PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Tìm thấy 11010 thuật ngữ
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.

Bảo trì công trình đường bộ

Là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình đường bộ theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình đường bộ có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình đường bộ; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị để việc khai thác sử dụng công trình đường bộ đảm bảo an toàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.

Sửa chữa công trình đường bộ

Là các hoạt động khắc phục các hư hỏng, xuống cấp, xử lý đối với các bộ phận, hạng mục công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng nhằm đảm bảo và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình trong quá trình khai thác sử dụng. 

Đường đôi

Là đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa.

Đường hai chiều

Là đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách giữa.

Trọng tải

Là khối lượng hàng hóa chuyên chở cho phép, được ghi trên Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại ô tô sản xuất, lắp ráp.

Tốc độ khai thác tối đa (trong giao thông đường bộ)

Là giá trị tốc độ lớn nhất cho phép phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ bảo đảm an toàn giao thông và khai thác hiệu quả tuyến đường.

Tốc độ khai thác tối thiểu (trong giao thông đường bộ)

Là giá trị tốc độ nhỏ nhất cho phép phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ bảo đảm an toàn giao thông và khai thác hiệu quả tuyến đường.

Khoảng cách an toàn (trong giao thông đường bộ)

Là cự ly tối thiểu giữa phương tiện phía sau với phương tiện đang di chuyển liền trước, cùng làn đường, bảo đảm tránh xảy ra va chạm trong trường hợp phương tiện phía trước đột ngột giảm tốc độ hoặc dừng lại.

Tốc độ lưu hành (trong giao thông đường bộ)

Là giá trị tốc độ của phương tiện tại thời điểm tham gia giao thông trên đường bộ.

Đường một chiều

Là đường chỉ cho đi một chiều.

Đường bộ trong khu đông dân cư

Là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và những đoạn đường có đông dân cư sinh sống sát dọc theo đường, được xác định bằng biển báo “Bắt đầu khu đông dân cư” và biển báo “Hết khu đông dân cư”.

Các loại xe tương tự xe gắn máy

phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ xe đạp máy, xe đạp điện.

Xe máy điện

Là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.

Các loại xe tương tự xe mô tô

phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh, có dung tích làm việc của động cơ từ 50 cm3 trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h, có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg.

Các loại xe tương tự xe ô tô

Là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ hai trục, bốn bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng (nếu có) lắp trên cùng một xát xi (kể cả loại xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện).

Máy kéo

Là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo).

Hồ sơ kiểm toán (trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước)

Là tập hợp các tài liệu kiểm toán do kiểm toán viên nhà nước thu thập, phân loại, sử dụng hoặc các tài liệu làm việc do kiểm toán viên nhà nước lập trên cơ sở dữ liệu thu thập được và lưu trữ theo một trật tự nhất định làm bằng chứng cho một cuộc kiểm toán cụ thể.

Kiểm toán hoạt động (trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước)

Là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Kiểm toán hoạt động tập trung vào việc xem xét: Các chương trình, dự án, hoạt động hoặc công quỹ có được vận hành hoặc thực thi theo các nguyên tắc về tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực không và có cần cải tiến không. Theo đó, kiểm toán viên nhà nước đối chiếu kết quả thực hiện với các tiêu chí phù hợp; phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch so với các tiêu chí đó cũng như các vấn đề khác để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực và đưa ra kiến nghị để cải thiện tình hình.

Kiểm toán tuân thủ (trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước)

Là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện. Kiểm toán tuân thủ được thực hiện bằng việc đánh giá sự tuân thủ của các hoạt động, giao dịch và thông tin, xét trên các khía cạnh trọng yếu theo các quy định áp dụng đối với đơn vị được kiểm toán. Các quy định đó được xác định là các tiêu chí kiểm toán như: Các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, quy chế, chế độ, chính sách mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện. Khi các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định không đầy đủ hoặc chưa có văn bản hướng dẫn, kiểm toán tuân thủ có thể kiểm tra sự tuân thủ theo các nguyên tắc chung về quản trị hoạt động hoặc các thông lệ tốt được chấp nhận mà đơn vị phải thực hiện.


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.70.106
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!