Hiện nay, doanh nghiệp đang áp dụng tiêu chuẩn Quốc gia nào về cọc bê tông ly tâm ứng lực trước? Cụ thể về vấn đề này được quy định ra sao? – Tú Quỳnh (Long An).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 22/09/2023
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7888:2014: Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7888:2014 thay thế cho Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7888:2008.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7888:2014 do Hội Bê tông Việt Nam (VCA) biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Theo đó, có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7888:2014 áp dụng cho cọc bê tông ứng lực trước, được sản xuất theo phương pháp quay ly tâm.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7888:2014. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651-1:2008, Thép cốt bê tông. Phần 1: Thép thanh tròn trơn.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1651-2:2008, Thép cốt bê tông. Phần 2: Thép thanh vằn.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2682:2009, Xi măng poóc lăng - Yêu cầu kĩ thuật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - lấymẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3118:1993, Bê tông nặng - phương pháp xác định cường độ nén.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4506:2012, Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kĩ thuật.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5709:2009, Thép các bon cán nóng dùng cho xây dựng - Yêu cầu kĩ thuật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6067:2004, Xi măng poóc lăng bền sun phát - Yêu cầu kĩ thuật.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6260:2009, Xi măng poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kĩ thuật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6284-1:1997 (ISO 6934-1:1991), Thép cốt bê tông dự ứng lực - Phần 1: Yêu cầu chung.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6284-2:1997, (ISO 6934-2:1991), Thép cốt bê tông dự ứng lực - Phần 2: Dây kéo nguội.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6284-3:1997, (ISO 6934-3:1991), Thép cốt bê tông dự ứng lực - Phần 3: Dây tôi và ram.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7570:2006, Cốt liệu dùng cho bê tông và vữa - Yêu cầu kĩ thuật.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7711:2013, Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát - Yêu cầu kĩ thuật.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8826:2011, Phụ gia hóa học cho bê tông - Yêu cầu kĩ thuật và phương pháp thử.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8827:2011, Phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa - Silicafume và tro trấu nghiền mịn. TCVN 9356:2012, Kết cấu bê tông cốt thép - phương pháp điện từ xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ và đường kính cốt thép trong bê tông.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9490:2012 (ASTM C900-06), Phương pháp xác định cường độ kéo nhổ của bê tông.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10302:2014, Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng.
Tiêu chuẩn Quốc gia JC/T950-2005, Ground silica sand used for pretensioned spun high-strength concrete piles (Cát silic nghiền dùng cho cọc bê tông ly tâm ứng lực trước cường độ cao).
Tiêu chuẩn Quốc gia JIS A1136, Method of test for compressive strength of spun concrete (Phương pháp thử cường độ nén bê tông ly tâm).
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7888:2014 sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước được sản xuất bằng phương pháp quay ly tâm, có cường độ chịu nén của bê tông với mẫu thử hình trụ (150 x 300) mm không nhỏ hơn 60 MPa.
Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước được sản xuất bằng phương pháp quay ly tâm, có cường độ chịu nén của bê tông với mẫu thử hình trụ (150 x 300) mm không nhỏ hơn 80 MPa.
Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước cường độ cao nhưng có đốt trên thân cọc, còn gọi là cọc Nodular, có cường độ chịu nén của bê tông với mẫu thử hình trụ (150 x 300) mm không nhỏ hơn 80 MPa.
Hiện tượng lớp bề mặt bê tông bị bong tróc khi tháo khuôn.
Hiện tượng bề mặt bê tông có các điểm lõm do thiếu vữa trong tạo hình.
Thép tấm dạng hình tròn đường kính bằng đường kính cọc, trên mặt tấm có lỗ ren để bắt bu lông căng kéo và lỗ để giữ đầu thép chủ sau dập nhằm định vị thép chủ trước và sau khi căng lực.
Thép tấm được cuốn tròn và hàn vào mặt bích theo biên chu vi. Chiều dày, bề rộng măng xông phụ thuộc đường kính cọc.
- Xi mép nẹp khuôn là hiện tượng mất vữa xi măng tại vị trí tiếp giáp giữa hai nắp khuôn trong quá trình quay li tâm.
- Xì mép măng xông là hiện tượng thiếu vữa xi măng hoặc bê tông tại vị trí tiếp giáp giữa măng xông và thân cọc.