Tôi đang tìm hiểu các tiêu chuẩn về xây dựng. Hiện nay, Tiêu chuẩn Quốc gia nào liên quan đến Sơn và vecni, phép thử cắt ô? – Long Vũ (Đắk Lắk).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1651-2:2018: Thép cốt bê tông-Phần 2: Thép thanh vằn
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11524:2016: Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2097:2015: Sơn và vecni - Phép thử cắt ô. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2097:2015 có một số nội dung đáng chú ý sau:
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử để đánh giá độ bền của lớp sơn phủ đối với việc tách khỏi nền khi cắt lớp phủ theo mạng lưới góc vuông, xuyên đến nền. Tính chất được xác định theo quy trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có độ bám dính giữa lớp phủ này với lớp phủ khác. Tuy nhiên quy trình này không được coi là phương pháp đo độ bám dính.
Khi cần xác định độ bám dính, sử dụng phương pháp quy định trong ISO 4624[1].
Chú thích 1: Mặc dù phép thử chủ yếu được dùng trong phòng thử nghiệm, nhưng cũng phù hợp đối với thử nghiệm hiện trường.
Phương pháp được mô tả có thể sử dụng như một phép thử đạt/không đạt hoặc trong trường hợp thích hợp như một phép thử phân loại sáu bước. Khi thử nghiệm hệ sơn phủ đa lớp, có thể phân tách để đánh giá độ bền từ nhiều lớp riêng biệt của lớp sơn phủ.
Phép thử có thể được thực hiện trên các sản phẩm hoàn thiện và/hoặc trên các mẫu thử đã được chuẩn bị đặc biệt.
Mặc dù phương pháp có thể áp dụng để sơn trên các nền cứng (ví dụ: kim loại) và mềm (ví dụ: gỗ và thạch cao), các loại nền khác nhau này cần quy trình thử khác nhau (xem Điều 6).
Phương pháp này không phù hợp cho các lớp phủ có tổng độ dày lớn hơn 250 μm hoặc cho các lớp phủ kết cấu (textured).
Chú thích 2: Khi thử nghiệm trên các lớp phủ được thiết kế có bề mặt trang trí gồ ghề, phương pháp này sẽ nhận được các kết quả có sự sai lệch rất cao (xem thêm ISO 16272-2[2]).
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2090 (ISO 15528), Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni - Lấy mẫu.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5669 (ISO 1513), Sơn và vecni - Kiểm tra và chuẩn bị mẫu thử.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5670 (ISO 1514), Sơn và vecni - Tấm chuẩn để thử.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9760 (ISO 2808), Sơn và vecni - Xác định độ dày màng.
ISO 13076, Paints and varnishes - Lighting and procedure for visual assessments of coatings (Sơn và vecni - Chiếu sáng và quy trình đánh giá lớp phủ bằng mắt).
3.1. Quy định chung
Sử dụng thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thử nghiệm, cùng với các thiết bị, dụng cụ quy định trong 3.2 đến 3.4.
3.2. Dao cắt
(i) Yêu cầu chung:
Đặc biệt quan trọng cần đảm bảo rằng các dao cắt có khả năng tạo thành dạng chữ V quy định qua toàn bộ chiều dày lớp phủ và các cạnh cắt ở tình trạng tốt. Dao cắt thích hợp được mô tả trong 3.2.2, 3.2.3 và được nêu trong Hình 1 và Hình 2.
Dao cắt lưỡi đơn (3.2.2) là dụng cụ thích hợp trong mọi trường hợp, nghĩa là với tất cả các loại lớp phủ trên cả nền cứng và mềm. Dao cắt nhiều lưỡi (3.2.3) không phù hợp cho các lớp phủ dày (> 120 μm) hoặc cứng hoặc khi lớp phủ được sơn lên các nền mềm.
Các dụng cụ mô tả trong 3.2.2 và 3.2.3 phù hợp cho sử dụng phương pháp thủ công, là phương pháp được sử dụng thông dụng hơn, nhưng các dụng cụ cũng có thể được gắn trên một thiết bị truyền động bằng môtơ, thiết bị này tạo ra vết cắt đồng đều hơn. Việc thử nghiệm theo quy trình có thiết bị truyền động bằng môtơ phải được sự thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Chú thích: Các dụng cụ (thủ công hoặc truyền động bằng môtơ) và loại dụng cụ cắt được sử dụng có ảnh hưởng đến các kết quả thử.
Các kết quả nhận được với các loại dụng cụ cắt khác nhau không thể so sánh trực tiếp với nhau.
(ii) Dao cắt một lưỡi:
- Dao cắt một lưỡi cầm tay có cạnh cắt như nêu trong Hình 1a).
- Dao cắt một lưỡi được sử dụng trong thiết bị truyền động bằng môtơ như nêu trong Hình 3.
- Dao cắt có lưỡi cứng với cạnh cắt dạng chữ V như nêu trong Hình 1 b), ví dụ dao cắt 301®1) như được minh họa trong Phụ lục A của ISO 17872:2007.[3]
Độ dày của lưỡi dao có thể được bỏ qua miễn là lưỡi dao cứng và vết cắt tạo thành dạng chữ V qua toàn bộ chiều dày của lớp phủ.
Chú thích: Lưỡi dao cắt được thiết kế để bẻ gãy theo một cách nhất định vì vậy bất cứ lúc nào lưỡi dao cũng phải luôn sắc.
(iii) Dao cắt nhiều lưỡi:
- Dao cắt nhiều lưỡi cầm tay có cạnh cắt như nêu trong Hình 2.
- Dao cắt nhiều lưỡi được sử dụng trong thiết bị truyền động bằng môtơ như nêu trong Hình 3.
Dao cắt nhiều lưỡi phải có sáu cạnh cắt cách nhau 1 mm, 2 mm hoặc 3 mm. Ngoài ra, cần có hai cạnh dẫn hướng (xem Hình 2) để tiến hành thao tác dễ dàng hơn. Các cạnh dẫn hướng và cạnh cắt phải nằm trên cùng một đường kính (xem Hình 2).
3.3. Cạnh dẫn hướng và cạnh khoảng cách
Để khoảng cách các vết cắt được chính xác, khi sử dụng dao cắt lưỡi đơn cần một bộ cạnh dẫn hướng và cạnh khoảng cách.
Thước gấp phù hợp để sử dụng với dao cắt lưỡi đơn cầm tay (3.2.2.1) được nêu trong Hình 4a).
Bộ cạnh dẫn hướng phù hợp để sử dụng với dụng cụ có lưỡi cứng với cạnh cắt dạng chữ V (xem 3.2.2.3) được nêu trong Hình 4b).
3.4. Kính lúp
Sử dụng kính cầm tay với độ phóng đại gấp 2 lần hoặc 3 lần.