Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13976:2024 về Sơn nhôm được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo JIS K 5492:2014 Aluminum Paint.
>> Phạm vi hoạt động của đại lý bảo hiểm từ ngày 01/7/2024
TCVN 13976:2024 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Theo có một số nội dung đáng chú ý trong phương pháp thử đối với sơn nhôm như sau:
- Tấm thử và chuẩn bị tấm thử phải tuân theo TCVN 5670 (ISO 1514).
- Trường hợp không có quy định khác, sử dụng tấm thép có kích thước (150 × 70 × 0,8) mm được gia công mài bóng. Tấm thép phù hợp theo TCVN 7858 (ISO 3574), giấy nhám chịu nước sử dụng P280 trong ISO 3366.
Trường hợp không có quy định khác, gia công màng sơn bằng chổi quét theo TCVN 2094, lượng sơn dùng để sơn một lớp khoảng (0,3 ± 0,05) g /100 cm2. Nếu cần, có thể sử dụng dung môi pha loãng quy định cho sản phẩm nhưng không quá 10 % (tỷ lệ khối lượng).
- Ngoại trừ các quy định đặc biệt khác, tấm mẫu thử sẽ được để khô tự nhiên.
Chú thích: Sau khi sơn tấm thử xong, đặt tầm mẫu thử nằm ngang, hướng mặt sơn lên phía trên. Đối với các tấm mẫu thử dùng để ngâm trong dung dịch, đặt tấm đứng và hướng cạnh dùng để ngâm lên trên.
- Sơn bọc xung quanh tấm thử nghiệm: Ngoại trừ tấm kính, trường hợp không có quy định khác sẽ sơn lẻn cả hai mặt của tấm thử, sau khi làm khô bề mặt sơn, sử dụng sơn thử nghiệm để sơn bọc xung quanh tấm mẫu thử.
Chú thích: Ngoài tấm mẫu thử để ngâm trong nước, trường hợp tấm mẫu thử để thử độ bền theo thời gian thì các cạnh của tấm mẫu thử cũng sơn như vậy.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Mở nắp thùng chứa, loại bỏ lớp váng bề mặt nếu đã hình thành và sau đó kiểm tra bằng cách dùng que khuấy, thìa, ... khuấy đều lên. Khi khuấy nếu thấy sơn đồng nhất, không có cục vón cứng thì kết luận “khi khuấy sơn đồng nhất, không vón cục”.
Trong trường hợp sơn nhiều thành phần, kiểm tra trạng thái sơn trong thùng chứa của từng thành phần.
Xác định theo TCVN 10237-1 (ISO 2811-1).
- Xác định theo TCVN 10519 (ISO 3251) và các điều kiện thử nghiệm sau:
- Nhiệt độ thử nghiệm (105 ± 2) °C.
- Thời gian gia nhiệt là 1 h.
- Tấm thử là tấm kính có kích thước (200 × 100 x 3) mm.
- Sơn một lớp lên bề mặt của tấm thử bằng chổi quét theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo hướng dẫn ở Mục 2 nêu trên nếu không có trờ ngại gì thì kết luận là “dễ dàng sơn”.
- Tấm mẫu thử được sử dụng làm mẫu thí nghiệm cho Mục 9 bài viết này.
Chú thích: Tấm kính quy định theo TCVN 7218 đã được gia công và làm sạch bằng dung môi.
- Xác định theo TCVN 2906-3 (ISO 9117-3).
- Tấm thử là tấm kính có kích thước (300 × 100 × 2) mm đã gia công và làm sạch bằng dung môi.
- Gia công màng sơn bằng thước gạt màng sơn có khe hở là 100 μm.
Đánh giá ngoại quan màng sơn đối với tấm mẫu thử ở Mục 7 sau khi sơn 48 h, quan sát bằng mắt thường nếu không thấy bề mặt màng sơn bị nhăn, phồng rộp, rạn nứt, bong tróc, không có lỗ châm kim, không có sự thay đổi nhiều về màu sắc và độ bóng so với tấm mẫu thử đối chứng thì kết luận “không có biểu hiện khác thường trên bề mặt màng sơn”.
- Xác định theo TCVN 2101 (ISO 2813).
- Tuy nhiên, tấm thử là tấm kính có kích thước (200 × 150 × 5) mm đã được gia công làm và sạch bằng dung môi. Gia công tấm mẫu thử bằng thước gạt có khe hở là 100 μm. Sau khi sơn xong, đặt tấm thử theo phương ngang, hướng bề mặt sơn lên phía trên và làm khô trong thời gian 48 h, sau đó đo độ bóng với góc đo là 60°.
Chú thích: Ví dụ về thước gạt màng sơn được đưa ra trong Phụ lục A của TCVN 13527.