Doanh nghiệp có bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ hay không? Trong những trường hợp nào bảo hiểm cháy nổ không phải đền bù?
>> Đóng bảo hiểm thất nghiệp thì có đương nhiên được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
>> Không trả sổ bảo hiểm xã hội đúng hạn cho người lao động, công ty bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, dưới đây là các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy (trừ cơ sở hạt nhân).
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
(i) Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên.
(ii) Thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra.
(iii) Tài sản bị đốt cháy, làm nổ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(iv) Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.
(v) Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.
(vi) Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.
(vii) Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.
(viii) Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ.
(ix) Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
(x) Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai.
Lưu ý: Đối với cơ sở hạt nhân, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.
Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ (theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP) |
Các bảo hiểm cháy nổ không phải đền bù (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 23 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
(i) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
(ii) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
Lưu ý: Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Căn cứ Điều 9 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Luật số 40/2013/QH13), nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm cháy, nổ.
Riêng đối vớ cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó.
Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
(i) Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy [cập nhật ngày 03/6/2024]
(ii) Kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy [cập nhật ngày 03/6/2024]
(iii) Thành lập và điều động lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở [cập nhật ngày 03/6/2024]
(iv) Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy [cập nhật ngày 03/6/2024]
(vi) Xây dựng và thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy [cập nhật ngày 03/6/2024]
(vii) Lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy [cập nhật ngày 03/6/2024]