Tôi đang tìm hiểu các tiêu chuẩn về xây dựng. Hiện nay, Tiêu chuẩn Quốc gia nào liên quan tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép? – Thanh Bình (Bình Phước).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11041-1:2017: Nông nghiệp hữu cơ-Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11524:2016: Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11524:2016 có một số nội dung đáng chú ý sau:
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3113:1993, Bê tông nặng - Phương pháp xác định độ hút nước.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3118:1993, Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4055:2012, Tổ chức thi công.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4087:2012, Sử dụng máy xây dựng - Yêu cầu chung.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4314: 2003, Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4506:2012, Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kĩ thuật.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6477:2016, Gạch bê tông.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kĩ thuật.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7575-2:2007, Tấm 3D dùng trong xây dựng - Phần 2: Phương pháp thử.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8826:2011, Phụ gia hóa học cho bê tông.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8827:2011, Phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa - Silicafume và tro trấu nghiền mịn.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9035:2011, Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng xi măng trong xây dựng.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9115:2012, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Thi công và nghiệm thu.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9205:2012, Cát nghiền cho bê tông và vữa.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9311-8:2012, Thí nghiệm chịu lửa - Các bộ phận công trình xây dựng - Phần 8: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng không chịu tải.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10302:2014, Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
(i) Theo mục đích sử dụng:
- Tấm tường rỗng thông thường;
- Tấm tường rỗng cách âm.
(ii) Theo cấp độ bền va đập:
Áp dụng cho các tấm tường rỗng có độ dài từ 2500 mm trở lên:
- Cấp C1: tấm tường rỗng có cấp độ bền va đập cao;
- Cấp C2: tấm tường rỗng có cấp độ bền va đập trung bình;
- Cấp C3: tấm tường rỗng có cấp độ bền va đập thấp.
(i) Ký hiệu các kích thước cơ bản: Các loại kích thước cơ bản của tấm tường rỗng được thể hiện ở Hình 1.
(ii) Ký hiệu sản phẩm:
Ký hiệu qui ước cho tấm tường rỗng được ghi theo thứ tự:
- Tên sản phẩm: Tt là tấm tường rỗng thông thường, Tc là tấm tường rỗng cách âm;
- C1, C2 và C3 là cấp độ bền va đập cao, trung bình và thấp;
- Kích thước sản phẩm: chiều dàixchiều rộngxchiều dày;
- Số hiệu tiêu chuẩn áp dụng.
Ví dụ 1: Tấm tường rỗng thông thường, cấp độ bền va đập thấp, dài 3300 mm, rộng 600 mm, dày 75 mm phù hợp với TCVN 11524:2016 được ký hiệu Tt.C3-3300x600x75-TCVN 11524:2016.
Ví dụ 2: Tấm tường rỗng cách âm, cấp độ bền va đập cao, dài 2800 mm, rộng 600 mm, dày 100 mm phù hợp với TCVN 11524:2016 được ký hiệu Tc.C1-2800x600x100-TCVN 11524:2016.
(i) Các tấm tường rỗng trước khi vận chuyển đến công trường phải có chứng chỉ nghiệm thu xuất xưởng của nhà sản xuất kèm theo.
(ii) Hồ sơ nghiệm thu gồm:
- Phiếu kết quả thử nghiệm bê tông chế tạo tấm tường rỗng.
- Phiếu kết quả thử nghiệm sản phẩm bao gồm các chỉ tiêu: kích thước, ngoại quan và khuyết tật, độ hút nước, cấp độ bền va đập, độ bền treo vật nặng, độ cách âm không khí (khi có yêu cầu) và giới hạn chịu lửa (khi có yêu cầu).
Chương trình nội dung thử nghiệm cung cấp các số liệu cho hồ sơ nghiệm thu chất lượng sản phẩm tham khảo tại Phụ lục A.
(i) Hướng dẫn chung:
- Kiểm tra nghiệm thu công tác lắp dựng tấm tường rỗng phải theo đúng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này và các yêu cầu khác có liên quan trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9115:2012.
- Các thiết bị thi công trước khi đưa vào sử dụng trên công trường phải kiểm tra theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4087:2012 về điều kiện kĩ thuật và tính năng sử dụng.
- Tất cả các loại vật liệu và tấm tường rỗng trước khi sử dụng vào công trình đều phải được kiểm tra về chất lượng và sự phù hợp đối với công trình.
- Tùy theo tính chất của từng loại công việc mà quy định các giai đoạn kiểm tra và nghiệm thu sao cho phù hợp với tiến độ thi công.
- Hồ sơ nghiệm thu kết cấu tường đã lắp dựng bao gồm:
+ Chứng chỉ xuất xưởng của các tấm tường rỗng;
+ Các văn bản xác định chất lượng các vật liệu liên quan;
+ Bản vẽ hoàn công công tác lắp dựng các tấm tường rỗng;
+ Biên bản hoặc bản vẽ các thay đổi so với thiết kế;
+ Sổ “Nhật ký thi công lắp dựng” ghi mọi diễn biến trong quá trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc lắp dựng và những thỏa thuận biện pháp xử lý kỹ thuật giữa nhà thầu và tư vấn giám sát hoặc đại diện thiết kế (tham khảo biểu mẫu ở Phụ lục B, Phụ lục C và Phụ lục D);
+ Biên bản nghiệm thu từng giai đoạn theo quy định;
+ Biên bản nghiệm thu công tác khuất lấp (nếu công tác này được thực hiện đồng thời);
+ Bản kê các chứng chỉ chứng nhận trình độ chuyên môn của cán bộ kĩ thuật và công nhân tham gia lắp dựng.
(ii) Kiểm tra nghiệm thu tấm tường rỗng và các vật liệu liên quan:
- Việc kiểm tra nghiệm thu tấm tường rỗng tại hiện trường phải dựa vào chứng chỉ xuất xưởng, dấu KCS trên kiện tấm, kết hợp quan sát và xem xét từng kiện sản phẩm. Các tấm rạn nứt, vỡ gãy do quá trình vận chuyển, xếp bãi phải loại riêng ra để nghiên cứu tận dụng nếu có thể.
- Việc kiểm tra nghiệm thu vật liệu liên quan phải dựa vào chứng chỉ chất lượng kèm theo. Trong trường hợp cần thiết có thể lấy mẫu kiểm tra theo tiêu chuẩn công bố của nhà cung cấp.