Mức lương tối thiểu áp dụng đối với người lao động làm việc tại Tiền Giang từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu? Nội dung cụ thể ra sao?
>> Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Sóc Trăng từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
>> Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Hậu Giang từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP và Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Tiền Giang từ ngày 01/7/2024 như sau:
- Vùng II: Thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành.
+ Mức lương tối thiểu tháng: 4.410.000 đồng.
+ Mức lương tối thiểu giờ: 21.200 đồng.
- Vùng III: Thành phố Gò Công, Thị xã Cai Lậy và các huyện Chợ Gạo, Tân Phước.
+ Mức lương tối thiểu tháng: 3.860.000 đồng.
+ Mức lương tối thiểu giờ: 18.600 đồng.
- Vùng IV: Các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông.
+ Mức lương tối thiểu tháng: 3.450.000 đồng.
+ Mức lương tối thiểu giờ: 16.600 đồng.
Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP |
File Excel tính tiền lương, phụ cấp của người lao động năm 2024 |
Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Tiền Giang từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 18 Bộ luật Lao động 2019, thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động được quy định như sau:
(i) Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản (ii) Mục này.
(ii) Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
(iii) Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
- Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
(iv) Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
- Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó.
- Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
(v) Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.
Căn cứ Điều 19 Bộ luật Lao động 2019, quy định về việc giao kết nhiều hợp đồng lao động như sau:
(i) Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
(ii) Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, người lao động có quyền giao kết nhiều hợp đồng lao động cùng lúc. Tuy nhiên, phải đảm bảo thực hiện các nội dung của hợp đồng cũng như đảm bảo hiệu quả công việc đối với các hợp đồng lao động đã giao kết.