Dưới đây là những trường hợp bắt buộc phải thẩm tra thiết kế xây dựng năm 2024 được pháp luật quy định tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP năm 2021 và Luật Xây dựng 2014.
>> Quy định về thanh toán điện tử trong giao thông đường bộ
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 12/08/2024
(i) Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân từ 7 tầng trở lên hoặc có từ 02 tầng hầm trở lên, hồ sơ thiết kế phải được thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình trước khi xin cấp giấy phép xây dựng.
(ii) Việc thiết kế và thẩm tra thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện.
(Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 06/2021/NĐ-CP)
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (Cập nhật ngày 01/11/2023) |
Trường hợp bắt buộc phải thẩm tra thiết kế xây dựng năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 82 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 24 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14)
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Xây dựng 2014 làm cơ sở phê duyệt, trừ trường hợp người quyết định đầu tư có quy định khác tại quyết định đầu tư xây dựng. Đối với các bước thiết kế còn lại, chủ đầu tư quyết định việc kiểm soát thiết kế theo quy định tại hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu và quy định của pháp luật có liên quan.
- Chủ đầu tư thẩm định các nội dung quy định tại Điều 83 Luật Xây dựng 2014 đối với bước thiết kế sau đây:
- Thiết kế FEED trong trường hợp thực hiện hình thức hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (Engineering - Procurement - Construction, sau đây gọi là hợp đồng EPC).
- Thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước.
- Thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước.
- Bước thiết kế khác ngay sau bước thiết kế cơ sở trong trường hợp thực hiện thiết kế nhiều.
(iii) Công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 83a Luật Xây dựng 2014 còn phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 83a Luật Xây dựng 2014. Cơ quan thẩm định được mời tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm tham gia thẩm định thiết kế xây dựng.
(iv) Công trình xây dựng có yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến hoặc thẩm duyệt theo quy định của pháp luật có liên quan.
(v) Đối với công trình xây dựng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 82 Luật Xây dựng 2014, chủ đầu tư được trình hồ sơ đồng thời đến cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kết quả thực hiện yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường quy định tại khoản 4 Điều 82 Luật Xây dựng 2014 được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng làm cơ sở kết luận thẩm định.
(vi) Công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho việc thẩm định.
(vii) Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng và các cơ quan, tổ chức có liên quan; thực hiện các yêu cầu (nếu có); phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 8 Điều 82 Luật Xây dựng 2014.
(viii) Chủ đầu tư phê duyệt bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Xây dựng 2014. Chủ đầu tư được quyết định về việc phê duyệt đối với các bước thiết kế còn lại.
(ix) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng phù hợp yêu cầu đặc thù quản lý ngành đối với công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh.
Xem chi tiết bài viết: Các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu trong thiết kế xây dựng công trình 2024.