Tôi đang tìm hiểu Tiêu chuẩn về xây dựng. Hiện nay, Tiêu chuẩn Quốc gia nào liên quan đến thép cốt bê tông, thép thanh vằn? – Đức Vĩnh (Phú Yên).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11524:2016: Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11041-1:2017: Nông nghiệp hữu cơ-Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1651-2:2018: Thép cốt bê tông - Phần 2: Thép thanh vằn. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1651-2:2018 có một số nội dung đáng chú ý sau:
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho thép thanh vằn dùng làm cốt trong các kết cấu bê tông.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các mác thép thanh vằn: CB300-V, CB400-V, CB500-V, CB600-V, được cung cấp ở dạng thẳng, dạng cuộn và các sản phẩm được nắn thẳng. Công nghệ chế tạo do nhà sản xuất lựa chọn.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thép thanh vằn được chế tạo từ thành phẩm như thép tấm hoặc ray đường sắt.
Chú thích 1: Chữ "CB" đầu tiên là viết tắt của từ cốt bê tông. Ba chữ số tiếp theo thể hiện giá trị quy định của giới hạn chảy trên, tính bằng Megapascal. Ký hiệu cuối cùng "V" là viết tắt của thép thanh vằn.
Chú thích 2: Mác thép CB600-V không được sử dụng để hàn.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1811 (ISO 14284), Thép và gang - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử để xác định thành phần hoá học.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4399 (ISO 404), Thép và sản phẩm thép - Yêu cầu kỹ thuật chung khi cung cấp.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7937-1 (ISO 15630-1), Thép cốt bê tông và bê tông dự ứng lực - Phương pháp thử - Phần 1: Thanh, dây và sợi làm cốt).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7938 (ISO 10144), Quy trình chứng nhận đối với thanh và dây thép làm cốt bê tông.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8998 (ASTM E 415), Thép cacbon và thép hợp kim thấp - Phương pháp phân tích bằng quang phổ phát xạ chân không.
ISO/TS 4949, Steel names based on letter symbols (Tên thép dựa trên các ký hiệu bằng chữ).
ISO/TR 9769, Steel and iron - Review of available methods of analysis (Thép và gang - Tổng quan về phương pháp phân tích hiện có).
3.1. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1.1. Phân tích mẻ nấu (Cast analysis)
Phân tích thành phần hoá học của mẫu đại diện cho mẻ nấu do người sản xuất thực hiện theo quy trình riêng của họ.
[ISO 16020: 2005, 2.4.3, sửa đổi].
3.1.2. Kế hoạch đánh giá sự phù hợp (Comformity assessment scheme)
Hệ thống đánh giá sự phù hợp liên quan đến các đối tượng đánh giá sự phù hợp cụ thể, có cùng yêu cầu cụ thể, nguyên tắc và thủ tục cụ thể.
Chú thích 1: Kế hoạch đánh giá sự phù hợp có thể được thực hiện ở cấp quốc tế, quốc gia hoặc địa phương.
Chú thích 2: Chứng nhận, ví dụ chứng nhận của bên thứ ba liên quan đến sản phẩm, quy trình, hệ thống hoặc người có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng đánh giá sự phù hợp, trừ các tổ chức đánh giá.
3.1.3. Giá trị đặc trưng (Characteristic value)
Giá trị xác suất quy định với giả thiết số lần thử là vô hạn.
Chú thích 1: Tương đương với “vùng phân bố” được định nghĩa trong ISO 3534-1.
Chú thích 2: Giá trị danh nghĩa được sử dụng như giá trị đặc trưng trong một số trường hợp.
[ISO 16020:2005, 2.4.10, sửa đổi - thêm chú thích 2].
3.1.4. Lõi (Core)
Phần mặt cắt ngang của thanh không chứa các gân dọc cũng như các gân ngang.
[ISO 16020:2005, 2.2.5, sửa đổi).
3.1.5. Gân dọc (Longitudinal rib)
Gân liên tục đều đặn song song với trục của thanh.
[ISO 16020: 2005, 2.2.7.1, sửa đổi].
3.1.6. Diện tích mặt cắt ngang danh nghĩa (Nominal cross-sectional area), S0
Diện tích mặt cắt ngang tương đương với diện tích của một thanh tròn trơn có cùng đường kính danh nghĩa.
[ISO 16020: 2005, 2.2.15, sửa đổi].
3.1.7. Phân tích sản phẩm (Product analysis)
Phân tích thành phần hoá học được tiến hành trên sản phẩm.
[ISO 16020:2005, 2.4.4].
3.1.8. Diện tích gân tương đối (Relative rib area), fR
Diện tích của tất cả các gân ngang trong một chiều dài đã xác định trên bề mặt vuông góc với trục dọc của thanh thép, chia cho chiều dài này và chu vi danh nghĩa.
[ISO 16020:2005, 2.2.11, sửa đổi].
3.1.9. Chiều cao gân (Rib height), a
Khoảng cách từ điểm cao nhất của gân đến bề mặt của lõi được đo theo phương vuông góc với trục của thanh thép.
Chú thích: Xem Hình 2.
[ISO 16020:2005, 2.2.12, sửa đổi].
3.1.10. Bước gân (Rib spacing), c
Khoảng cách giữa tâm của hai gân ngang kề nhau được đo song song với trục của thanh.
Chú thích: Xem Hình 1.
[ISO 16020: 2005, 2.2.10, sửa đổi].
3.1.11. Chu vi không có gân (Ribless perimeter), Σfi
Tổng các khoảng cách dọc theo bề mặt lõi giữa các điểm cuối của gân ngang các hàng kề nhau được đo như là hình chiếu lên mặt phẳng vuông góc với trục của thanh.
[ISO 16020:2005, 2.2.13, sửa đổi].
3.1.12. Gân ngang (Transverse rib)
Phần lồi lên của thanh vuông góc hoặc xiên góc so với trục dọc của thanh.
[ISO 16020:2005, 2.2.7.2, sửa đổi].
3.1.13. Độ nghiêng cạnh của gân ngang (Transverse-rib flank inclination), α
Góc giữa mặt bên của một gân ngang và bề mặt lõi của thanh được đo trên mặt cắt vuông góc với trục dọc của gân ngang.
Chú thích: Xem Hình 2.
[ISO 16020: 2005, 2.2.9, sửa đổi].
3.1.14. Góc nghiêng của gân ngang (Transverse-rib inclination), β
Góc giữa gân ngang và trục dọc của thanh.
CHÚ THÍCH: Xem Hình 1, 3 và 4.
[ISO 16020: 2005, 2.2.8, sửa đổi].