa đất xin tách phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai.

Diện tích xin tách thửa và diện tích còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định (trừ trường hợp thửa đất còn lại thuộc diện sẽ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi) và phần diện tích đất còn lại để sử dụng phù hợp với quy hoạch sau khi thu hồi đất.

- Đối với đất ở: Sau khi đã loại trừ diện tích thuộc chỉ giới xây dựng (đối với những khu vực có quy định chỉ giới xây dựng) diện tích thửa đất ở để làm nhà ở được tách thửa phải đồng thời bảo đảm các điều kiện sau: Thửa đất được tách phải có diện tích không nhỏ hơn 40 m2; Chiều ngang thửa đất được tách tối thiểu không nhỏ hơn 3,5 m; Chiều dọc của thửa đất được tách tối thiểu không nhỏ hơn 5 m. Diện tích còn lại của thửa đất bị tách không được nhỏ hơn 40 m2 và có chiều ngang tối thiểu không nhỏ hơn 3,5 m, chiều dọc tối thiểu không nhỏ hơn 5 m.

Trường hợp diện tích thửa đất bị tách còn lại nhỏ hơn 40,0 m2 nhưng hợp với thửa khác để tạo thành thửa mới có diện tích không nhỏ hơn 40,0 m2 và có chiều ngang tối thiểu không nhỏ hơn 3,5 m, chiều dọc tối thiểu không nhỏ hơn 5,0 m thì được phép tách thửa.

Những trường hợp được Nhà nước giao đất xây dựng nhà ở theo dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch không được tách thửa.

Thửa đất xây dựng nhà ở tại các khu vực dân cư hiện có trong đô thị (đối với nhà liên kế) nay có cải tạo lại thì phải đảm bảo các quy định sau:

Trường hợp thửa đất là bộ phận cấu thành của dãy phố, diện tích tối thiểu của thửa đất xây dựng nhà liên kế là 25 m2/căn nhà với chiều dài, chiều rộng thửa đất không nhỏ hơn 2,5 m.

Trường hợp thửa đất đơn lẻ, diện tích đất tối thiểu của thửa đất được xây dựng nhà hoặc công trình khác là 50 m2/căn nhà với chiều rộng thửa đất không nhỏ hơn 3,5 m.

- Đối với đất nông nghiệp:

+ Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác: Tại khu vực đô thị diện tích tối thiểu tách thửa và diện tích còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 300 m2; Tại khu vực nông thôn diện tích tối thiểu tách thửa và diện tích còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 500 m2.

+ Đất trồng cây lâu năm: Tại khu vực đô thị diện tích tối thiểu tách thửa và diện tích còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 300 m2; Tại khu vực nông thôn diện tích tối thiểu tách thửa và diện tích còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 500 m2.

Trường hợp đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác được tách thửa theo phân chia thừa kế hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực thi hành thì không áp dụng quy định này.

Ở những nơi phù hợp với quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng) khu dân cư thì diện tích tách thửa đất tối thiểu đối với đất nông nghiệp được quy định như diện tích tối thiểu tách thửa đất ở. Trường hợp tách thửa đất bao gồm cả đất ở và đất nông nghiệp thì chỉ tính hạn mức của đất ở.

3. Nguyên tắc xác định giá đất để tính tiền sử dụng đất tại nơi có đất tái định cư, giá bán nhà tái định cư; nộp tiền sử dụng đất, tiền mua nhà ở, tiền thuê nhà ở.

3.1. Giá đất do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định ban hành vào ngày 01 tháng 01 hàng năm.

3.2. Giá bán nhà tái định cư do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định trên cơ sở suất đầu tư nhà ở và thực tế tại địa phương. Giá cho thuê nhà theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố.

3.3. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất, mua nhà ở, thuê nhà ở tại nơi tái định cư phải nộp tiền sử dụng đất, tiền mua nhà, tiền thuê nhà theo quy định của pháp luật và được trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ; nếu có chênh lệch thì thanh toán bằng tiền phần chênh lệch đó, trừ trường hợp được hỗ trợ tái định cư quy định tại khoản 1, Điều 19, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ, cụ thể như sau:

- Nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.

- Đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà không có chỗ ở nào khác thì được giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư.

- Hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trường hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó.

4. Quy định cụ thể về giao đất ở mới, tái định cư (không áp dụng cho các trường hợp xây dựng nhà ở để bán theo cơ chế kinh doanh) quy định như sau:

4.1. Về hạn mức giao đất tái định cư:

- Tại khu vực nông thôn (xã): Hộ phi nông nghiệp: 60 - 100 m2; Hộ nông nghiệp: 80 - 180 m2;

- Tại khu vực đô thị (phường, thị trấn): Hộ nông nghiệp: 60 - 100 m2; Hộ phi nông nghiệp: 40 - 90 m2.

- Đối với hộ phụ, hộ gia đình, cá nhân có đất ở bị thu hồi nhưng không đủ điều kiện giao đất tái định cư, không còn nơi ở nào khác trên địa bàn thành phố thì mức giao đất ở mới là 40 m2.

- Người được giao đất ở, nhà ở tại khu tái định cư được chủ đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất chịu trách nhiệm chi trả khoản tiền lệ phí địa chính; phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Việc bố trí đất ở tại khu vực tái định cư ưu tiên theo nguyên tắc: cho người có đất ở bị thu hồi được bố trí tái định cư đã thực hiện tự tháo dỡ di chuyển toàn bộ, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, các hộ gia đình liệt sĩ, thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng; các hộ có đất thu hồi với diện tích lớn hoặc ở vị trí có giá trị sinh lời cao.

- Phương án bố trí đất ở tái định cư được hoàn chỉnh và công khai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi trong thời gian từ 10 đến 20 ngày trước khi lập hồ sơ giao đất và phê duyệt phương án bố trí tái định cư.

- Các hộ nhận đất ở tại khu tái định cư được chủ đầu tư cung cấp mẫu thiết kế nhà ở miễn phí.

4.2. Về nhà tái định cư.

Người được bố trí tái định cư bằng hình thức mua nhà ở tại khu tái định cư được chủ đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất chịu trách nhiệm chi trả tiền nộp lệ phí địa chính, phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; lệ phí trước bạ.

4.3. Về quyền, nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển vào khu tái định cư hoặc di chuyển chỗ ở.

Người bị thu hồi đất phải di chuyển vào khu tái định cư hoặc di chuyển chỗ ở ngoài các quyền được hưởng theo quy định tại Điều 37, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, còn được hưởng các quyền lợi như sau:

- Được giảm 10% tiền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân đã nộp đủ tiền sử dụng đất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đất tái định cư.

- Các hộ gia đình, cá nhân có tổng mức bồi thường hỗ trợ từ 50 triệu đồng trở xuống được giữ lại toàn bộ số tiền bồi thường để xây dựng nhà ở, nếu có đề nghị thì được ghi nợ tiền đất theo quy định tại Quyết định số 2395/QĐ-UB ngày 03/11/2006 của UBND thành phố.

- Các hộ gia đình, cá nhân có tổng mức bồi thường, hỗ trợ trên 50 triệu đồng thì được giữ lại 50 triệu đồng để xây dựng nhà ở, số tiền còn lại dùng để nộp tiền sử dụng đất, nếu số tiền còn lại không đủ nộp tiền sử dụng đất có đề nghị thì được ghi nợ theo quy định.

Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất tái định cư, nhà tái định cư chưa đủ khả năng nộp tiền sử dụng đất, tiền mua nhà ở cho Nhà nước mà có đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất, tiền mua nhà ở trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất nộp cùng hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận (hoặc hồ sơ giao đất tái định cư, nhà tái định cư). Khi thanh toán nợ, người sử dụng đất, người sử dụng nhà phải trả theo giá đất ở, giá nhà ở tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; Thời gian nợ không quá 10 năm, nếu quá thời hạn mà chưa trả được thì phải xác định lại giá đất ở, giá nhà ở tại thời điểm trả nợ.

Điều 16. Kinh phí hành chính thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng

1. Phân bổ chi phí hành chính phục vụ kiểm kê, lập, thẩm định phương án bồi thường:

1.1. 10% chi phí cho công tác thẩm định duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ

1.2. 80% chi phí cho thực hiện các công việc của tổ chức làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và cấp xã, gồm: thông báo kiểm kê, họp các đối tượng có đất bị thu hồi: 7%; kiểm kê tại hiện trường: 30%; kiểm kê bắt buộc: 5% (nếu có); đối chiếu, rà soát, thẩm tra xác định nguồn gốc đất đai: 10%; lập phương án bồi thường, hỗ trợ: 25%; bàn giao đất tái định cư: 3%.

1.3. Dự phòng chi 10%.

Chi phí của các nội dung nêu trên không phải thực hiện chỉ được bổ sung vào chi phí dự phòng, đồng thời trong các nội dung chi thuộc quyền của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có thể điều chỉnh giữa khoản chi thừa sang khoản chi thiếu. Theo tính chất công việc và nhiệm vụ được phân công của các tổ chức có liên quan thực hiện hoặc chủ trì thực hiện phần công việc nào được thụ hưởng, quản lý, quyết toán phần chi phí đó.

1.4. Khoản chi phí 10% cho công tác thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ do cơ quan có trách nhiệm chủ trì thẩm định quản lý, sử dụng và quyết toán.

2. Nội dung chi cho nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo Điều 24 của Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Mức chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

3.1. Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do Nhà nước quy định như: tiền lương hoặc phụ cấp của cán bộ, công tác phí, hội nghị; đo đạc, kiểm kê xác định đất đai, tài sản thiệt hại; chi làm thêm giờ được thực hiện theo chế độ hiện hành.

3.2. Đối với những khoản chi Nhà nước chưa có tiêu chuẩn, định mức, đơn giá như: điều tra, khảo sát thực tế, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì lập dự toán theo thực tế phù hợp với đặc điểm của từng dự án và thực tế ở địa phương được cơ quan tài chính cùng cấp chấp thuận.

3.3. Chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, xăng xe, hậu cần phục vụ được tính theo nhu cầu sử dụng thực tế của từng dự án.

3.4. Trong trường hợp tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải thuê văn phòng làm việc thì được chi tiền thuê phòng, trang thiết bị theo giá trung bình tại địa phương.

3.5. Trong trường hợp thuê doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thỏa thuận với doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quyết định mức phí dịch vụ trả cho doanh nghiệp theo quy định sau:

- Đối với các dự án, tiểu dự án, phí dịch vụ trả cho doanh nghiệp tối đa bằng 10% tổng các khoản chi quy định tại khoản 1, Điều 24, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng tổng kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (kể cả phí dịch vụ trả cho doanh nghiệp thực hiện dịch vụ) không quá 2% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án, tiểu dự án.

- Đối với các dự án, tiểu dự án, mức phí dịch vụ tối đa bằng 10% tổng các khoản chi quy định tại khoản 1, Điều 24, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Đối với trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố nhưng chưa có dự án đầu tư, mức phí dịch vụ tối đa bằng 10% tổng các khoản chi quy định tại Khoản 1, Điều 24, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Doanh nghiệp dịch vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước đối với phần phí dịch vụ được hưởng quy định tại các mục 3.1, 3.2, 3.3 khoản này.

4. Chủ dự án là người sử dụng đất hoặc ngân sách các cấp chi trả khoản chi phí này. Đối với các dự án phức tạp phải bảo vệ kiểm kê, cưỡng chế thu hồi đất, kinh phí phục vụ cho các công việc này nếu không đủ để chi phí, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường lập dự toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

Chương 6.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (quy định tại Điều 25 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP):

1. Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường gồm:

a) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện;

b) Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

2. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồm: đại diện các cơ quan, tập thể: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ đầu tư; Ủy ban nhân dân cấp xã có đất bị thu hồi; những hộ gia đình bị thu hồi đất từ một đến hai người; một số thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

3. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với tất cả các dự án thu hồi đất trên địa bàn hành chính của mình quản lý trừ trường hợp Ủy ban nhân dân thành phố đã giao Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

4. Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án được Ủy ban nhân dân thành phố giao cụ thể.

5. Thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng:

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất được thuê doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Điều 18. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Nghị định 69/2009/NĐ-CP .

Điều 19. Quyết định thu hồi đất, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giao đất, cho thuê đất

Thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Nghị định 69/2009/NĐ-CP .

Điều 20. Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án thu hồi đất trên địa bàn hành chính của mình quản lý (kể cả trong trường hợp thu hồi đất có liên quan từ hai quận, huyện trở lên) và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do Trung tâm Phát triển quỹ đất lập (theo quy định tại khoản 5, Điều 22, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, cho thuê đất).

Chương 7.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Quy định đối với các dự án chuyển tiếp

1. Đối với dự án đã có quyết định phê duyệt, đang chi trả thì vẫn tiếp tục thực hiện việc chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ theo phương án đã được phê duyệt.

2. Đối với dự án đã có quyết định phê duyệt nhưng chưa chi trả được do người bị thu hồi đất không nhận tiền bồi thường vào thời điểm Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP nhưng chưa có hiệu lực (trước ngày 01/10/2009), không phải lỗi của chủ đầu tư thì tiếp tục thực hiện theo phương án bồi thường, hỗ trợ đã phê duyệt; những trường hợp cố tình không thực hiện, áp dụng biện pháp cưỡng chế, giải phóng mặt bằng giao đất cho chủ đầu tư theo quy định;

3. Đối với các dự án đã có quyết định phê duyệt nhưng do chủ đầu tư chưa thực hiện chi trả do chưa có nguồn kinh phí hoặc chưa bố trí tái định cư nên người bị thu hồi đất chưa nhận tiền bồi thường, chưa giải phóng mặt bằng, xác định lỗi thuộc các cơ quan nhà nước thì xử lý theo Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP hoặc vẫn giữ nguyên mức bồi thường theo phương án đã phê duyệt, xem xét bổ sung các khoản hỗ trợ chênh lệch giữa chính sách, đơn giá bồi thường, hỗ trợ mới được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ và Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường so với chính sách, đơn giá bồi thường, hỗ trợ theo quy định của phương án đã được phê duyệt;

4. Đối với trường hợp đã kiểm kê, lập phương án bồi thường, hỗ trợ nhưng chưa có quyết định phê duyệt thì điều chỉnh phương án theo quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở Quy định này.

Điều 22. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất khi nhà nước thu hồi có trách nhiệm chấp hành quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất khi nhà nước thu hồi còn kiến nghị, thắc mắc có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường, kế hoạch và đầu tư, xây dựng, tài chính và các cơ quan khác có liên quan; cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện công vụ nhà nước về bồi thường và giải phóng mặt bằng; đối tượng được bồi thường vi phạm quy định này tùy theo mức độ vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc và những trường hợp đặc thù phát sinh trên địa bàn thành phố, các ngành, địa phương, đơn vị liên quan báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp và phối hợp với các ngành liên quan trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

BIỂU SỐ 01

GIÁ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ DI CHUYỂN MỒ MẢ
(Kèm theo Quyết định số 130/2010/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của UBND thành phố)

I. NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, DI CHUYỂN:

Bồi thường theo chi phí đào bốc, đắp, di chuyển mộ đến nơi mới và xây dựng phần mộ theo đúng thực trạng ban đầu.

1. Đối với các dự án di chuyển số lượng mồ mả lớn tổ chức thực hiện bồi thường. Phải thực hiện lập phương án mở rộng hoặc xây dựng mới nghĩa trang trước khi thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng.

2. Trường hợp Ủy ban nhân dân thành phố cho phép được hợp đồng với Công ty Phục vụ mai táng Hải Phòng tổ chức di chuyển mồ mả vào nghĩa trang theo quy định, chi phí di chuyển mồ mả được tính theo đơn giá chuyên ngành do Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

3. Những công việc phát sinh trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng di chuyển mồ mả chưa được quy định trong bảng đơn giá này tổ chức thực hiện công tác bồi thường các cấp kê khai hoặc lập dự toán cụ thể báo cáo cơ quan Tài chính thẩm định để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cụ thể.

II. MỨC GIÁ CỤ THỂ (bao gồm các công việc đào, di chuyển, chôn cất)

1. Mộ cát táng:

a) Mộ đất: (Có chủ và không có chủ): 1.500.000 đ/mộ

b) Mộ xây đơn giản: Thể tích 1 mộ: Dài bình quân x Rộng bình quân x Cao bình quân (Không kể phần bia):

- Thể tích: < 0,4m3                    : 1.500.000 đ/mộ

- Thể tích: từ 0,4m3 đến 0,6m3  : 2.000.000 đ/mộ

- Thể tích: > 0,6m3                    : 2.500.000 đ/mộ

c) Mộ xây đặc biệt có trang trí ốp lát và mộ xây theo kiểu lăng tẩm:

Bồi thường theo hiện trạng để có thể di chuyển xây dựng như cũ.

Mức bồi thường theo đơn giá của mộ xây đơn giản cộng thêm các chi phí xây dựng phần trang trí ốp lát. Trường hợp lăng tẩm đặc biệt có dự toán thiết kế riêng.

d) Mộ xây quây: Bồi thường như mộ đơn lẻ: Mộ đất hoặc mộ xây cộng thêm chi phí cho khối lượng cổng vào, tường xây bao.

2. Mộ hung táng:

- Thời gian trước 3 năm     : 5.000.000 đ/ngôi

- Thời gian sau 3 năm        : 4.000.000 đ/ngôi

Đối với các ngôi mộ hung táng mới chôn thời gian ngắn đề nghị chính quyền địa phương cùng tham gia với cơ quan chức năng xác định thêm mức trợ cấp cho phù hợp.

3. Các chi phí phát sinh khác

- Di chuyển ra ngoài địa bàn xã từ 5 - 10 km: 1.000.000 đ/ngôi

- Di chuyển trong địa bàn xã dưới 5 km: 500.000 đ/ngôi

- Bổ sung thêm chi phí di chuyển:

+ Thay tiểu mới cho các mộ cát táng bị vỡ: 300.000 đ/ngôi

+ Các hộ có yêu cầu chuyển về nghĩa trang ở nơi khác được trợ cấp tiền đất: 500.000 đ/ngôi

+ Chi phí hương, hoa quả: 100.000 đ/ngôi

- Chi phí thăm thuốn mộ vô chủ nằm rác rải: 45.000 đ/ngôi

BIỂU SỐ 02

GIÁ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI THU HỒI ĐẤT LÂM NGHIỆP, ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
(Kèm theo Quyết định số 130/2010/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của UBND thành phố)

I . HỖ TRỢ KHI THU HỒI ĐẤT LÂM NGHIỆP (ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT):

1. Vị trí đất:

- Theo vị trí đất tính thuế nông nghiệp.

- Trường hợp đất mới khai hoang đưa vào sản xuất: tính theo đất vị trí 3 nếu có sự đầu tư cải tạo có năng suất cao, căn cứ vị trí đất tương đương trong vùng để đề xuất mức giá bồi thường cho phù hợp.

2. Mức hỗ trợ:

a) Đất rừng sản xuất: hỗ trợ cho người sử dụng đất và chính quyền địa phương chi phí đầu tư vào đất tương đương 20% tiền đất, phân bổ cụ thể như sau:

- Đất rừng do địa phương đầu tư hoàn chỉnh giao cho các hộ sử dụng: Người sử dụng đất: 8%; UBND cấp xã: 12%.

- Đất rừng do địa phương ký hợp đồng: người sử dụng đất 12%; UBND cấp xã 8%.

- Đất rừng do hộ gia đình, cá nhân tự khai hoang: người sử dụng đất 10%; UBND cấp xã 10%.

b) Đất rừng sản xuất của các hộ dân do nhà nước giao sử dụng lâu dài được hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất tương đương 20% tiền đất, phân bổ cụ thể: người sử dụng đất: 10%; UBND cấp xã 10%.

c) Đất rừng thuộc các tổ chức kinh tế:

- Các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được hỗ trợ chi phí đầu tư tương đương 15% tiền đất. Không hỗ trợ tiền đất cho ngân sách các cấp. Phân bổ cho hộ gia đình, cá nhân 5%; tổ chức: 10%.

II. ĐỐI VỚI ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN:

1. Bồi thường, hỗ trợ về đất:

a) Vị trí đất theo vị trí đất tính thuế nông nghiệp.

Trường hợp đất mới khai hoang đưa vào sản xuất: tính theo đất vị trí 3 nếu có sự đầu tư cải tạo có năng suất cao, căn cứ vị trí đất tương đương trong vùng để đề xuất mức giá bồi thường cho phù hợp.

b) Mức hỗ trợ:

- Đối với đất đầm khó giao, khó chia, đất bãi ven sông (không thuộc quỹ đất nông nghiệp giao lâu dài) hỗ trợ cho các hộ dân và chính quyền địa phương chi phí đầu tư vào đất tương đương 30% tiền đất. Được phân bổ cụ thể:

+ Đầm do địa phương đầu tư hoàn chỉnh giao các hộ gia đình, cá nhân canh tác: hộ gia đình cá nhân 15%; UBND cấp xã 15%.

+ Đầm do địa phương ký hợp đồng: hộ gia đình, cá nhân 20%; UBND cấp xã 10%

+ Đầm do hộ gia đình, cá nhân tự khai hoang: hộ gia đình, cá nhân 20%; UBND cấp xã 10%.

- Đất đầm do các tổ chức quản lý, sử dụng nuôi trồng thủy sản. Các gia đình, cá nhân và tổ chức được hỗ trợ chi phí đầu tư tương đương 20% tiền đất. Không hỗ trợ tiền đất cho ngân sách các cấp. Phân bổ: hộ gia đình, cá nhân 10%; tổ chức 10%.

III. VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÀI SẢN TRÊN ĐẤT VÀ CÔNG CỤ, CHI PHÍ CẢI TẠO

1. Căn cứ pháp lý để tính bồi thường, hỗ trợ:

- Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 110: 1998 Quy trình công nghệ nuôi tôm sú bán thâm canh.

- Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 171: 2001 Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú.

- Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 108: 1998 Quy trình nuôi trồng rong câu chỉ vàng và yêu cầu kỹ thuật.

- Kết quả sản xuất NTTS hàng năm của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng.

2. Bồi thường, hỗ trợ tài sản gắn liền đất và công cụ, chi phí cải tạo đầm

a) Chi phí đào, đắp bờ đầm:

Số TT

Nội dung chi phí đào đắp bờ đầm

Đơn giá (đ/m3)

Tại vùng trong đê, đã tính khối lượng sụt lún và dãn bùn

1

Chi phí đắp bờ đầm tại chỗ

40.000

2

Đào mương tháo nước trong đầm

20.000

Tại vùng phía ngoài đê, đã tính khối lượng sụn lút và dãn bùn

1

Chi phí đắp bờ đầm tại chỗ

50.000

2

Đào mương tháo nước trong đầm

20.000

b) Các hạng mục công trình trên đất đối với đầm NTTS theo phương thức thâm canh/công nghiệp gồm:

- Lót vải bạt quanh bờ đầm: Tính bình quân 1.200 m2/ha x 16.000 đ/m2 + 480 đ/m2 = 24 triệu đồng/ha.

- Đệm cát đáy đầm: tính cho 1 ha: 0,2 mét x 2 lần (bơm bùn ra và bơm cát vào) x 40.000 đ/m3 = 160.000.000 đồng/ha.

- Đường điện hạ thế phục vụ sản xuất: tính chi phí theo kiểm kê thực tế.

- Thiết bị dụng cụ chủ yếu phục vụ nuôi thâm canh như: Máy bơm, hệ thống máy đảo nước, máy nén khí, máy phát điện căn cứ giá trị mua mới tại thời điểm thu hồi đất trừ đi phần khấu hao đã sử dụng, cụ thể:

(Số tiền tính bồi thường = Giá trị mua mới - Giá trị khấu hao/thời gian sử dụng)

Các thiết bị chính này sau khi thu hồi đất không còn mặt bằng sản xuất nên không thể tận dụng lại được tính bồi thường để giảm bớt thiệt thòi cho người sản xuất.

c) Công cụ sản xuất:

- Hiện nay chỉ có hai hình thức nuôi trồng thủy sản phổ biến (không còn tồn tại nuôi quảng canh) do người nuôi trồng thủy sản đã đầu tư kỹ thuật do nguồn lợi tự nhiên đã cạn kiệt:

+ Nuôi quảng canh cải tiến: nuôi trong diện tích rộng, bổ sung thêm giống, thức ăn, cải tạo dọn các bãi nhỏ, trông coi, bảo vệ thu hoạch.

+ Nuôi bán thâm canh/thâm canh/công nghiệp: diện tích nhỏ dưới 1ha, đầu tư mật độ thả giống cao, sử dụng thức ăn công nghiệp, chế phẩm sinh học, đầu tư vật tư cải tạo ao mới, sử dụng biện pháp môi trường.

- Đối với đầm nuôi trồng thủy sản theo phương thức quảng canh cải tiến công cụ sản xuất thường dùng như: thuyền, đăng đó, vó, chài, lưới, đáy đọn, phai nải tính theo khẩu độ cống:

Số TT

Hạng mục, quy mô

Mức hỗ trợ (triệu đồng)

1

Cống khẩu độ > 2m

20

2

Cống khẩu độ 1,4 m đến ≤ 2m

16

3

Cống khẩu độ 1,2 m đến < 1,4m

14

4

Cống khẩu độ 0,9 m đến < 1,2m

12

5

Cống khẩu độ < 0,9m

10

- Đối với các đầm NTTS theo hình thức bán thâm canh/thâm canh/công nghiệp do diện tích đầm nuôi nhỏ có những công cụ sản xuất đòi hỏi chuyên môn hóa cao, đảm bảo an toàn vệ sinh phòng bệnh (không sử dụng chung nhiều đầm): thuyền, đăng đó, vó, chài, vợt, túi lọc nước, sàn cho ăn, xô chậu, ca và các dụng cụ khác. Diện tích ao đầm nuôi từ 0,3 - 1,0 ha: 12 triệu đồng/đầm

d) Rào dóc bảo vệ xung quanh đầm:

- Rào thưa (20 x 20): 10.000 đ/m dài.

- Rào ken (15 x 15): 15.000 đ/m dài.

- Rào dài ken sát (10 x 10): 20.000 đ/m dài.

- Rào lưới tướt: tính theo mét dài của đầm x 7.000 đ/m2

e) Chi phí cải tạo đầm chia thành 02 loại sau:

- Nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến: 8 triệu đồng/ha (công dọn bãi nhỏ để có mặt thoáng, rải vôi, diệt tạp, thả giống và làm nơi cho ăn)

- Nuôi theo hình thức bán thâm canh/thâm canh/công nghiệp (bơm cạn, nước vét bùn, nén đáy, phơi đáy, bón vôi, diệt tạp, diệt khuẩn, gây màu nước) chi phí cải tạo 15 triệu đồng/ha.

g) Hỗ trợ dụng cụ sinh hoạt: các dụng cụ phục vụ sinh hoạt là tài sản người lao động trực tiếp sản xuất mua sắm để phục vụ sinh hoạt, nay không còn mặt bằng sản xuất nên không sử dụng nữa, được tính xét hỗ trợ để giảm bớt thiệt thòi cho người sản xuất, mức hỗ trợ: 7 triệu đồng/hộ.

3. Bồi thường, hỗ trợ thủy sản.

a) Mức giá bồi thường:

Đền bù, hỗ trợ tính theo bình quân thu nhập theo hình thức, đối tượng nuôi (tôm, cua, cá các loại)

Số TT

Hình thức nuôi

Đơn giá (triệu đ/ha)

1

Nuôi quảng canh cải tiến trên 10 ha

22

2

Nuôi quảng canh cải tiến dưới 10 ha

30

3

Nuôi bán thâm canh (nuôi chuyên)

75

4

Nuôi thâm canh (nuôi chuyên)

150

5

Nuôi ngao sò bãi biển

40

6

Cá giống (bao gồm cá bố mẹ cho sinh sản, ươm sau cá giống)

75

b) Khung giá bồi thường:

- Đã thu hoạch xong: Không bồi thường

- Đã đến kỳ thu hoạch: hỗ trợ 10% mức giá

- Mới nuôi thả: hỗ trợ 50% mức giá

- Giữa chu kỳ sản xuất: hỗ trợ 70% mức giá

- Diện tích ảnh hưởng của đầm chỉ thu hồi 1 phần, diện tích còn lại lớn đủ điều kiện tiếp tục sản xuất trong phạm vi tối thiểu 20 m từ chỉ giới thu hồi trở ra hỗ trợ 50% mức bồi thường trong chỉ giới nói trên.

IV. HỖ TRỢ LAO ĐỘNG:

1. Định mức lao động:

- Đầm lớn nuôi quảng canh cải tiến:

+ Trên 10 ha: 1 lao động/3 ha

+ Dưới 10 ha: 1 lao động/2 ha

- Đầm nhỏ nuôi thâm canh:

+ Trên 1 ha: 3 lao động/đầm

+ Dưới 1 ha: 2 lao động/đầm

2. Mức hỗ trợ: 2.200.000 đ/lao động.

Các loại tài sản vật kiến trúc, hoa màu khác áp dụng như quy định hiện hành. Các trường hợp phát sinh đặc biệt, giao cho Liên Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, xác định mức hỗ trợ trình Ủy ban nhân dân thành phố quy định cụ thể.

BIỂU SỐ 03

GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY CỐI, HOA MÀU
(Kèm theo Quyết định số 130/2010/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của UBND thành phố)

STT

Tán cây

Đơn vị

Độ cao (m)

Đường kính gốc (cm)

Đường kính tán (cm)

Mức giá (đồng)

Ghi chú

CÂY ĂN QUẢ

1

Bòng, bưởi giống mới Chiết ghép

Cây

0,5 - 1m

20.000

Bòng, bưởi giống mới thực sinh:

- vườn ươm

- sản xuất

0,8 - 1,5m

25.000

Bòng, bưởi mới thu hoạch 3 - 5 năm

100.000

Bòng, bưởi đang thu hoạch trên 5 năm

200.000

Bòng, bưởi to

nhiều quả thu rộ

Sắp kết thúc kỳ thu hoạch.

300.000

500.000

150.000

2

Bồ kết nhỏ

Cây

1m

f 5

20.000

Vừa

2m

f  6 - 10

60.000

To

f  10 - 15

f > 15

150.000

250.000

3

Cau giống trồng bén rễ

Cây

10.000

Vườn ươm mới trồng

Cau nhỡ

Cây

1,0-1,5m

>1,5 - 2m

50.000

100.000

Cau mới có quả

f  < 10

200.000

Cau to có quả

f  > 10

250.000

Cau cực to, nhiều quả

350.000

4

Chanh giống (trồng bén rễ)

Cây

10.000

Vườn ươm sản xuất

Chanh trồng 1-2 năm

0,8

f  < 5

50.000

Chanh to mới thu hoạch

f  > 5

100.000

Chanh to thu rộ

> 1m

200.000

5

Chanh trà giống

Cây

< 1m

50.000

Vừa mới thu hoạch

1,5 - 2m

f  5

500.000

Thu hoạch rộ

> 2m

f  > 5

1.000.000

6

Chay mới trồng

Cây

20.000

Chay nhỏ

f  < 5

50.000

Chay vừa

f  5 - 10

100.000

Chay to ít quả

f > 10-15

150.000

Chay to nhiều quả

f  > 15

300.000

Chay rất to

f  > 30

500.000

7

Cam, quýt giống (trồng bén rễ)

cây

20.000

Cam quýt chuẩn bị có quả

50.000

2/cây

Cam, quýt vừa có quả năm đầu từ 3 - 5 năm

f 5

100.000

Cam, quýt nhiều quả trên 5 năm

2m

f > 5-10

150.000

8

Chuối mới trồng

Cây

5.000

Chuối vừa

15.000

Chuối to

40.000

Chuối to có buồng

100.000

9

Chè xanh nhỏ

Chè xanh gieo hạt trồng dày

Cây

m2

1m

0,6m

f 1

f > 1

f < 0,5

10.000

6.000

50.000

Chè xanh to

Cây rất to

m2

> 2m

f > 0,2

f > 0,5

200.000

10

Dứa nhỏ mới trồng

Khóm

2.000

Cụm dứa to nhiều nhánh quả nhỏ

20.000

Cụm dứa to nhiều nhánh quả to

25.000

11

Dâu ăn quả nhỏ

Cây

< 1m

10.000

Dâu ăn quả to

> 1 - 2m

25.000

Cây rất to

> 2m

100.000

12

Dâu da, quất hồng bì mới trồng

Cây

10.000

- Đã bén rễ từ 3 th - 1 năm

15.000

Sau 1 năm có thu hoạch

f 5 - 10

25.000

Thu rộ

f > 10-15

100.000

Cây to

f > 15

200.000

13

Dừa mới trồng

Cây

50.000

Vườn ươm sản xuất

Dừa chưa có quả trồng 1 - 5 năm

f 20-30

200.000

Dừa vừa đã thu hoạch

f > 30-40

250.000

Dừa to nhiều quả

f > 40

300.000

14

Đu đủ giống chất lượng cao - mới trồng - vườn ươm

Cây

5.000

Đu đủ vừa sắp có quả

50.000

Mật độ 2m2/ cây

Sau 1 năm chưa có quả

1,5m

f 5 - 10

45.000

Đu đủ bắt đầu thu hoạch

Thu chính

> 2m

f > 10

100.000

120.000

15

Gấc

Giàn

- Giàn mới có quả

- Giàn to có nhiều quả

5m2

10m2

100.000

150.000

16

Hồng xiêm, vú sữa, doi, mới trồng (cây chiết trồng xen cây khác)

Cây

25.000

Hồng đỏ tăng 50%

Mới thu

0,5 - 1m

f < 5

50.000

Thu chính

f 5 - 10

150.000

Nhiều quả

f > 10-15

200.000

17

Na mới trồng trước 1 năm

Cây

f < 5

45.000

Sau 1 năm chưa có quả

1,5m

f 5 - 10

65.000

Bắt đầu thu hoạch

Thu chính

> 2m

f > 10

120.000

18

Nhãn vải giống

- Vườn ươm chưa ghép

- Vườn ươm đã ghép

Cây

< 50cm

0,5 - 1m

5.000

10.000

Nhãn, vải giống chiết

50.000

Đối với cây chiết có nhiều gốc thì đường kính thân được tính theo phương pháp quy từ tổng diện tích các gốc phụ

Nhãn, vải chưa có quả

f < 10

100.000

Nhãn, vải mới thu

f 10 - 20

350.000

Nhãn, vải thu chính

f > 20-30

800.000

Nhãn, vải to lâu năm

f > 30-40

1.400.000

Nhãn vải cực to cổ thụ

f > 40

1.800.000

19

Nhót mới trồng

Cây

10.000

- Nhót vừa mới có quả

2m2

50.000

- Nhót to nhiều quả

4m2

100.000

20

Me giống (trồng bén rễ)

Cây

10.000

Me mới thu hoạch

f < 10

100.000

Me vừa nhiều quả

f 10-20

200.000

Me to nhiều quả

f > 20

250.000

21

Mít giống (trồng bén rễ)

Cây

0,5-1m

10.000

Trồng đến sắp thu

> 2,5m

f < 20

100.000

Bắt đầu thu sau 3-5 năm

Thu chính

f 20-40

200.000

300.000

Cây lâu năm

f > 40

600.000

22

Mận mới trồng

Cây

10.000

Mận vừa

f 5 - 10

50.000

Mận to

f > 10

150.000

23

Lựu mới trồng

Cây

f > 5 - 10

30.000

f > 10

80.000

24

Khế giống (trồng bén rễ) thực sinh

Cây

10.000

Khê giống cây ghép

10.000

Khế vừa chưa thu quả

50.000

Khế to mới thu

Khế to thu chính

Khi cây cực to

f 15 - 20

f > 20

f > 40

250.000

Khế cảnh to, đẹp căn cứ thực tế xác định cụ thể

25

Trứng gà nhỏ mới trồng

Cây

10.000

Trừng gà chưa có quả

f < 5

20.000

Trứng gà mới thu

f 5 - 10

30.000

Trừng gà to

f >10-15

65.000

Cây to nhiều quả

f > 15

150.000

26

Táo giống

- Vườn ươm chưa ghép

- Vườn ươm đã ghép

- Trồng bén rễ

Cây

3.000

15.000

20.000

30 cây/m2

Táo mới chưa thu hoạch

70.000

Táo vừa

100.000

Táo to nhiều quả

200.000

27

Quất vườn ươm

Cây

0,5m

5.000

4 cây/m2

Quất trồng bén rễ

0,5m

15.000

Quất trồng dầy lấy quả xanh (> 20 cây/m2)

m2

0,6 - 1m

50.000

Cây trồng trên 2 năm và các cây to đẹp căn cứ thực tế điều chỉnh cho phù hợp

Quất cảnh quả xấu

0,6 - 1m

f 2,5

20.000

Quất cảnh quả đẹp

0,6 - 1m

f 4

40.000

Quất to đẹp, nhiều quả

> 1m

f 6

150.000

28

ổi ta, na xiêm mới trồng

Cây

10.000

Vườn ươm ghép

15.000

ổi ta, na xiêm chưa thu

2,5m

f 8

30.000

ổi ta, na xiêm to thu chính

150.000

29

Xoài, quéo giống cây ghép

Cây

10.000

Xoài, quéo giống cây thực sinh

5.000

Xoài, quéo vừa

> 2m

f 5 - 10

50.000

Xoài, quéo to bắt đầu thu

f >10-15

150.000

Xoài, quéo thu rộ nhiều quả

f >15-20

200.000

Xoài, quéo cổ thụ

f > 20

300.000

30

Sắn dây mới trồng

Giàn

15.000

Giàn nhỏ

40.000

Giàn to

100.000

31

Sắn thuyền cây nhỏ

Cây

10.000

Cây vừa

1,5 - 3m

f 5 -10

40.000

Cây to

> 3m

f > 10

70.000

32

Thị nhỏ mới trồng

Cây

10.000

f < 5

15.000

Thị vừa

f > 5 - 10

100.000

Thị to

f > 10-15

120.000

Thị cực to

f > 15

200.000

33

Trứng cá mới trồng

- Vừa

- To

- Rất to

Cây

f 5

f 10

f > 10

10.000

25.000

40.000

60.000

34

Nho giàn nhỏ

Nho giàn vừa ít quả

Giàn

5m2

50.000

100.000

Giàn to nhiều quả

10m2

200.000

35

Thiên lý, mướp

- Giàn nhỏ mới trồng

- Giàn vừa

- Giàn to nhiều quả

Giàn

5m2

10m2

20.000

50.000

100.000

36

Sấu

Cây

0,5 - 1m

10.000

Cây vừa

> 1 - 2m

f 5

40.000

Cây to

Cây cổ thụ

> 2m

f 10 - 20

f > 20

80.000

300.000

II

CÂY BÓNG MÁT

1

Hoa sữa cây vừa

Cây

1 - 1,5m

f < 6

40.000

Hoa sữa cây to

1,5 - 2 m

f 6 - 12

60.000

2

Long não

Cây

1 - 1,5m

f < 15

50.000

Long não cây vừa

> 1,5-2m

f 15 - 20

70.000

Long não cây to

> 2 -3 m

f > 20

100.000

3

Phượng vỹ, muồng mới trồng

Cây

1m

f 5

20.000

Cây vừa

f < 15

40.000

Cây to

f15-25

50.000

Cây rất to

f > 25-40

f > 40

70.000

200.000

4

Phượng vàng, muồng tim, cây viết, cây hoàng hậu, bằng lăng

Cây

1 - 1,5m

f < 10

40.000

Cây vừa

Cây to

> 1,5 - 2m

f > 10-15

f > 15

60.000

100.000

5

Bàng, gạo gai bé

Cây

10.000

Cây vừa

f 10 - 15

25.000

Cây to

f >15-40

50.000

Cây rất to

Cây cổ thụ

f > 40c

120.000

200.000

6

Sao đen

Cây

1 - 1,5m

f 10

60.000

> 1,5-2m

f 15

100.000

7

Bạch đàn, xoan mới trồng

Cây

3.000

Cây nhỏ

f 5-10

15.000

Cây vừa

f> 10-15

50.000

Cây to

f > 15

f > 20

60.000

80.000

Cây rất to

f > 30

f > 40

100.000

120.000

8

Xà cừ, phi lao mới trồng

Cây

5.000

Cây nhỏ

f < 10

7.000

Cây vừa

f> 10-15

30.000

Cây to

f > 15-40

60.000

Cây rất to

f > 40

150.000

9

Tre hóa vừa

Cây

f < 10

10.000

Tre hóa to

f > 10

25.000

10

Vông, sung thường

Cây

f 5cm

15.000

f 10 - 15

40.000

f > 15

80.000

11

Mây cụm bé

Cụm

20.000

Mây cụm to

30.000

12

Cây vối vừa

Cây

f 10 - 15

60.000

Cây vối to

f > 20

150.000

13

Thông nhựa nhỏ

Cây

0,5m

20.000

Thông nhựa vừa

< 1,5m

40.000

1,5 - 2m

f 10-15

50.000

Cây to

> 2m

f > 15

100.000

Cây rất to

f > 20

150.000

III

CÂY CẢNH

1

Agao sọc

Cây

< 0,5 m

30.000

0,5 - 1m

50.000

2

Ăng ty gôn

- Khóm nhỏ

- Khóm vừa

- Khóm to

Cây

0,3m

10.000

20.000

50.000

3

Ác ó

Cây

0,5m

10.000

0,2m

2.000

4

Bướm bạc

Cây

0,4-0,6m

20.000

5

Bạch thiên hương

Cây

1,5m

30.000

< 1m

20.000

6

Báng Nhật

Cây

0,5m

10.000

7

Hàng rào thanh táo

md

0,6m

70.000

8

Bờ viền găng

md

0,6m

20.000

9

Bạch ngọc anh

Cây

0,8m

30.000

10

Bông mã đề

m2

5.000

11

Cô tông, lá màu cây giống

Cây

0,2m

3.000

 < 10 cây/m2

Khóm bé

Khóm

0,5m

30.000

Khóm to

Khóm

0,8m

40.000

12

Cô tông đuôi lươn

Cây

2,0m

5cm

30.000

13

Cau trắng cảnh

Cây

< 1,5m

f < 10

150.000

1,5 - 2m

f 10-15

200.000

> 2m

f > 15

800.000

14

Cau cảnh (lợn cọ) vườn ươm

Cây

20.000

- cây cảnh

1m

f < 6cm

150.000

- Cây to đẹp

> 2m

f > 6cm

200.000

15

Cau kiểng vàng

Bụi

1m

50.000

Bụi nhiều nhánh

> 1-1,5m

120.000

> 1,5m

150.000

16

Cau nhật liên

Cây

< 2m

100.000

> 2m

150.000

17

Cau bụi vườn ươm

Khóm

10.000

2 khóm/m2

- Vườn cảnh khóm bé

30.000

1 khóm/m2

Vườn cảnh khóm TB

< 2,5m

70.000

4 nhánh

Khóm to đẹp

> 2,5m

150.000

6 nhánh

18

Cọ Nhật

Cây

0,8m

100.000

1m

150.000

19

Cau bụng

Cây

1-1,5m

f < 15

150.000

4m2/cây

2,5m

f 15-25

400.000

3m

f > 25

400.000

20

Cóc thường

Khóm

1.000

12 khóm/m2

Cóc nhập

2.000

21

Chuỗi ngọc thường

Cây

1m

70.000

0,7m

60.000

22

Chuỗi ngọc vàng

Cây

0,3m

20.000

2 cây/m2

23

Chuỗi ngọc tháp

Cây

> 1m

70.000

2m2/cây

< 1m

50.000

24

Chuổi quạt

Cây

0,8m

80.000

Bụi nhiều nhánh

1,5m

150.000

2m

200.000

25

Chà là

Cây

0,3m

40.000

0,5m

60.000

1m

100.000

26

Cẩm tú mai, cẩm tú cầu

Cây

0,3-0,4m

25.000

27

Cọ mây bé

Khóm

< 1m

25.000

1m2/cây

To

> 1m

50.000

28

Cọ cảnh bé

Cây

< 0,5m

30.000

1m2/cây

Vừa

To

> 0,5m

150.000

200.000

29

Cọ cây giống

cây

5.000

Cọ bé

33cm

15.000

Cọ vừa

80cm

35.000

Cọ to

1-1,5m

1m

50.000

Cọ cực to

2-3m

2m

80.000

30

Chè Tàu

Cây

0,5m

10.000

4 cây/m2

0,3m

4.000

31

Cá cảnh lá tre và cà nhung cấy từng bụi 0,05 x 0,05

m2

20.000

32

Chuông vàng

Cây

20.000

33

Chân chim

Cây

< 1m

20.000

34

Cỗt khỉ

Cây

< 1m

20.000

35

Cần thăng thế

Cây

0,6 m

3cm

25.000

36

Dáng làm chổi