Chế độ ngày nghỉ hàng năm của người lao động trong Công ty Cổ Phần
Hình từ Internet
Sau khi tham khảo ý kiến người lao động và thông báo trước cho người lao động biết thì công ty cổ phần có trách nhiệm quy định về lịch nghỉ hằng năm. Mặc dù, lịch nghỉ này là do công ty ấn định, tuy nhiên người lao động có quyền thỏa thuận với phía công ty để được nghỉ thành nhiều lần trong năm hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì người lao động được công ty cổ phần thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
1. Về số ngày nghỉ hằng năm
1.1. Đối với người lao động có đủ 12 tháng làm việc
Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một công ty cổ phần thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định của pháp luật được tăng thêm tương ứng 01 ngày. Cụ thể như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường sẽ tăng lên 13 ngày;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ tăng lên 15 ngày;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ tăng lên 17 ngày.
Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm bao gồm:
- Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
- Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương bao gồm: Kết hôn: nghỉ 03 ngày; Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
- Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
- Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
1.2. Đối với người lao động có dưới 12 tháng làm việc
Trường hợp 1: Công ty cổ phần quy định thời gian nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc thực tế của người lao động. Cụ thể như sau:
Kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị.
Ví dụ: Ông A, là người làm công việc trong điều kiện bình thường, ký hợp đồng không xác định thời hạn tại công ty B từ 1/5/2012, đến 31/12/2016 thì ông A nghỉ việc. Vậy,
- Năm 2012, ông A làm việc được 8 tháng, ông A có số ngày nghỉ phép năm là: 12/12*8 = 8 (ngày)
- Từ năm 2013 đến năm 2016, ông A làm đủ 12 tháng mỗi năm nên có số ngày nghỉ phép là 12 (ngày/ năm).
Trường hợp 2: Người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo quy định của pháp luật) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
2. Cách tính tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm
3. Quyền của công ty cổ phần và người lao động
3.1. Đối với công ty cổ phần
- Công ty cổ phần có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết.
3.2. Đối với Người lao động
- Người lao động có thể thỏa thuận với công ty cổ phần để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
- Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
- Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
- Người lao động đang nghỉ hằng năm được công ty cổ phần đồng ý thì công ty cổ phần không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Bài viết liên quan:
- Cách để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp 30/4 và 01/5/2024
- Các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu và cách xử lý hợp đồng vô hiệu 2024
- Mẫu đơn xin nghỉ dịp Quốc khánh 02/9/2023 dài ngày hơn quy định
- Lịch nghỉ tháng 6/2023 với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
- Hướng dẫn trả lương cho người lao động làm vào ngày nghỉ phép năm
Câu hỏi thường gặp:
- Năm 2024, nghỉ việc đi khám trào ngược dạ dày, có được hưởng bảo hiểm xã hội?
- Đã nghỉ hết phép năm, giờ muốn nghỉ thêm thì phải làm sao?
- Trong thời gian ngừng việc, công ty có phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
- Có phải làm việc càng lâu thì ngày nghỉ phép năm càng nhiều?
- Công ty không cho nhân viên nghỉ phép năm sát dịp 02/9/2023, có đúng luật?
- Lao động làm công việc nặng nhọc, khi nào được tăng ngày phép năm?
- Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, có được tính ngày phép năm?
- Có được trả tiền lương khi chưa nghỉ hết ngày phép năm không?
- Có phải đóng bảo hiểm cho người lao động trong thời gian nghỉ phép năm không?