Đối với mỗi loại tài sản cố định sẽ có cách xác định nguyên giá khác nhau. Doanh nghiệp thực hiện việc xác định nguyên giá của tài sản cố định theo quy định sau đây:
>> Thời gian trích khấu hao tài sản cố định
Theo khoản 5 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC, nguyên giá tài sản cố định được định nghĩa như sau:
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC, nguyên giá của tài sản cố định hữu hình được xác định như sau:
Nguyên giá |
= |
Giá mua thực tế phải trả |
+ |
Các khoản thuế |
+ |
Các khoản chi phí liên quan trực tiếp |
Trong đó:
- Các khoản thuế không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại.
- Các chi phí liên quan trực tiếp: là các khoản chi liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Riêng đối với một số trường hợp đặc biệt thì nguyên giá tài sản cố định được xác định như sau:
(i) Đối với trường hợp tài sản cố định hữu hình mua trả chậm, trả góp:
Nguyên giá |
= |
Giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua |
+ |
Các khoản thuế |
+ |
Các khoản chi phí liên quan trực tiếp |
Trong đó:
- Các khoản thuế không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại.
- Các chi phí liên quan trực tiếp: là các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).
(ii) Đối với trường hợp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất:
Giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là tài sản cố định vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Mục 3.5 bên dưới.
Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá được xác định như sau:
Nguyên giá |
= |
Giá mua thực tế phải trả |
+ |
Các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng |
(iii) Đối với trường hợp sau khi mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới:
Giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là tài sản cố định vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Mục 3.5 bên dưới.
Nguyên giá của tài sản cố định xây dựng mới được xác định như sau:
Nguyên giá |
= |
Giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng |
- Giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng được xác định theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
- Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định.
(i) Đối với tài sản cố định mua theo hình thức trao đổi với một tài sản cố định hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác:
Nguyên giá |
= |
Giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về hoặc của TSCĐ đem trao đổi |
+ |
Các khoản thuế |
+ |
Các khoản chi phí liên quan trực tiếp |
Trong đó:
- Giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về hoặc của TSCĐ đem trao đổi: là giá trị hợp lý sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về.
- Các khoản thuế không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại.
- Các chi phí liên quan trực tiếp: là các khoản chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).
(ii) Đối với tài sản cố định hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một tài sản cố định hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự:
Nguyên giá |
= |
Giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình đem trao đổi |
(i) Đối với tài sản cố định hữu hình tự xây dựng:
Nguyên giá |
= |
Giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng |
Trường hợp tài sản cố định đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
(ii) Đối với tài sản cố định hữu hình tự sản xuất:
Nguyên giá |
= |
Giá thành thực tế của tài sản cố định hữu hình |
+ |
Chi phí lắp đặt chạy thử |
+ |
Các khoản chi phí khác liên quan trực tiếp |
Các chi phí khác liên quan trực tiếp không bao gồm các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất).
(i) Đối với tài sản cố định do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu:
Nguyên giá |
= |
Giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng |
+ |
Lệ phí trước bạ |
+ |
Các khoản chi phí liên quan trực tiếp khác |
- Giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng được xác định theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
- Trường hợp tài sản cố định do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
(ii) Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm:
Nguyên giá |
= |
Toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng |
Nguyên giá |
= |
Giá theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp |
Nguyên giá |
= |
Giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển / Giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp |
+ |
Các khoản chi phí liên quan trực tiếp |
Các chi phí liên quan trực tiếp: là các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử…
Nguyên giá |
= |
Giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí / Doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận / Do tổ chức chuyên nghiệp định giá và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận |
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 1 và Điều 2 Thông tư 28/2017/TT-BTC), nguyên giá của tài sản cố định vô hình được xác định như sau:
Nguyên giá |
= |
Giá mua thực tế phải trả |
+ |
Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) |
+ |
Các khoản chi phí liên quan trực tiếp phải chi tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng |
Riêng đối với trường hợp tài sản cố định vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp:
Nguyên giá |
= |
Giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm) |
(i) Đối với tài sản cố định vô hình mua theo hình thức trao đổi với một tài sản cố định vô hình không tương tự hoặc tài sản khác:
Nguyên giá |
= |
Giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về hoặc của tài sản đem trao đổi |
+ |
Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) |
+ |
Các khoản chi phí liên quan trực tiếp |
Trong đó:
- Giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về hoặc của tài sản đem trao đổi: là giá trị hợp lý sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về.
- Các khoản thuế không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại.
- Các chi phí liên quan trực tiếp: là các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
(ii) Đối với tài sản cố định vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố định vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự:
Nguyên giá |
= |
Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi |
(i) Đối với trường hợp tài sản cố định vô hình được cấp, được biếu, được tặng:
Nguyên giá |
= |
Giá trị hợp lý ban đầu |
+ |
Các khoản chi phí liên quan trực tiếp phải chi tính đến việc đưa tài sản vào sử dụng |
(ii) Đối với trường hợp tài sản cố định được điều chuyển đến:
Nguyên giá |
= |
Nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển |
Doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản theo quy định.
Nguyên giá |
= |
Các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính |
Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
(i) Quyền sử dụng đất được ghi nhận là tài sản cố định vô hình bao gồm:
+ Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất không thời hạn).
+ Quyền sử dụng đất thuê trước ngày 01/7/2004 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nguyên giá tài sản cố định là quyền sử dụng đất được xác định như sau:
Nguyên giá |
= |
Toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp |
+ |
Các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất) |
Hoặc được xác định như sau:
Nguyên giá |
= |
Giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn |
(ii) Quyền sử dụng đất không ghi nhận là tài sản cố định vô hình gồm:
- Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.
- Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (thời gian thuê đất sau ngày 01/7/2004, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.
- Thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì tiền thuê đất được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm.
(iii) Đối với các tài sản là nhà hỗn hợp vừa dùng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa dùng để bán hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật:
Doanh nghiệp phải xác định và hạch toán riêng phần giá trị của nhà hỗn hợp theo từng mục đích sử dụng, cụ thể như sau:
- Đối với phần giá trị tài sản (diện tích) tòa nhà hỗn hợp dùng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dùng để cho thuê (trừ trường hợp cho thuê tài chính): doanh nghiệp thực hiện ghi nhận giá trị của phần tài sản (diện tích) là tài sản cố định, quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định.
- Đối với phần giá trị tài sản (diện tích) trong tòa nhà hỗn hợp dùng để bán thì doanh nghiệp không được hạch toán là tài sản cố định và không được trích khấu hao và theo dõi như một tài sản để bán.
- Tiêu thức để xác định giá trị từng loại tài sản và phân bổ khấu hao tài sản đối với từng mục đích sử dụng được căn cứ vào tỷ trọng giá trị của từng phần diện tích theo từng mục đích sử dụng trên giá trị quyết toán công trình; hoặc căn cứ vào diện tích thực tế sử dụng theo từng mục đích sử dụng để hạch toán.
- Đối với các doanh nghiệp có nhà hỗn hợp mà không xác định tách riêng được phần giá trị tài sản (diện tích) phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa để bán, để cho thuê thì doanh nghiệp không hạch toán toàn bộ phần giá trị tài sản (diện tích) này là tài sản cố định và không được trích khấu hao theo quy định.
- Đối với các tài sản được dùng chung liên quan đến công trình nhà hỗn hợp như sân chơi, đường đi, nhà để xe việc xác định giá trị của từng loại tài sản và giá trị khấu hao các tài sản dùng chung cũng được phân bổ theo tiêu thức để xác định giá trị từng loại tài sản và phân bổ khấu hao nhà hỗn hợp.
(iv) Đối với các tài sản là nhà hỗn hợp vừa sử dụng làm tài sản hoạt động của doanh nghiệp vừa để bán, để cho thuê theo quy định của pháp luật:
Doanh nghiệp phải xác định, tách riêng phần tài sản (diện tích) tài sản để bán, để cho thuê và không được hạch toán là tài sản cố định và không được trích khấu hao. Trường hợp không xác định, tách riêng được phần tài sản để bán, để cho thuê thì doanh nghiệp không hạch toán toàn bộ tài sản là tài sản cố định và không được trích khấu hao.
Nguyên giá |
= |
Toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được các tài sản này |
Nguyên giá |
= |
Toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm nếu chương trình này là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ |
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC, nguyên giá của tài sản cố định thuê tài chính được xác định như sau:
Nguyên giá phản ánh ở đơn vị thuê |
= |
Giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản |
+ |
Các khoản chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính |
Nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC, bao gồm:
- Đánh giá lại giá trị tài sản cố định trong các trường hợp:
+ Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn.
+ Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
- Đầu tư nâng cấp tài sản cố định.
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của 1 tài sản cố định hữu hình.
Khi thay đổi nguyên giá tài sản cố định, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của tài sản cố định và tiến hành hạch toán theo quy định.
- Biên bản giao nhận tài sản cố định (Mẫu 01-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản thanh lý tài sản cố định (Mẫu 02-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu 03-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định (Mẫu 04-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định (Mẫu 05-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định (Mẫu 06-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản giao nhận tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 01-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Biên bản thanh lý tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 02 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 03 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 04 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 05 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 06 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Sổ tài sản cố định áp dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (Mẫu số S24-H) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC
- Thẻ tài sản cố định áp dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (Mẫu số S25-H) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC
- Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng áp dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (Mẫu số S26-H) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC
- Sổ tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp (Mẫu S21-DN) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng áp dụng cho doanh nghiệp (Mẫu S22-DN) ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Thẻ tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp (Mẫu S23-DN) ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Sổ tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu S09-DNN) ban hành kèm Thông tư 133/20216/Tt-BTC
- Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu S10-DNN) ban hành kèm Thông tư 133/20216/Tt-BTC
- Thẻ Tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu S11-DNN) ban hành kèm Thông tư 133/20216/Tt-BTC
- Mẫu thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
- Mẫu thông báo thay đổi phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
- Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định.
- Mẫu phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định.