Theo quy định pháp luật năm 2024, trách nhiệm thông báo công khai việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa khuyết tật được quy định như thế nào? Trân trọng cảm ơn. – Ngọc Yến (TP.HCM).
>> Trách nhiệm của doanh nghiệp trong giao dịch từ xa (có hiệu lực từ 01/7/2024)
>> Quy định về mã ngành nghề kinh doanh 2024 và một số điểm cần lưu ý
Căn cứ Điều 18 Nghị định 55/2024/NĐ-CP, trách nhiệm công khai, thông báo công khai việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật được quy định như sau:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ thời điểm phát hiện ra sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật hoặc nhận được yêu cầu thu hồi của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tiến hành các trách nhiệm công khai và thông báo công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó theo quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật thuộc nhóm A theo điểm a khoản 1 hoặc điểm c khoản 1 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 là sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ thời điểm phát hiện ra sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật hoặc nhận được yêu cầu thu hồi của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tiến hành trách nhiệm công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật thuộc nhóm B theo điểm b khoản 1 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng.
Trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn tiến hành các trách nhiệm công khai, thông báo công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó quy định tại khoản (i) và (ii) nêu trên thì tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện việc công khai, thông báo công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó theo thời hạn quy định của pháp luật khác.
Như vậy, từ ngày 01/7/2024, trách nhiệm thông báo công khai việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa khuyết tật được quy định cụ thể trong 03 trường hợp nêu trên.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Trách nhiệm công khai việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa khuyết tật từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 21 Nghị định 55/2024/NĐ-CP, cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hoá có khuyết tật bao gồm:
(i) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có trách nhiệm tiếp nhận báo cáo của tổ chức, cá nhân kinh doanh và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hoá có khuyết tật theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.
(ii) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi để bảo đảm việc thu hồi đúng nội dung báo cáo, thông báo mà tổ chức, cá nhân kinh doanh đã cung cấp, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và phù hợp với quy định của pháp luật.
(iii) Trường hợp việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở trung ương có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi; đồng thời chỉ đạo, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nơi thực hiện việc thu hồi để cùng kiểm tra, theo dõi tại địa phương có liên quan này.
(iv) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh điều chỉnh, bổ sung các biện pháp cần thiết trong chương trình thu hồi để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.