Trường hợp nào người lao động được thanh toán tiền phép năm chưa nghỉ hết? Mời quý thành viên tham khảo bài viết dưới đây.
>> Quy định về hợp đồng cộng tác viên
>> Hết hợp đồng trong thời gian nghỉ thai sản có được ký tiếp
Ảnh minh họa
1. Số ngày nghỉ phép năm của người lao động
Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, ngày nghỉ phép năm đối với người lao động được quy định như sau:
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
Như vậy, trường hợp làm việc chưa đủ 12 tháng vẫn được tính ngày nghỉ hằng năm. Theo đó, số ngày nghỉ sẽ tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
2. Các trường hợp được thanh toán tiền phép năm chưa nghỉ hết
Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc thanh toán tiền nếu chưa nghỉ hết ngày phép như sau:
Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Như vậy, theo luật định có 2 trường hợp đương nhiên được thanh toán tiền phép năm cho những ngày chưa nghỉ hết đó là do: thôi việc hoặc bị mất việc làm.
(Trước năm 2021, NLĐ vẫn được thanh toán cho những ngày chưa nghỉ hết vì “lý do khác”).
Ngoài ra, nếu giữa NLĐ và doanh nghiệp có thoả thuận về việc thanh toán phép năm những ngày chưa nghỉ hết thì thực hiện theo thoả thuận.
3. Cách tính tiền lương ngày nghỉ phép năm
Theo khoản 2, Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP chỉ rõ:
“2. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.”
Theo đó, có thể tính tiền lương nghỉ phép năm theo công thức sau:
Tiền lương nghỉ phép năm | = | Tiền lương tháng theo hợp đồng lao động tại thời điểm nghỉ | : | Thời gian làm việc bình thường của tháng tại thời điểm nghỉ | x | Số ngày nghỉ phép năm |
Căn cứ pháp lý: