Yếu tố cấu thành hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trông được quy định như thế nào? Căn cứ vào đâu để xác định yếu tố xâm phạm này? – Linh Hương (Bình Dương).
>> Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền với tên thương mại năm 2023
>> Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý năm 2023
Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng được quy định tại Điều 80 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng được xem là cấu thành hành vi xâm phạm thể hiện như sau:
- Vật liệu nhân giống, cây giống nguyên vẹn, sản phẩm thu hoạch hoặc vật liệu bất kỳ có khả năng sinh trưởng thành cây giống hoàn chỉnh của giống cây trồng đã được bảo hộ.
- Tên giống cây trồng hoặc các ký tự tương tự đến mức gây nhầm lẫn thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên giống cây trồng đã được bảo hộ.
- Phương tiện máy móc, trang thiết bị, kho bãi lưu giữ, bảo quản, phương tiện vận chuyển hoặc các trang thiết bị khác phục vụ mục đích chế biến, lưu giữ giống, vật liệu nhân giống, vật liệu thu hoạch để làm giống của giống cây trồng.
(Theo quy định tại khoản 1 Điều 80 Nghị định 65/2023/NĐ-CP).
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Yếu tố cấu thành hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng là phạm vi Bằng bảo hộ giống cây trồng còn hiệu lực.
(Theo quy định tại khoản 2 Điều 80 Nghị định 65/2023/NĐ-CP).
Theo quy định tại Điều 188 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ:
- Khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ.
- Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ.
- Sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Điều 189. Quyền tạm thời đối với giống cây trồng - Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 73 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) 1. Quyền tạm thời đối với giống cây trồng là quyền của người đăng ký bảo hộ giống cây trồng phát sinh từ ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố đến ngày cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trong trường hợp giống cây trồng không được cấp Bằng bảo hộ thì người đăng ký bảo hộ không có quyền này. 2. Trong trường hợp người đăng ký biết giống cây trồng đăng ký bảo hộ đã được người khác thực hiện các hành vi quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Luật này thì từ thời điểm đơn được công bố chấp nhận hợp lệ, người đăng ký bảo hộ giống cây trồng có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc đã nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng, trong đó ghi rõ ngày nộp đơn và ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được chấp nhận hợp lệ để người đó chấm dứt việc sử dụng giống cây trồng hoặc tiếp tục sử dụng. 3. Trong trường hợp đã được thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng giống cây trồng thì khi Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp, chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu người đã sử dụng giống cây trồng phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng. |