Hiện nay, Tiêu chuẩn Quốc gia nào quy định đối với phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận để kiểm tra đặc trưng chất lượng? – Đức Hiển (Tiền Giang).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9014:2011 về Sơn epoxy
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8243-1:2018 (ISO 3951-1:2013) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8243-1:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 3951-1:2013.
Phần 1 của Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8243-1:2018 quy định về phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô đối với một đặc trưng chất lượng và một AQL. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8243-1:2018 có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8243-1:2018 được thiết kế để sử dụng trong các điều kiện sau:
- Khi quy trình kiểm tra cần được áp dụng cho loạt liên tiếp các lô sản phẩm riêng rẽ được cùng một nhà sản xuất cung cấp và sử dụng cùng một quá trình sản xuất;
- Khi chỉ xem xét một đặc trưng chất lượng x của sản phẩm này, đặc trưng này phải đo được trên thang đo liên tục;
- Khi sản xuất ổn định (trong kiểm soát thống kê) và đặc trưng chất lượng x được phân bố theo phân bố chuẩn hoặc gần với phân bố chuẩn;
- Khi hợp đồng hoặc tiêu chuẩn xác định giới hạn quy định trên U, giới hạn quy định dưới L, hoặc cả hai; cá thể được xác định là phù hợp khi và chỉ khi đặc trưng chất lượng x đo được thỏa mãn một trong các bất đẳng thức thích hợp dưới đây;
1) x ≥ L (nghĩa là không vi phạm giới hạn quy định dưới);
2) x ≤ U (nghĩa là không vi phạm giới hạn quy định trên);
3) x ≥ L và x ≤ U(nghĩa là không vi phạm giới hạn quy định dưới cũng như giới hạn quy định trên);
Bất đẳng thức 1) và 2) được gọi là trường hợp giới hạn quy định một phía, còn 3) là trường hợp giới hạn quy định hai phía.
Nếu áp dụng cả hai giới hạn quy định thì tiêu chuẩn này giả định rằng sự phù hợp với giới hạn quy định hai phía có tầm quan trọng ngang nhau đối với tính toàn vẹn của sản phẩm; trong trường hợp như vậy, thích hợp nhất là áp dụng một AQL cho phần trăm kết hợp sản phẩm nằm ngoài giới hạn quy định hai phía. Việc này được gọi là kiểm soát kết hợp.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8243-1:2018. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7790-1 (ISO 2859-1), Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Phần 1: Chương trình lấy mẫu được xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7790-2 (ISO 2859-2), Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Phần 2: Phương án lấy mẫu xác định theo giới hạn chất lượng (LQ) để kiểm tra lô riêng lẻ
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8244-1 (ISO 3534-1), Thống kê học - Từ vựng và ký hiệu - Phần 1: Thuật ngữ chung về thống kê và thuật ngữ dùng trong xác suất
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8244-2 (ISO 3534-2), Thống kê học - Từ vựng và ký hiệu - Phần 2: Thống kê ứng dụng
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8243-2 (ISO 3951-2), Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng - Phần 2: Quy định chung đối với phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô có các đặc trưng chất lượng độc lập.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8243-1:2018 áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7790-1 (ISO 2859-1), TCVN 8244-1 (ISO 3534-1) và TCVN 8244-2 (ISO 3534-2).
3.1. Kiểm tra định lượng (inspection by variables)
Kiểm tra bằng cách đo độ lớn một đặc trưng của cá thể.
[NGUỒN: TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]
3.2. Kiểm tra lấy mẫu (sampling inspection)
Kiểm tra các cá thể được chọn trong nhóm được xem xét.
[NGUỒN: TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]
3.3. Kiểm tra lấy mẫu chấp nhận (acceptance sampling inspection)
Lấy mẫu chấp nhận (acceptance sampling)
Kiểm tra lấy mẫu (3.2) để xác định có chấp nhận lô hay lượng khác của sản phẩm, vật liệu hoặc dịch vụ hay không.
[NGUỒN: TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]
3.4. Kiểm tra lấy mẫu chấp nhận định lượng (acceptance sampling inspection by variables)
Kiểm tra lấy mẫu chấp nhận (3.3) trong đó khả năng chấp nhận quá trình được xác định thống kê từ các phép đo đặc trưng chất lượng quy định của từng cá thể trong mẫu lấy từ một lô.
3.5. Tỷ lệ không phù hợp của quá trình (process fraction nonconforming)
Tỷ lệ cá thể không phù hợp được tạo ra bởi một quá trình
CHÚ THÍCH 1: Biểu thị bằng một tỷ số.
3.6. Giới hạn chất lượng chấp nhận (acceptance quality limit)
AQL
Tỷ lệ không phù hợp của quá trình (3.5) lớn nhất có thể chấp nhận được khi một loạt các lô liên tiếp được giao nộp để lấy mẫu chấp nhận (3.3).
CHÚ THÍCH: Xem Điều 5.
3.7. Mức chất lượng (quality level)
Chất lượng biểu thị bằng tỷ lệ xuất hiện các đơn vị không phù hợp.
3.8. Chất lượng giới hạn (limiting quality)
LQ
Mức chất lượng (3.7) khi lô được xem xét riêng rẽ cho mục đích kiểm tra lấy mẫu chấp nhận (3.3) được giới hạn đến mức xác suất chấp nhận thấp.
[NGUỒN: TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]
CHÚ THÍCH 1: Xem 14.1.
CHÚ THÍCH 2: Trong tiêu chuẩn này, xác suất chấp nhận được giới hạn đến mức 10 %.
3.9. Sự không phù hợp (nonconformity)
Không đáp ứng yêu cầu.
3.10. Đơn vị không phù hợp (nonconforming unit)
Đơn vị có một hoặc nhiều sự không phù hợp.
[NGUỒN: TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]
3.11. Phương án lấy mẫu chấp nhận theo phương pháp - s (s - method acceptance sampling plan) Phương án lấy mẫu chấp nhận (3.3) định lượng sử dụng độ lệch chuẩn mẫu.
[NGUỒN: TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]
CHÚ THÍCH: Xem Điều 16.
3.12. Phương án lấy mẫu chấp nhận theo phương pháp σ(σ - method acceptance sampling plan) Phương án lấy mẫu chấp nhận (3.3) định lượng sử dụng giá trị độ lệch chuẩn giả định của quá trình.
[NGUỒN: TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]
CHÚ THÍCH: Xem Điều 17.
3.13. Giới hạn quy định (specification limit)
Ranh giới phù hợp quy định cho một đặc trưng.
[NGUỒN: TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]
3.14. Giới hạn quy định dưới (lower specification limit)
L
Giới hạn quy định (3.13) xác định ranh giới phù hợp dưới.
[NGUỒN: TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]
3.15. Giới hạn quy định trên (upper specification limit)
U
Giới hạn quy định (3.13) xác định ranh giới phù hợp trên.
[NGUỒN: TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]
3.16. Kiểm soát kết hợp (combined control)
Yêu cầu khi cả giới hạn trên và giới hạn dưới được quy định cho đặc trưng chất lượng và AQL (3.6) được cho áp dụng cho phần trăm không phù hợp kết hợp vượt ra ngoài hai giới hạn.
CHÚ THÍCH 1: Xem 5.3.
CHÚ THÍCH 2: Việc sử dụng kiểm soát kết hợp có nghĩa là sự không phù hợp vượt ra ngoài một trong hai giới hạn quy định (3.13) có tầm quan trọng như nhau hoặc ít nhất là gần như nhau đối với sự thiếu tính toàn vẹn của sản phẩm.
3.17. Hằng số chấp nhận (acceptability constant)
k
Hằng số phụ thuộc vào giá trị quy định của giới hạn chất lượng chấp nhận (3.6) và cỡ mẫu, sử dụng trong chuẩn mực chấp nhận lô trong phương án lấy mẫu chấp nhận (3.3) định lượng.
[NGUỒN: TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]
CHÚ THÍCH: Xem 16.2 và 17.2.
3.18. Thống kê chất lượng (quality statistic)
Q
Hàm của giới hạn quy định (3.13), trung bình mẫu, và độ lệch chuẩn mẫu hoặc độ lệch chuẩn quá trình, sử dụng trong đánh giá khả năng chấp nhận lô.
[NGUỒN: TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp giới hạn quy định (3.13) một phía, lô có thể được kết luận theo kết quả so sánh Q với hằng số chấp nhận (3.17) k.
CHÚ THÍCH 2: Xem 16.2 và 17.2.
3.19. Thống kê chất lượng dưới (lower quality statistic)
QL
Hàm của giới hạn quy định dưới (3.14), trung bình mẫu, và độ lệch chuẩn mẫu hoặc độ lệch chuẩn quá trình.
CHÚ THÍCH 1: Đối với giới hạn quy định dưới (3.14) một phía, lô có thể được kết luận theo kết quả so sánh QL với hằng số chấp nhận (3.17) k.
[NGUỒN: TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]
CHÚ THÍCH 2: Xem Điều 4, 16.2 và 17.2.
3.20. Thống kê chất lượng trên (upper quality statistic)
QU
Hàm của giới hạn quy định trên (3.15), trung bình mẫu, và độ lệch chuẩn mẫu hoặc độ lệch chuẩn quá trình.
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp một giới hạn quy định trên (3.15), lô có thể được kết luận theo kết quả so sánh QU với hằng số chấp nhận (3.17) k.
[NGUỒN: TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]
CHÚ THÍCH 2: Xem Điều 4, 16.2 và 17.2.
3.21. Độ lệch chuẩn lớn nhất của mẫu (maximum sample Standard deviation)
MSSD
smax
Độ lệch chuẩn lớn nhất của mẫu đối với một chữ mã cỡ mẫu, sự nghiêm khắc kiểm tra, và giới hạn chất lượng chấp nhận (3.6) cho trước, với giá trị này có thể thỏa mãn chuẩn mực chấp nhận đối với kiểm soát kết hợp giới hạn quy định hai phía (3.13) khi chưa biết độ biến động của quá trình.
CHÚ THÍCH: Xem 16.4.
3.22. Độ lệch chuẩn lớn nhất của quá trình (maximum process Standard deviation)
MPSD
σmax
Độ lệch chuẩn lớn nhất của quá trình đối với một chữ mã cỡ mẫu và giới hạn chất lượng chấp nhận (3.6) cho trước, với giá trị này có thể thỏa mãn chuẩn mực chấp nhận đối với giới hạn quy định hai phía với yêu cầu AQL kết hợp (3.6) khi đã biết độ biến động của quá trình trong kiểm tra ngặt.
[NGUỒN: TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]
CHÚ THÍCH: Xem 17.3.
3.23. Quy tắc chuyển đổi (switching rule)
Hướng dẫn trong chương trình lấy mẫu chấp nhận (3.3) để chuyển từ phương án lấy mẫu chấp nhận (3.3) này sang phương án khác có mức độ chặt chẽ cao hơn hoặc thấp hơn dựa trên diễn biến chất lượng trước đó.
[NGUỒN: TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)]
CHÚ THÍCH 1: Kiểm tra thường, ngặt hoặc giảm, hoặc ngừng kiểm tra là các ví dụ của “mức độ chặt chẽ".
CHÚ THÍCH 2: Xem Điều 21.
3.24. Phép đo (measurement)
Tập hợp các thao tác để xác định giá trị của một đại lượng nào đó.
[NGUỒN: TCVN 8244-2 (ISO 3534-2)].