Theo quy định pháp luật mới nhất thì từ ngày 01/7/2024 mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Hà Tĩnh sẽ có sự thay đổi thành bao nhiêu tiền?
>> Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Trà Vinh từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
Theo Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu mới dành cho người lao động làm việc tại Hà Tĩnh theo hợp đồng lao động áp dụng đối với Vùng III, Vùng IV theo Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 – Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP sẽ tăng lên mức như sau:
Thành phố Hà Tĩnh và Thị xã Kỳ Anh: Áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng là 3.860.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 18.600 đồng.
Thị xã Hồng Lĩnh; các huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà, Vũ Quang, Lộc Hà: Áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng là 3.450.000 đồng, lương tối thiểu theo giờ là 16.600 đồng.
Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP |
File Excel tính tiền lương, phụ cấp của người lao động năm 2024 |
Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Hà Tĩnh từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Quý khách hàng xem chi tiét tại bài viết: 05 khoản tiền lương, trợ cấp dành cho người lao động sẽ tăng từ ngày 01/7/2024.
Quý khách hàng xem chi tiét tại bài viết: Điểm mới về lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.
Điều 91. Mức lương tối thiểu – Bộ luật Lao động 2019 1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. 2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ. 3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Điều 94. Nguyên tắc trả lương – Bộ luật Lao động 2019 1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp. 2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định. Điều 97. Kỳ hạn trả lương – Bộ luật Lao động 2019 1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần. 2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ. 3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. 4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương. |