Hiện nay tiêu chuẩn Quốc gia nào về phương pháp thử cho vải không dệt? Xác định khối lượng, tài liệu viện dẫn, thiết bị, dụng cụ quy định như thế nào? – Đức Thịnh (Kiên Giang).
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10041-1:2013: Phương pháp thử cho vải không dệt (Phần 1). Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10041-1:2013 có một số nội dung nổi bật như sau:
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 1748:1991 (ISO 139:1973)1), Vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử.
TCVN 3649:2000 (ISO 186:1985)2), Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình.
ISO 3801:1977, Textiles - Woven fabrics - Determination of mass per unit leghth and mass per unit area (Vật liệu dệt - Vải dệt thoi - Xác định khối lượng trên đơn vị chiều dài và khối lượng trên đơn vị diện tích)
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
- Dụng cụ dùng để cắt mẫu thử, được lựa chọn từ những dụng cụ sau:
+ Khuôn dập, cắt các mẫu thử có diện tích tối thiểu là 50 000 mm2.
+ Dưỡng, có diện tích tối thiểu là 50 000 mm2 (ví dụ, 250 mm x 200 mm) và một lưỡi dao cạo.
+ Thước đo bằng thép, được chia độ chính xác đến milimet, và một lưỡi dao cạo.
- Cân, có khả năng xác định khối lượng của mẫu thử, chính xác đến ± 0,1 % khối lượng được xác định.
Lấy mẫu theo TCVN 3649 (ISO 186)
Chú thích:
(1) Kích cỡ tối ưu của mẫu sẽ thay đổi với các vải không dệt khác nhau và phải theo thỏa thuận giữa người mua và người cung cấp. Kích cỡ tốt nhất là không nhỏ hơn kích cỡ được quy định trong 4.1 do tính không đẳng hướng của các vải không dệt khác nhau.
(2) Lưu ý được rút ra từ thực tế đối với vải không dệt, là lỗi lấy mẫu có thể lớn hơn lỗi thử.
(3) Phương pháp lấy mẫu này thừa nhận và đưa ra dự phòng đối với "tính không đẳng hướng" (những khác nhau về tính chất theo các hướng khác nhau, hướng máy và hướng ngang) trong các mẫu thử cuối cùng. Tuy nhiên, các mẫu thử này đại diện ngẫu nhiên cho vật liệu và trong một số trường hợp, có thể khảo sát các biến đổi có tính hệ thống của các tính chất (gồm cả tính không đẳng hướng), ví dụ ngang qua chiều rộng, hoặc ở một số vị trí dọc theo chiều dài của một cuộn đã cho. Trong các trường hợp như vậy, các dự phòng đặc biệt phải được thỏa thuận giữa người mua và nhà cung cấp và được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm. Một quy trình kiểm tra sự biến đổi chi tiết hơn trong lô vật liệu đã nêu trong TAPPl T 11-05-74 và rất hữu ích. Tài liệu này có được từ: Hiệp hội kỹ thuật các ngành công nghiệp bột giấy và giấy, 1 Dunwoody Park, Atlanta, Georgia 30338, Mỹ.
4. Chuẩn bị và điều hòa mẫu thử của Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10041-1:2013
- Từ mỗi mẫu, sử dụng khuôn dập hoặc dưỡng và một lưỡi dao cạo sắc, cắt ít nhất ba mẫu thử, mỗi mẫu có diện tích tối thiểu là 50 000 mm2.
Nếu không có đủ vật liệu để cắt các mẫu thử có kích cỡ quy định, cắt hình chữ nhật lớn nhất có thể và đo diện tích của hình bằng cách sử dụng thước đo bằng thép.
Chú thích: Mặc dù không khuyến nghị, các bên liên quan có thể thỏa thuận về cách sử dụng một mẫu thử có diện tích nhỏ hơn, và điều này phải được ghi trong báo cáo thử nghiệm [Điều 9 g].
Nếu có yêu cầu hệ số biến thiên, sử dụng tối thiểu năm mẫu thử.
- Điều hòa mẫu thử theo quy định trong TCVN 1748 (ISO 139).