Về việc thanh toán điện tử trong giao thông đường bộ được thực hiện đảm bảo những quy định tại Điều 43 Luật Đường bộ 2024 được Quốc Hội ban hành ngày 27/06/2024.
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 12/08/2024
>> Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng
Theo đó, Luật Đường bộ 2024 được ban hành ngày 27/06/2024 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025. Tuy nhiên, đối với quy định về thanh toán điện tử trong giao thông đường bộ tại Điều 43 Luật Đường bộ 2024 sẽ có hiệu lực sớm từ ngày 01/10/2024.
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật Đường bộ 2024 thì thanh toán điện tử trong giao thông đường bộ là việc thanh toán các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện giao thông đường bộ thông qua tài khoản giao thông.
Theo khoản 2 Điều 43 Luật Đường bộ 2024, tài khoản giao thông là tài khoản mở cho chủ phương tiện giao thông đường bộ và kết nối với phương tiện thanh toán hợp pháp để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
Lưu ý: Thanh toán tiền sử dụng đường bộ trên đường cao tốc phải thực hiện theo hình thức điện tử không dừng (Căn cứ khoản 3 Điều 43 Luật Đường bộ 2024).
Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Quy định về thanh toán điện tử trong giao thông đường bộ (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(i) Giao thông thông minh là việc ứng dụng các công nghệ điện tử, thông tin, truyền thông, khoa học quản lý mới, hiện đại nhằm tối ưu hiệu suất quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ; bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, hiệu quả, kịp thời, tiện lợi và thân thiện với môi trường.
(ii) Hệ thống quản lý giao thông thông minh được thiết lập để tích hợp, lưu trữ, phân tích dữ liệu phục vụ quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ; hỗ trợ hoạt động vận tải, thanh toán điện tử giao thông; cung cấp các dịch vụ giao thông thông minh, được kết nối, chia sẻ dữ liệu với trung tâm chỉ huy giao thông và cơ quan, tổ chức có liên quan.
(Căn cứ Điều 40 Luật Đường bộ 2024)
Điều 2. Giải thích từ ngữ - Luật Đường bộ 2024 Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 2. Đường bộ bao gồm: đường, cầu đường bộ, cống đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ, cầu phao đường bộ, đường cứu nạn và các công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ. 3. Công trình đường bộ bao gồm: đường bộ; công trình phục vụ công tác quản lý, vận hành, khai thác đường bộ; công trình thuộc hệ thống quản lý giao thông thông minh; nhà hạt quản lý đường bộ; kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng trong lĩnh vực đường bộ; công trình kiểm soát tải trọng xe; trạm thu phí và các công trình khác của đường bộ. ... Điều 6. Cơ sở dữ liệu đường bộ - Luật Đường bộ 2024 1. Cơ sở dữ liệu đường bộ được thiết kế, xây dựng, vận hành theo Khung kiến trúc tổng thể quốc gia số, bao gồm: a) Cơ sở dữ liệu về quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ; b) Cơ sở dữ liệu về tình hình đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ; c) Cơ sở dữ liệu về kết cấu hạ tầng đường bộ đã đưa vào khai thác; d) Cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ; đ) Cơ sở dữ liệu về hoạt động vận tải bằng xe ô tô, trừ cơ sở dữ liệu về hành trình của phương tiện giao thông đường bộ, hình ảnh người lái xe và cơ sở dữ liệu về quản lý thời gian điều khiển phương tiện của người lái xe theo quy định của pháp luật. 2. Cơ sở dữ liệu đường bộ được kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các cơ sở dữ liệu khác có liên quan. 3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều này; quy định việc thu thập, quản lý, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu đường bộ. |