Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào quy định về Cần trục - Dây cáp - Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ? Tài liệu viễn dẫn quy định thế nào? – Tuấn Anh (Tiền Giang).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 08/01/2024
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10837:2015 về Cần trục - Dây cáp - Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10837:2015 có một số nội dung nổi bật như sau:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10837:2015 này quy định các nguyên tắc chung về bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ dây cáp thép sử dụng trong cần trục và palăng.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10837:2015 áp dụng cho dây cáp sử dụng trong các loại cần trục sau đây (phần lớn được định nghĩa trong TCVN 8242-1 (ISO 4306-1):
- Cần trục cáp và cần trục cáp dạng cổng;
- Cần trục công xôn (trên cột, trên tường hoặc cần trục trên nền đất);
- Cần trục tàu thủy;
- Cần trục cột buồm và cần trục cột buồm kiểu cáp chằng;
- Cần trục cột buồm kiểu chân cứng;
- Cần trục nổi;
- Cần trục tự hành;
- Cầu trục;
- Cầu trục chân đế và bán chân đế;
- Cần trục chân đế và bán chân đế;
- Cần trục đường sắt;
- Cần trục tháp;
- Cần trục ngoài khơi (cần trục lắp trên các kết cấu cố định đỡ bởi đáy biển hoặc lắp trên các khối nổi đỡ bởi các phao).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10837:2015 áp dụng cho cáp trên các cần trục sử dụng móc treo, gầu ngoạm, nam châm, gầu múc, gầu đào, lưỡi gạt, dĩa nâng, được vận hành bằng tay, bằng điện hay thủy lực.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10837:2015 cũng áp dụng cho cáp dùng cho các palăng hoặc khối palăng.
Thực tế cho thấy việc sử dụng dây xoắn từ sợi vật liệu tổng hợp hoặc dây thép kết hợp với lớp bọc bằng vật liệu tổng hợp là không được khuyến khích khi cuốn một lớp lên tang bởi vì không thể tránh được việc đứt nhiều sợi phía trong trước khi có các dấu hiệu thấy được của việc đứt sợi hoặc mòn đáng kể trên mặt ngoài cáp, các tiêu chí loại bỏ không quy định cho sự kết hợp này.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 17893, Steel wire ropes - Vocabulary, designation and classification (Dây cáp thép - Từ vựng, ký hiệu và phân loại).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10837:2015 sử dụng thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 17893 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
- Đường kính danh nghĩa (nominal diameter)
d: Đường kính theo đó để ký hiệu cáp.
- Đường kính đo (measured diameter): đường kính thực tế (actual diameter).
dm: Giá trị trung bình của số đo hai đường kính vuông góc với nhau của vòng tròn ngoại tiếp tiết diện cáp.
- Đường kính tham chiếu (reference diameter)
dref: Đường kính thực tế của phần cáp không chịu uốn, được đo ngay sau khi cáp bị đứt.
Chú thích: Đường kính này được sử dụng làm cơ sở cho sự giảm đều đường kính.
- Vùng cáp chéo (cross-over zone): Phần cáp trùng với vùng chéo nhau của các vòng cuốn khi cáp rải trên tang hoặc chuyển từ lớp này sang lớp khác tại gờ tang.
- Vòng cuốn (wrap): Một vòng của cáp quanh tang.
- Tang cáp (reel): Trục cuộn có gờ trên đó cáp được cuốn vào để vận chuyển hoặc bảo quản.
- Kiểm tra định kỳ dây cáp (wire rope periodic inspection): Kiểm tra chuyên sâu bằng nhìn và đo cáp; đánh giá trạng thái bên trong cáp nếu có thể thực hiện.
Chú thích: Điều này đôi khi còn được gọi là “kiểm tra toàn diện”.
- Người có thẩm quyền (competent person): Người có kiến thức và kinh nghiệm về dây cáp sử dụng trên cần trục và palăng để đánh giá trạng thái của cáp, thực hiện đưa ra quyết định liệu cáp còn có thể sử dụng và quy định khoảng thời gian lớn nhất giữa các lần kiểm tra.
- Đứt sợi vùng lõm (valley wire break): Đứt sợi xuất hiện tại điểm tiếp xúc giữa các tao cáp hoặc vùng lõm giữa hai tao cáp phía ngoài.
Chú thích: Đứt sợi phía ngoài cũng xuất hiện trong cáp tại vị trí bất kỳ giữa các vùng khe, gồm cả đứt sợi lõi tao, cũng có thể xem xét như đứt sợi vùng lõm.
- Mức độ nghiêm trọng (severity rating): Tổng hư hỏng được tính bằng phần trăm so với loại bỏ.
Chú thích: Việc đánh giá có thể liên quan đến một hình thức hư hỏng cụ thể, ví dụ đứt sợi hoặc giảm đường kính, hoặc sự kết hợp nhiều hình thức hư hỏng, ví dụ đứt sợi và giảm đường kính.