Công ty tôi sắp tới dự định sẽ kinh doanh thêm mặt hàng cà phê rang. Hiện tai Tiêu chuẩn Quốc gia nào quy định về cà phê rang? Mong được giải đáp! – Minh Thành (Đắk Lắk).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7405:2018 về sữa tươi nguyên liệu
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5250:2015 về Cà phê rang. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5250:2015 có một số nội dung nổi bật như sau:
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5250:2015. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4193:2014, Cà phê nhân.
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5253, Cà phê – Phương pháp xác định hàm lượng tro.
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010), Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10706:2015, Cà phê rang – Xác định độ ẩm bằng tủ sấy chân không.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5250:2015 áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
- Rang (roasting)
Việc xử lý nhiệt để làm thay đổi các đặc tính hóa học và vật lý trong cấu trúc và thành phần của cà phê nhân, làm cho nhân có màu sẫm và tạo ra mùi vị đặc trưng của cà phê rang.
Chú thích: Theo 7.6 của TCVN 4334:2007 (ISO 3509:2005)[1].
- Cà phê rang (roasted coffee)
Sản phẩm thu được sau khi rang cà phê nhân.
Chú thích: Theo 2.12 của TCVN 4334:2007 (ISO 3509:2005)[1].
- Hạt tốt (good bean)
Hạt được rang chín đều.
- Hạt lỗi (defective bean)
Hạt sau khi rang có màu sắc khác hẳn màu của khối hạt hoặc có màu đậm đến quá đậm hoặc cháy đen.
- Mảnh vỡ (fragment/broken piece)
Mảnh nhân bị vỡ có thể tích nhỏ hơn một nửa nhân nguyên.
Chú thích: Theo 5.4.5 của TCVN 4334:2007 (ISO 3509:2005)[1].
- Tạp chất (foreign matter)
Các vật có nguồn gốc từ khoáng vật, động vật hoặc thực vật không có nguồn gốc từ quả cà phê.
Chú thích: Theo 5.2.1 của TCVN 4334:2007 (ISO 3509:2005)[1].
- Yêu cầu đối với nguyên liệu: Nguyên liệu dùng để chế biến cà phê rang: phù hợp với TCVN 4193:2014.
- Yêu cầu đối với sản phẩm:
+ Yêu cầu cảm quan: Các yêu cầu cảm quan của cà phê rang được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Yêu cầu cảm quan
Tên chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1. Màu sắc |
Màu nâu đặc trưng của sản phẩm, hạt rang chín đều, không cháy |
2. Mùi |
Thơm đặc trưng của sản phẩm, không có mùi lạ |
3. Vị |
Vị đặc trưng của sản phẩm |
+ Yêu cầu lý - hóa: Yêu cầu lý - hóa của cà phê rang được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 – Yêu cầu lý – hóa
Tên chỉ tiêu |
Mức |
1. Hạt tốt, tính theo % khối lượng, không nhỏ hơn |
92 |
2. Hạt lỗi, tính theo % khối lượng, không lớn hơn |
5,0 |
3. Mảnh vỡ, tính theo % khối lượng, không lớn hơn |
3,0 |
4. Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn |
5,0 |
5. Hàm lượng tro tổng số, tính theo % khối lượng, không lớn hơn |
5,0 |
6. Hàm lượng tạp chất, tính theo % khối lượng, không lớn hơn |
0,3 |
- Xác định hạt tốt, hạt lỗi, mảnh vỡ và tạp chất, xem Phụ lục A.
- Xác định độ ẩm, theo TCVN 10706:2015.
- Xác định hàm lượng tro tổng số, theo TCVN 5253.
- Bao gói: Cà phê rang được đóng gói trong các bao bì khô, sạch, chống hút ẩm, chuyên dùng cho thực phẩm.
- Ghi nhãn: Ghi nhãn sản phẩm theo TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010).
- Bảo quản và vận chuyển: Bảo quản cà phê rang nơi khô, sạch, không bảo quản chung với các sản phẩm có mùi. Phương tiện vận chuyển phải khô, sạch, không có mùi lạ.