Trong quá trình làm việc, người sử dụng lao động có thể cử người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước. trường hợp nếu người lao động ký hợp đồng đào tạo nghề. Khi đó, các bên phải ký hợp đồng đào tạo nghề. Vậy, trường hợp NLĐ vi phạm hợp đồng đào tạo nghề phải bồi thường thế nào?
>> Tiếp tục làm việc khi hết hạn hợp đồng thì giải quyết như thế nào?
>> 07 trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động
Ảnh minh họa
1. Hợp đồng đào tạo nghề
Theo quy định, để nâng cao tay nghề cho người lao động, người sử dụng lao động có thể cử người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài trên cơ sở kinh phí do người sử dụng lao động chi trả.
Theo khoản 2 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng đào tạo nghề gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Nghề đào tạo;
- Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
- Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
- Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
- Trách nhiệm của người lao động.
2. Khi doanh nghiệp cử đi học, người lao động được những gì?
Với việc ký hợp đồng đào tạo, người lao động sẽ được cử đi học để nâng cao tay nghề trên kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Bộ Luật Lao động 2019, người lao động sẽ được người sử dụng lao động chi trả các khoản sau:
Như vậy, có thể thấy, người lao động khi được cử đi học nghề vừa có thể nâng cao tay nghề không mất chi phí mà còn được hưởng nhiều quyền lợi nêu trên.
3. Vi phạm hợp đồng đào tạo nghề, người lao động phải bồi thường thế nào?
Do hợp đồng đào tạo nghề là sự thỏa thuận của các bên nên nếu trong hợp đồng đã nêu rõ trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo thì việc trả lại chi phí sẽ thực hiện theo thỏa thuận. Nếu có quy định về miễn trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo thì người lao động thuộc trường hợp đó sẽ không phải trả lại chi phí này.
Nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động không thỏa thuận một cách rõ ràng về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào thì việc hoàn trả chi phí được thực hiện như sau:
Trường hợp 1: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp
Bộ luật Lao động năm 2019 không đặt ra trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục và nghề nghiệp 2014 lại quy định:
Người tốt nghiệp các khoá đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
Theo đó, người lao động vẫn có trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động nếu không làm việc theo đúng thời gian đã cam kết.
Trường hợp 2: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:
Do đó, trong trường hợp này, người lao động cũng phải bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.
Có thể thấy, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải có trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo dù đúng luật hay trái luật.
Căn cư pháp lý: