Doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp theo hướng dẫn cụ thể sau đây:
>> Xác định nguyên giá của tài sản cố định
>> Thời gian trích khấu hao tài sản cố định
Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC, có 03 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định sau đây:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
Doanh nghiệp được tự quyết định phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Mục 2 bên dưới và có trách nhiệm gửi Thông báo về phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý (căn cứ khoản 3 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC).
Lưu ý: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nhưng phải có văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục và xuất trình khi thực hiện công việc.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC, căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp.
Cụ thể nội dung từng phương pháp và các ví dụ minh họa cho các công thức được quy định chi tiết tại Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định của Phụ lục 2 Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC như sau:
Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:
- Mức trích khấu hao trung bình hằng năm:
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định |
= |
Nguyên giá của tài sản cố định |
Thời gian trích khấu hao |
- Mức trích khấu hao trung bình hằng tháng:
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng của tài sản cố định |
= |
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm |
12 tháng |
- Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi:
Mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định |
= |
Giá trị còn lại trên sổ kế toán |
Thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao còn lại |
- Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao tài sản cố định:
Mức trích khấu hao |
= |
Nguyên giá tài sản cố định |
- |
Số khấu hao lũy kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng |
- Mức trích khấu hao cho những năm còn lại đối với những tài sản cố định đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2013:
Mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định |
= |
Giá trị còn lại của tài sản cố định |
Thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định (T) |
Thời gian trích khấu hao còn lại (T) của tài sản cố định được xác định theo công thức:
T |
= |
T2 |
x |
(1 |
- |
t1 |
) |
T1 |
Trong đó:
- T1: Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 203/2009/TT-BTC.
- T2: Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định (Phụ lục 1) ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC.
- t1: Thời gian thực tế đã trích khấu hao của tài sản cố định.
Lưu ý:
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng).
- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
Cụ thể, mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như:
- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu:
Mức trích khấu hao |
= |
Giá trị còn lại của tài sản cố định |
x |
Tỷ lệ khấu hao nhanh |
Trong đó:
+ Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) |
= |
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng |
x |
Hệ số điều chỉnh |
+ Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%) |
= |
1 |
x |
100 |
Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định |
+ Hệ số điều chỉnh được xác định theo bảng sau:
Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định |
Hệ số điều chỉnh (lần) |
Đến 4 năm (t ≤ 4 năm) |
1,5 |
Trên 4 năm (t > 4 năm) |
2,0 |
- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm cuối:
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.
- Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
(i) Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định.
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.
(ii) Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:
- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.
- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.
- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:
+ Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định:
Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định |
= |
Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng |
x |
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm |
Trong đó:
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm |
= |
Nguyên giá của tài sản cố định |
Sản lượng theo công suất thiết kế |
+ Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định:
Mức trích khấu hao trong năm của tài sản cố định | = | Tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm |
Hoặc:
Mức trích khấu hao trong năm của tài sản cố định |
= |
Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm |
x |
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm |
Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.
- Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng tài sản cố định mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố định.
- Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng tài sản cố định để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Xem chi tiết tại công việc "Thay đổi thời gian, phương pháp trích khấu hao tài sản cố định".
- Biên bản giao nhận tài sản cố định (Mẫu 01-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản thanh lý tài sản cố định (Mẫu 02-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu 03-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định (Mẫu 04-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định (Mẫu 05-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định (Mẫu 06-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản giao nhận tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 01-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Biên bản thanh lý tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 02 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 03 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 04 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 05 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 06 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Sổ tài sản cố định áp dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (Mẫu số S24-H) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC
- Thẻ tài sản cố định áp dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (Mẫu số S25-H) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC
- Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng áp dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (Mẫu số S26-H) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC
- Sổ tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp (Mẫu S21-DN) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng áp dụng cho doanh nghiệp (Mẫu S22-DN) ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Thẻ tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp (Mẫu S23-DN) ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Sổ tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu S09-DNN) ban hành kèm Thông tư 133/20216/Tt-BTC
- Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu S10-DNN) ban hành kèm Thông tư 133/20216/Tt-BTC
- Thẻ Tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu S11-DNN) ban hành kèm Thông tư 133/20216/Tt-BTC
- Thông báo về phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
- Mẫu thông báo thay đổi phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
- Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định.
- Mẫu phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định.