Quy định về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông theo Nghị định 163/2024/NĐ-CP. Nghĩa vụ chia sẻ hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo luật hiện hành.
>> Đón, trả khách trên đường cao tốc bị phạt từ 10 - 12 triệu năm 2025
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 163/2024/NĐ-CP, việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông được cụ thể như sau:
(i) Tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông là tranh chấp giữa các doanh nghiệp viễn thông phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh dịch vụ viễn thông, bao gồm:
- Tranh chấp về chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông trừ trường hợp quy định tại Mục 2 bài viết này.
- Tranh chấp về hoạt động bán buôn trong viễn thông.
(ii) Đối với các tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông quy định tại khoản (i) bài viết này, ngoài việc giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc pháp luật khác có liên quan, doanh nghiệp viễn thông có thể đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông giải quyết tranh chấp theo trình tự, thủ tục như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 163/2024/NĐ-CP, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) có trách nhiệm tổ chức giải quyết tranh chấp giữa các bên.
+ Các bên tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, chứng cứ có liên quan và có nghĩa vụ tham gia giải quyết tranh chấp.
+ Kết quả giải quyết tranh chấp phải được lập thành văn bản.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc giải quyết tranh chấp, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) ra quyết định giải quyết tranh chấp.
+ Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành quyết định giải quyết tranh chấp, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
(iii) Đối với các tranh chấp khác giữa các doanh nghiệp viễn thông ngoài trường hợp quy định tại khoản (i) Mục này, việc giải quyết tranh chấp thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc pháp luật khác có liên quan.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Quy định về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
(Ảnh minh họa - Nguồn Interent)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Nghị định 163/2024/NĐ-CP, doanh nghiệp viễn thông có nghĩa vụ chia sẻ hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 13 và khoản 2 Điều 47 Luật Viễn thông 2023 cho doanh nghiệp viễn thông khác.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được về giá chia sẻ hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động thì thực hiện hiệp thương theo quy định của pháp luật về giá. Trường hợp các bên không thống nhất được đối với các nội dung khác về chia sẻ hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động thì thực hiện như sau:
(i) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì hiệp thương, giải quyết việc chia sẻ hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn quản lý của mình.
(ii) Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) chủ trì hiệp thương, giải quyết việc chia sẻ hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên.
Tại Điều 47 Nghị định 163/2024/NĐ-CP, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp phép viễn thông, hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông như sau:
(i) Hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép viễn thông, hồ sơ đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông phải được làm bằng tiếng Việt.
- Hồ sơ phải có đủ dấu xác nhận hoặc ký số hợp lệ của tổ chức, doanh nghiệp.
- Các tài liệu bản in do tổ chức, doanh nghiệp lập nếu có từ 02 tờ văn bản trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
(ii) Việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ được thực hiện dựa trên các tiêu chí sau:
- Hồ sơ được lập theo đúng quy định tại khoản (i) Mục này.
- Đủ tài liệu quy định tương ứng đối với từng loại hồ sơ.
- Các tài liệu cung cấp đủ đầu mục thông tin theo yêu cầu theo quy định.