Từ ngày 01/7/2024, mức lương tối thiểu áp dụng đối với người lao động làm việc tại tỉnh Sóc Trăng là bao nhiêu?
>> Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Hậu Giang từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP và Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Sóc Trăng từ ngày 01/7/2024 như sau:
- Vùng II: Thành phố Sóc Trăng.
+ Mức lương tối thiểu tháng: 4.410.000 đồng.
+ Mức lương tối thiểu giờ: 21.200 đồng.
- Vùng III: Các thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm.
+ Mức lương tối thiểu tháng: 3.860.000 đồng.
+ Mức lương tối thiểu giờ: 18.600 đồng.
- Vùng IV: Các huyện Mỹ Tú, Long Phú, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Châu Thành, Trần Đề, Kế Sách, Cù Lao Dung.
+ Mức lương tối thiểu tháng: 3.450.000 đồng.
+ Mức lương tối thiểu giờ: 16.600 đồng.
Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP |
File Excel tính tiền lương, phụ cấp của người lao động năm 2024 |
Mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại Sóc Trăng từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 7 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc xây dựng quan hệ lao động như sau:
- Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
- Người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức đại diện người lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; giám sát việc thi hành quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Căn cứ Điều 8 Bộ luật Lao động 2019, các hành vi sau đây được xem là bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động:
- Phân biệt đối xử trong lao động.
- Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động - Bộ luật Lao động 2019 1. Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. 2. Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội. 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. |