Từ ngày 06/01/2025, việc ứng dụng công nghệ GeoAI trong đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm được thực hiện theo quy định chi tiết tại Thông tư 21/2024/TT-BTNMT.
>> Các nhóm mỏ thăm dò khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025
Căn cứ Điều 11 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT, ứng dụng công nghệ GeoAI trong đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ ngày 06/01/2025 được quy định như sau:
(i) Công nghệ GeoAI được khuyến khích áp dụng trong suốt quá trình điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm.
(ii) Yêu cầu chung về việc ứng dụng công nghệ:
- Nhân AI phải đảm bảo tính bảo mật về tài liệu nguyên thủy.
- Thông tin dữ liệu đầu vào gồm cấu trúc địa chất, thông tin về địa chất, mặt cắt địa chất, số liệu địa hóa, địa vật lý, các công trình khoan, các điểm mỏ khoáng sản, địa chất thủy văn, môi trường và các dữ liệu liên quan khác (nếu cần thiết).
- Kết quả ứng dụng công nghệ GeoAI cần được đánh giá mức độ tin cậy.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Ứng dụng công nghệ GeoAI trong đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 10 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT, công nghệ viễn thám trong điều tra, đánh giá được ứng dụng theo quy định như sau:
(i) Sử dụng ảnh vệ tinh siêu phổ để phân tích, luận giải, xác định khu vực có triển vọng khoáng sản đất hiếm.
(ii) Trong trường hợp không có nguồn ảnh siêu phổ, phương pháp viễn thám được sử dụng nhằm khoanh định các đối tượng địa chất có tính đồng nhất về thành phần thạch học, mức độ xuất lộ đá gốc, thảm phủ thực vật, mức độ phân cắt địa hình, mật độ giao thông ... để phục vụ công tác điều tra khoáng sản đất hiếm.
Căn cứ Điều 12 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT, việc lập đề án điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm được quy định như sau:
(i) Đề án điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm:
- Đề án điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 42/2016/TT-BTNMT.
- Đối với khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion ngoài việc thực hiện theo quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất nêu trên tại Mục này, quá trình lập đề án cần tổng hợp, xử lý tài liệu viễn thám để khoanh định các khu vực có địa hình, địa mạo thuận lợi cho việc tích tụ khoáng sản đất hiếm.
- Phân vùng mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất thực hiện theo quy định sau:
+ Phân vùng mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất đối với điều tra, đánh giá khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion thực hiện theo Phụ lục V kèm theo Thông tư 21/2024/TT-BTNMT.
+ Phân vùng mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất đối với điều tra, đánh giá khoáng sản đất hiếm nguyên sinh thực hiện theo Phụ lục VI kèm theo Thông tư 21/2024/TT-BTNMT.
- Phân loại vùng theo mức độ khó khăn đi lại thực hiện theo Phụ lục VII kèm theo Thông tư 21/2024/TT-BTNMT.
(ii) Đề án thăm dò khoáng sản đất hiếm thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản.
Điều 13. Tổng kết đề án điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm - Thông tư 21/2024/TT-BTNMT 1. Tổng kết đề án điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm: a) Báo cáo tổng kết đề án điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 42/2016/TT-BTNMT và thể hiện được đầy đủ kết quả các nội dung công việc tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này; b) Sản phẩm của đề án điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 42/2016/TT-BTNMT và Điều 9 Thông tư này. 2. Tổng kết đề án thăm dò khoáng sản đất hiếm: a) Báo cáo tổng kết đề án thăm dò khoáng sản đất hiếm thực hiện theo quy định tại Điều 48 Thông tư này; b) Sản phẩm của đề án thăm dò khoáng sản đất hiếm thực hiện theo quy định tại Điều 49 Thông tư này. |