Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào về vi sinh vật trong thực phẩm? Hướng dẫn ước lượng độ không đảm bảo và phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn như thế nào? – Đức Hòa (Thái Bình).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8763:2012: Thức ăn chăn nuôi-Xác định hàm lượng axit xyanhydric
>> Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8670:2011: thực phẩm-Xác định rhodamine B bằng phương pháp sắc kí lỏng
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9332:2012: Vi sinh vật trong thực phẩm-Hướng dẫn ước lượng độ không đảm bảo. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9332:2012 có một số nội dung nổi bật như sau:
Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn để ước lượng và biểu thị độ không đảm bảo đo (MU) liên quan đến các kết quả định lượng vi sinh vật trong thực phẩm.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các phân tích định lượng sử dụng kỹ thuật đếm khuẩn lạc hoặc phương pháp sử dụng thiết bị khác trong:
- Thực phẩm và thức ăn chăn nuôi;
- Các mẫu môi trường trong khu vực sản xuất và chế biến thực phẩm.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc định lượng sử dụng kỹ thuật tính số có xác suất lớn nhất.
Trong tiêu chuẩn này, MU được ước lượng bằng cách sử dụng phương pháp giản lược đưa vào trong tính phân bố Poisson và sau đó có thể áp dụng cho bất kỳ kết quả nào, bao gồm các số đếm “thấp” và/hoặc số lượng “thấp” vi sinh vật1).
Phương pháp nêu trong tiêu chuẩn này là phương pháp tổng thể dựa vào độ lệch chuẩn của độ tái lập của kết quả đo cuối cùng.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Khi các thành phần chính của độ không đảm bảo đo được kiểm soát (xem 3.1), thông thường thì độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp uc(y) (2.3) là sự kết hợp độ không đảm bảo chuẩn liên quan đến độ chụm và tới độ chệch, nếu thích hợp.
Độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp ước lượng trong tiêu chuẩn này bằng độ lệch chuẩn tái lập thực nghiệm kết quả cuối cùng của phép đo, tổng hợp với một thành phần bằng phân bố Poisson.
Chú thích: Phương pháp kết hợp độ không đảm bảo chuẩn liên quan đến độ chệch không được mô tả ở đây.
Ba khả năng khác nhau đã được lựa chọn để ước tính độ lệch chuẩn tái lập (sR) theo thứ tự ưu tiên sau:
- Sự lựa chọn thứ nhất: Độ lệch chuẩn tái lập trong phòng thử nghiệm;
- Sự lưa chọn thứ hai: Độ lệch chuẩn tái lập của phương pháp nhận được từ nghiên cứu liên phòng;
- Sự lựa chọn thứ ba: Độ lệch chuẩn tái lập nhận được từ thử nghiệm thành thạo liên phòng.
Ưu tiên hoàn toàn cho sự lựa chọn thứ nhất và đã được thử nghiệm với một quy trình đã được mô tả chi tiết.
Các nguyên tắc chung để ước lượng độ lệch chuẩn tái lập được đưa ra trong 4.4 và mỗi sự lựa chọn được mô tả chi tiết từ Điều 5 đến Điều 7.
Độ không đảm bảo mở rộng U (được định nghĩa bởi GUM) có được từ độ không đảm bảo đo chuẩn tổng hợp uc(y) với hệ số phủ k được chọn trong tiêu chuẩn này là 2 (tương đương với độ tin cậy xấp xỉ 95 %):
U = 2uc(y)
Thuật ngữ “hộp đen” được mô tả trong tiêu chuẩn này cần được tính đến tới mức có thể các nguồn không đảm bảo theo Hình 1. Cụ thể, phòng thử nghiệm cần am hiểu về sự phân bố các vi sinh vật bên trong các nền mẫu thử nghiệm để đưa vào ước lượng độ không đảm bảo của thành phần mẫu con (xem 3.1).
Độ lệch chuẩn tái lập sẽ được ước lượng cho mỗi loại vi sinh vật đích (hoặc nhóm các vi sinh vật đích thích hợp) và đối với mỗi nền mẫu (hoặc nhóm các nền mẫu tương tự) theo phương pháp phòng thử nghiệm sử dụng để đưa ra các kết quả thường ngày.
Chú thích 1: Thuật ngữ “tương tự” có nghĩa là nhóm các vi sinh vật/các phương pháp hoặc nhóm các nền mẫu đưa ra các giá trị tương đương của MU.
Chú thích 2: Ước lượng MU liên quan với phòng thử nghiệm và mối liên kết giữa kết quả thử và MU, được xác định với các điều kiện định rõ như người phân tích, quy trình thử nghiệm, thiết bị, thuốc thử... Ước lượng MU không thể hiện đặc trưng của phương pháp phân tích mà thể hiện đặc trưng cho phòng thử nghiệm thực hiện phương pháp phân tích.
Theo các nguyên tắc của TCVN ISO/IEC 17025, các yếu tố quyết định liên quan đến phương pháp hoặc phòng thử nghiệm có khả năng ảnh hưởng đến kết quả phép đo cần được xác định và chứng minh là đã được kiểm soát. Ví dụ về các yếu tố quyết định như vậy là nguồn gốc và phân loại như môi trường nuôi cấy và/hoặc các thuốc thử khác (như các thuốc thử dùng để khẳng định), các kỹ thuật đếm (thủ công hay tự động), người phân tích hoặc nhóm người phân tích... Việc tiếp tục giám sát ước lượng MU cần phải cho thấy nó vẫn thích đáng và các kết quả thử nghiệm đều được kiểm soát. Đánh giá lại ước lượng MU là cần thiết khi có sự thay đổi của bất kì yếu tố quyết định nào.