Quy định pháp luật mới nhất về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp là như thế nào? Khi nào bắt đầu có hiệu lực thi hành? - Tố Nga (TP Hồ Chí Minh).
>> Trách nhiệm công khai việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa khuyết tật từ ngày 01/7/2024
>> Trách nhiệm của doanh nghiệp trong giao dịch từ xa (có hiệu lực từ 01/7/2024)
Căn cứ Điều 25 Nghị định 55/2024/NĐ-CP, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp được quy định như sau:
(i) Tuân thủ quy định ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng văn bản và giao hợp đồng cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định tại quy tắc hoạt động.
(ii) Tuân thủ quy định về đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định tại quy tắc hoạt động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
(iii) Tuân thủ trách nhiệm duy trì tỉ lệ doanh thu từ việc bán hàng hóa cho người tiêu dùng không phải là người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng và quy định của pháp luật.
Doanh thu quy định tại khoản này là doanh thu do người tham gia bán cho người tiêu dùng hoặc doanh thu do doanh nghiệp bán hàng đa cấp bán cho người tiêu dùng thông qua mã số giới thiệu của người tham gia.
(iv) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và pháp luật khác có liên quan.
(i) Lưu giữ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp theo quy định tại quy tắc hoạt động.
(ii) Tham gia chương trình đào tạo cơ bản theo quy định tại quy tắc hoạt động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
(iii) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, từ ngày 01/7/2024, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp được quy định cụ thể tại Mục 1.1 và Mục 1.2 nêu trên.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 46 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải được thực hiện như sau:
- Tổ chức bán hàng đa cấp và cá nhân tham gia bán hàng đa cấp phải giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng văn bản.
- Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện về ngôn ngữ, hình thức theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và pháp luật về quản lý bán hàng đa cấp.
Điều 54. Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh – Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 1. Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được giải quyết thông qua các phương thức sau đây: a) Thương lượng; h) Hòa giải; c) Trọng tài; d) Tòa án. 2. Không được thương lượng, hòa giải trong các trường hợp sau đây: a) Xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; b) Vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội; c) Gây thiệt hại đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng, trừ trường hợp xác định đầy đủ số lượng người tiêu dùng bị thiệt hại. 3. Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Điều 55. Trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh – Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật. 2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm bảo mật thông tin, tài liệu được cung cấp theo quy định của pháp luật. |