Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào về thức ăn chăn nuôi? Xác định hàm lượng axit xyanhydric, tài liệu viện dẫn và thuật ngữ quy định như thế nào? – Hồng Tỉnh (Bình Định).
>> Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8670:2011: thực phẩm-Xác định rhodamine B bằng phương pháp sắc kí lỏng
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 13/03/2024
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8763:2012: Thức ăn chăn nuôi-Xác định hàm lượng axit xyanhydric. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8763:2012 có một số nội dung nổi bật như sau:
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn đã ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6952:2001 (ISO 6498:1998), Thức ăn chăn nuôi - Chuẩn bị mẫu thử.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
Hàm lượng axit xyanhydric (hydrocyanic acid content)
Là phần khối lượng axit xyanhydric xác định được theo phương pháp quy định theo tiêu chuẩn này.
Chú thích: Hàm lượng axit xyanhydric được biểu thị bằng số miligam trong 1 kg mẫu thử.
Ngâm mẫu thử ở dạng huyền phù trong nước với sự có mặt của natri axetat. Chưng cất lôi cuốn hơi nước để tách axit xyanhydric và chuyển vào một thể tích xác định dung dịch chuẩn bạc nitrat. Bạc xyanua được tách loại bằng cách lọc và chuẩn độ ngược bạc nitrat dư bằng dung dịch chuẩn amoni thioxianat.
Tất cả thuốc thử và hóa chất phải có chất lượng tinh khiết phân tích, nước sử dụng phải là nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
- Natri axetat (NaCH3COO), dung dịch 10% (phần khối lượng), được trung hòa với chỉ thị phenolphtalein.
- Axit nitric (HNO3), đậm đặc d = 1,40 g/ml.
- Bạc nitrat, dung dịch thể tích chuẩn, c(AgNO3) = 0,02 mol/l.
- Amoni thioxyanat, dung dịch thể tích chuẩn, c(NH4SCN) = 0,02 mol/l.
- Amoni sắt (lll) sulfat, dung dịch bão hòa.
Chuẩn bị từ NH4Fe(SO4)2.12H2O.
- Chất chống tạo bọt (ví dụ silicon).
Sử dụng các thiết bị phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
- Cân phân tích, có khả năng cân chính xác đến 0,01 g.
- Máy nghiền phòng thí nghiệm
- Sàng, có đường kính lỗ sàng 1,0 mm.
- Thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nước, được gắn với một sinh hàn đối lưu.
- Bình cầu đáy bằng, dung tích 1000 ml, cổ nhám nút mài.
- Bình nón, dung tích 250 ml và 500 ml.
- Bình định mức, dung tích 500 ml.
- Buret, chia độ 1/20 ml.
- Pipet, có dung tích thích hợp.
- Bể dầu, có khả năng duy trì ở nhiệt độ đảm bảo cho việc đối lưu (120 oC đến 130 oC).
- Tủ ấm, có khả năng duy trì ở nhiệt độ 38 oC ± 2 oC
Phương pháp lấy mẫu không qui định trong tiêu chuẩn này, nên lấy mẫu theo TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002) [1].
Mẫu gửi đến phòng thí nghiệm phải là mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc biến đổi trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
Chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 6952 (ISO 6498).
Với mẫu sắn củ tươi hoặc khô, từ mẫu phòng thử nghiệm dùng dao sắc bổ dọc từng củ thành bốn hoặc tám phần bằng nhau. Lấy ở mỗi củ một phần đã cắt để lập mẫu trung bình. Sau đó dùng dao sắc cắt lát mỏng 4 mm. Trộn đều và lấy ít nhất 100 g mẫu thử.
Với mẫu thức ăn thô như lá sắn, lá đậu (dạng tươi, khô hoặc ủ chua…) dùng máy cắt hoặc dao sắc để cắt mẫu đến độ dài khoảng 5 mm đến 6 mm. Trộn đều và lấy ít nhất 100 g mẫu thử.
Mẫu thử cho ngay vào hộp đựng mẫu và đậy nút thật kín.
Nên tiến hành phân tích mẫu ngay sau khi được chuyển tới phòng thí nghiệm.