Tôi còn 06 ngày phép năm nên muốn xin nghỉ 03 ngày để có đợt nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 07 ngày liên tục nhưng công ty không đồng ý. Vậy công ty có sai luật? – Thị Thu (Hà Nam).
>> Rất tiếc! Câu trả lời của bạn chưa chính xác.
>> 10 nhầm lẫn trong quá trình xin việc, thử việc mà mọi người hay mắc phải (Phần 11)
Tại khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về lịch nghỉ hằng năm (thực tế thường được gọi là nghỉ phép năm) như sau:
“Điều 113. Nghỉ hằng năm - Bộ luật Lao động 2019
…4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.”
Theo đó, lịch nghỉ phép năm sẽ do công ty quy định sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải được thông báo trước cho người lao động biết.
Lúc này, người lao động sẽ phải tuân thủ theo lịch nghỉ phép năm mà công ty thông báo. Nếu người lao động muốn nghỉ phép năm khác với lịch nghỉ phép năm thì phải thỏa thuận với công ty và chỉ được nghỉ nếu công ty đồng ý.
Trong trường hợp này, nếu xét thấy việc nghỉ phép năm sát ngày nghỉ lễ Quốc khánh (nghỉ lễ 02/9/2023) sẽ ảnh hưởng đến công việc thì công ty hoàn toàn có quyền không phê duyệt ngày nghỉ phép năm này cho người lao động.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều công ty không quy định lịch nghỉ phép năm cụ thể mà cho phép người lao động được lựa chọn nghỉ theo nhu cầu cá nhân người và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Việc có được nghỉ phép năm sát ngày nghỉ lễ Quốc khánh hay không cần xem xét theo 03 trường hợp sau đây:
(i) Trường hợp quy định của công ty không cho phép nghỉ phép năm liền trước hoặc sau ngày nghỉ lễ thì người lao động được lựa chọn ngày nghỉ phép năm tùy ý nhưng không được nghỉ phép năm sát ngày nghỉ lễ Quốc khánh.
(ii) Trường hợp công ty quy định người lao động được linh động ngày nghỉ phép năm, nhưng phải báo trước cho công ty biết để công ty xem xét (duyệt hoặc không) thì công ty được quyền không duyệt ngày nghỉ phép năm cho người lao động với những ngày sát dịp nghỉ lễ Quốc khánh để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty được diễn ra bình thường.
(iii) Trường hợp công ty không có quy định nào về việc không cho phép người lao động nghỉ phép năm liền trước hoặc sau ngày nghỉ lễ thì người lao động được lựa chọn nghỉ phép năm sát ngày nghỉ lễ Quốc khánh để có kỳ nghỉ dài hơn. Trong trường hợp này, nếu công ty không cho người lao động nghỉ phép năm thì bị coi là vi phạm pháp luật.
Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ ngày 20/6/2023) |
Công ty không cho nhân viên nghỉ phép năm sát dịp 02/9/2023, có đúng luật? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tại khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.”
Như vậy, đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một công ty thì vẫn được nghỉ phép năm với số ngày tương ứng với số tháng đã làm việc.
Cách tính ngày nghỉ phép năm cụ thể đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, khi nghỉ phép năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể: Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Ví dụ: Chị C nghỉ phép năm vào 02 ngày là ngày 03, 04/8/2023, tuy nhiên ngày 05/8/2023 mới đến kỳ trả lương của công ty. Do đó, chị C được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của 02 ngày nghỉ phép năm này.