Tôi đang tìm hiểu Tiêu chuẩn về áp dụng nông nghiệp. Hiện nay, Tiêu chuẩn Quốc gia nào đang được áp dụng về nông nghiệp hữu cơ và yêu cầu đối với sản xuất? – Hữu Đức (Đồng Tháp).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 11/10/2023
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11041-1:2017: Nông nghiệp hữu cơ - Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11041-1:2017 có một số nội dung đáng chú ý sau:
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ- Phần 2: Trồng trọt hữu cơ.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
2.1. Nông nghiệp hữu cơ (organic agriculture)
Hệ thống sản xuất nhằm duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người, dựa vào các quá trình tự nhiên của hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học và các chu trình thích hợp với điều kiện địa phương, giảm thiểu sử dụng vật tư, nguyên liệu đầu vào có tác động bất lợi.
Chú thích: Trong sản xuất hữu cơ có sự kết hợp canh tác truyền thống với các kỹ thuật ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ có lợi cho môi trường, thúc đẩy các mối quan hệ công bằng và tăng cường chất lượng cuộc sống của con người và các bên có liên quan.
2.2. Sản phẩm hữu cơ (organic products)
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (products from organic agriculture)
Sản phẩm được sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói phù hợp với các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.
2.3. Vật tư, nguyên liệu đầu vào (input)
Vật tư, nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói sản phẩm hữu cơ.
Ví dụ: Phân bón, chất bổ sung dinh dưỡng đất, sản phẩm cải thiện môi trường nước, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến...
2.4. Chất tổng hợp (synthetic substance)
Chất được tạo thành từ quá trình tổng hợp hóa học hoặc từ quá trình thay đổi về mặt hóa học đối với các chất có nguồn gốc từ cây trồng, vật nuôi hoặc nguồn khoáng chất tự nhiên.
Chú thích: Các chất được tạo ra bởi các quá trình sinh học tự nhiên không phải là chất tổng hợp.
2.5. Cơ sở (operator)
Cơ sở sản xuất
Tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói sản phẩm hữu cơ hoặc phân phối các sản phẩm đó trên thị trường.
Chú thích: Cơ sở có thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình.
2.6. Sản xuất (production)
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ (organic agriculture production)
Việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động gồm trồng trọt, thu hái tự nhiên, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sơ chế, chế biến, bao gói để tạo ra sản phẩm hữu cơ.
2.7. Sơ chế (primary processing/preliminary processing)
Sơ chế thực phẩm (food primary processing)
Việc xử lý sản phẩm trồng trọt, thu hái, chăn nuôi, đánh bắt, khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm.
2.8. Chế biến (processing/secondary processing)
Quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.
2.9. Sản xuất riêng rẽ (split production)
Việc sản xuất tại cơ sở trong đó chỉ một phần cơ sở thực hiện sản xuất hữu cơ, phần còn lại có thể là sản xuất không hữu cơ (sản xuất thông thường) hoặc đang trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ.
Chú thích: Các sản phẩm đề cập trong sản xuất riêng rẽ có thể cùng loại hoặc khác loại.
2.10. Sản xuất song song (parallel production)
Việc sản xuất cùng một loại sản phẩm tại cùng một cơ sở mà không phân biệt được bằng trực quan giữa sản phẩm hữu cơ và sản phẩm không hữu cơ.
Chú thích 1: Trường hợp sản xuất cùng một loại sản phẩm bao gồm sản phẩm hữu cơ và sản phẩm đang chuyển đổi sang hữu cơ cũng được coi là sản xuất song song.
Chú thích 2: Sản xuất song song là trường hợp đặc biệt của sản xuất riêng rẽ (3.10).
2.11. Chuyển đổi (conversion)
Việc chuyển từ sản xuất không hữu cơ sang sản xuất hữu cơ.
2.12. Giai đoạn chuyển đổi (conversion period)
Thời gian chuyển đổi (conversion time)
Thời gian từ lúc bắt đầu áp dụng sản xuất hữu cơ đến khi sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ.
2.13. Ghi nhãn (labelling)
Việc sử dụng các hình thức thể hiện như in, viết, vẽ hoặc đồ họa để trình bày trên nhãn đi kèm hoặc gắn liền sản phẩm để cung cấp thông tin về sản phẩm đó.
2.14. Chứng nhận (certification)
Việc đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc với quy chuẩn kỹ thuật.
2.15. Vùng đệm (buffer zone)
Vùng bao quanh và tiếp giáp khu vực sản xuất hữu cơ, nhằm hạn chế ô nhiễm chất cấm từ bên ngoài vào khu vực sản xuất hữu cơ.
2.16. Đa dạng sinh học (biodiversity)
Sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
3.1. Nguyên tắc sức khỏe
Nông nghiệp hữu cơ cần duy trì và nâng cao sức khỏe của đất, thực vật, động vật, con người và trái đất như một thực thể thống nhất, trọn vẹn và không tách rời.
3.2. Nguyên tắc sinh thái
Nông nghiệp hữu cơ cần dựa trên các hệ sinh thái sống và các chu trình tự nhiên, vận hành phù hợp với chúng, tuân thủ các quy tắc của chúng và giúp bảo vệ tính toàn vẹn và hài hòa của chúng.
3.3. Nguyên tắc công bằng
Nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng trên các mối quan hệ đảm bảo tính công bằng đối với môi trường chung và đảm bảo cơ hội sống cho mọi sinh vật.
3.4. Nguyên tắc cẩn trọng
Nông nghiệp hữu cơ cần được quản lý một cách thận trọng và có trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của các thế hệ hiện tại, tương lai và của môi trường.