PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Tìm thấy 11010 thuật ngữ
Bằng chứng kiểm toán (trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước)

Là tài liệu, thông tin do kiểm toán viên nhà nước thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán làm cơ sở cho việc đánh giá, xác nhận và kiến nghị kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán bao gồm những tài liệu, thông tin chứa đựng trong các tài liệu, sổ kế toán, kể cả báo cáo tài chính và những tài liệu, thông tin khác.

Kiểm toán tài chính (trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước)

Là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính hoặc các thông tin tài chính của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán tài chính tập trung vào việc xác định xem báo cáo tài chính hoặc thông tin tài chính của đơn vị có được trình bày phù hợp với khuôn khổ quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính và các quy định hiện hành khác có liên quan không. Điều này đạt được thông qua việc thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho phép kiểm toán viên nhà nước đưa ra ý kiến về việc thông tin tài chính, xét trên các khía cạnh trọng yếu có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không.

Phân loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ

Là việc thực hiện đánh giá, phân cấp, sắp xếp và thống kê vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo chủng loại, chất lượng, giá trị sử dụng, tính năng, tác dụng và tính chất mức độ nguy hiểm.

Nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ

Là địa điểm được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bố trí để cất giữ, bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ bảo đảm an ninh, an toàn, phòng cháy, chữa cháy.

Kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ

Là công trình được xây dựng tại một địa điểm theo tiêu chuẩn kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để cất giữ, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.

Đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ

Là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền trong việc phổ biến các quy định của pháp luật, hướng dẫn quản lý, bảo quản, vận chuyển, cấu tạo, tính năng tác dụng, kỹ năng sử dụng đối với từng loại vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.

Làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ

Là việc tổ chức, doanh nghiệp được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện các biện pháp để làm mất tính năng, tác dụng và khả năng sử dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Khung giá bán buôn điện (của Tổng công ty điện lực)

Là khung giá bán điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bán cho từng Tổng công ty Điện lực chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và được xác định theo mức giá bán buôn điện bình quân tối thiểu (đồng/kWh) và mức giá bán buôn điện bình quân tối đa (đồng/kWh).

Giá bán buôn điện (của Tổng công ty điện lực)

Là giá bán điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bán cho Tổng công ty Điện lực để bán lại cho khách hàng sử dụng điện.

Sản lượng điện thương phẩm của Tổng công ty Điện lực

Là sản lượng điện (bao gồm cả sản lượng điện thương phẩm bán điện tại khu vực chưa nối lưới điện quốc gia) mà Tổng công ty Điện lực bán cho khách hàng sử dụng điện và cho các đơn vị bán lẻ điện.

Tổng công ty Điện lực

Là các tổng công ty điện lực thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bao gồm Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng công ty Điện lực Miền Nam, Tổng công ty Điện lực Miền Trung, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội và Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh.

Ba bên liên quan (trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước)

Là các cuộc kiểm toán có liên quan đến ít nhất ba bên khác nhau: Kiểm toán nhà nước, đối tượng chịu trách nhiệmđối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Mối quan hệ giữa các bên được quy định cụ thể trong Luật Kiểm toán nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan. 

Kiểm toán nhà nước

Là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước và kiểm toán viên nhà nước được quy định trong Luật Kiểm toán nhà nước, các văn bản pháp luật liên quan và các quy định của Kiểm toán nhà nước.

Đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán (trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước)

Là các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng báo cáo kiểm toán theo quy định của pháp luật hiện hành.

Báo cáo tài chính cho mục đích chung

báo cáo tài chính được lập và trình bày theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung.

Báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt

báo cáo tài chính được lập và trình bày theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt như: Báo cáo về các khoản thu, chi trên cơ sở kế toán tiền mặt mà một tổ chức có thể phải lập theo yêu cầu của các cơ quan quản lý; báo cáo tình hình tài chính theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức hoặc nhà tài trợ; báo cáo tình hình tài chính theo yêu cầu riêng của cơ quan quản lý, cơ quan lập pháp hoặc các bên khác thực hiện chức năng giám sát; hoặc báo cáo tình hình tài chính theo các quy định của hợp đồng hay một văn bản thỏa thuận...

Báo cáo tài chính riêng lẻ hoặc yếu tố cụ thể của một báo cáo tài chính

Là một báo cáo tài chính riêng lẻ hoặc một yếu tố cụ thể của một báo cáo tài chính bao gồm cả các thuyết minh liên quan kèm theo. Các thuyết minh liên quan thường bao gồm bản tóm tắt các chính sách kế toán quan trọng và các thông tin giải thích khác liên quan đến báo cáo tài chính riêng lẻ hoặc yếu tố của một báo cáo tài chính.

Đảm bảo hạn chế (trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước)

Là các thủ tục kiểm toán được thực hiện trong một cuộc kiểm toán có sự đảm bảo hạn chế thường có giới hạn hơn so với các thủ tục cần thực hiện để đạt được sự đảm bảo hợp lý. Tuy nhiên, theo xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên nhà nước, sự đảm bảo hạn chế có giá trị nhất định đối với đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán.

Giải trình bằng văn bản (trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước)

Là các giải thích của đơn vị được kiểm toán được thể hiện dưới hình thức văn bản, cung cấp cho kiểm toán viên nhà nước để xác nhận một số vấn đề nhất định hoặc hỗ trợ cho các bằng chứng kiểm toán khác. Giải trình bằng văn bản trong trường hợp này không bao gồm báo cáo tài chính, các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính hoặc sổ, chứng từ kế toán.

Hoài nghi nghề nghiệp (trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước)

Là thái độ luôn nghi vấn, cảnh giác đối với những tình huống cụ thể có thể là dấu hiệu của sai sót do nhầm lẫn hay do gian lận và đánh giá cẩn trọng đối với các bằng chứng kiểm toán. Các tình huống có thể nghi vấn như:

- Các bằng chứng kiểm toán mâu thuẫn với nhau;

Thông tin dẫn đến việc nghi ngờ về độ tin cậy của các tài liệu và kết quả phỏng vấn đã được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán;

Các sự kiện có thể là dấu hiệu của gian lận;

Các tình huống yêu cầu phải thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung ngoài những thủ tục mà chuẩn mực kiểm toán yêu cầu.


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.110.15
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!