Mọi hoạt động thanh lý tài sản cố định phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể, thủ tục thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp được thực hiện như sau:
>> Quản lý, trích khấu hao tài sản cố định đi thuê hoặc cho thuê
>> Thay đổi thời gian, phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
Theo quy định tại khoản 3.2.2 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC, tài sản cố định thanh lý là:
- Những tài sản cố định hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được.
- Những tài sản cố định lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
Khi có tài sản cố định thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định. Hội đồng thanh lý tài sản cố định có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản cố định theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập Biên bản thanh lý tài sản cố định.
Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý tài sản cố định,... kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán tài sản cố định.
>>Tham khảo mẫu:
- Danh mục thanh lý tài sản cố định.
- Quyết định thanh lý tài sản cố định.
Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
Thông thường, doanh nghiệp thực hiện thanh lý tài sản cố định như sau:
Bước 1: Lập Đơn đề nghị thanh lý tài sản cố định.
Căn cứ vào kết quả kiểm kê tài sản, cũng như quá trình theo dõi, sử dụng tài sản cố định tại doanh nghiệp, bộ phận (hoặc phòng ban) có tài sản cố định cần thanh lý của doanh nghiệp phải lập đơn đề nghị để trình lãnh đạo doanh nghiệp phê duyệt. Trong đơn đề nghị đó phải ghi rõ danh mục tài sản cố định cần thanh lý.
Bước 2: Người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra Quyết định thanh lý tài sản cố định.
Bước 3: Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định.
Hội đồng thanh lý tài sản kiểm tra, đánh giá lại tài sản và tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản cố định theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài sản.
>> Tham khảo mẫu Quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định.
Bước 4: Tiến hành thanh lý tài sản cố định.
Tùy vào điều kiện và đặc điểm của tài sản cố định mà Hội đồng thanh lý tài sản cố định trình người đứng đầu doanh nghiệp quyết định hình thức xử lý tài sản cố định như bán tài sản, hủy tài sản.
Bước 5: Hội đồng thanh lý tài sản cố định sẽ lập Biên bản thanh lý tài sản cố định (Tham khảo mẫu số 02-TSCĐ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) sau khi đã tiến hành thanh lý.
Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng tài sản cố định.
Lưu ý: Đối với các tài sản cố định loại 6 khi nhượng bán, thanh lý phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và được hạch toán giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Phần giá trị thu được do nhượng bán sau khi trừ chi phí nhượng bán, thanh lý, doanh nghiệp nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước hoặc bổ sung vốn điều lệ sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính và cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước (theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 45/2013/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC).
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 45/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC), tài sản cố định loại 6 là các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng:
- Tài sản cố định là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, tài sản được xây đúc bằng bê tông và bằng đất của các công trình trực tiếp phục vụ tưới nước, tiêu nước (như hồ, đập, kênh, mương); Máy bơm nước từ 8.000 m3/giờ trở lên cùng với vật kiến trúc để sử dụng vận hành công trình giao cho các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi để tổ chức sản xuất kinh doanh cung ứng dịch vụ công ích.
- Tài sản cố định là công trình kết cấu, hạ tầng khu công nghiệp do Nhà nước đầu tư để sử dụng chung của khu công nghiệp như: Đường nội bộ, thảm cỏ, cây xanh, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải...
- Tài sản cố định là hạ tầng đường sắt, đường sắt đô thị (đường hầm, kết cấu trên cao, đường ray...).
- Biên bản giao nhận tài sản cố định (Mẫu 01-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản thanh lý tài sản cố định (Mẫu 02-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu 03-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định (Mẫu 04-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định (Mẫu 05-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định (Mẫu 06-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản giao nhận tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 01-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Biên bản thanh lý tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 02 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 03 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 04 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 05 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 06 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Sổ tài sản cố định áp dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (Mẫu số S24-H) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC
- Thẻ tài sản cố định áp dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (Mẫu số S25-H) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC
- Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng áp dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (Mẫu số S26-H) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC
- Sổ tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp (Mẫu S21-DN) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng áp dụng cho doanh nghiệp (Mẫu S22-DN) ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Thẻ tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp (Mẫu S23-DN) ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Sổ tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu S09-DNN) ban hành kèm Thông tư 133/20216/Tt-BTC
- Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu S10-DNN) ban hành kèm Thông tư 133/20216/Tt-BTC
- Thẻ Tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu S11-DNN) ban hành kèm Thông tư 133/20216/Tt-BTC
- Mẫu thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
- Mẫu thông báo thay đổi phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.