Thủ tục cấp Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu của cơ sở ngoài danh sách ưu tiên được quy định tại Quyết định 4768/QĐ-BNN-CCPT có hiệu lực từ ngày 15/01/2025.
>> Hướng dẫn thủ tục cấp Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu của cơ sở trong danh sách ưu tiên
>> Định mức sử dụng năng lượng (SEC) của cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ 04/2025
Căn cứ tiểu mục 4 Mục A Phần II Quyết định 4768/QĐ-BNN-CCPT năm 2024, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Chứng thư) cho lô hàng thực phẩm thủy sản xuất khẩu sản xuất tại các cơ sở ngoài danh sách ưu tiên như sau:
Bước 1: Trong thời hạn ít nhất 01 ngày làm việc trước thời điểm dự kiến xuất khẩu hoặc căn cứ theo quy định của thị trường nhập khẩu về ngày ban hành chứng thư, Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký đến Cơ quan cấp chứng thư (Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường).
Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký của chủ hàng, Cơ quan cấp chứng thư thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và hướng dẫn chủ hàng bổ sung các nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định (nếu có).
Bước 3: Cơ quan cấp chứng thư cử kiểm tra viên thực hiện thẩm định, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày Chủ hàng đề nghị hoặc theo thời gian đã được thống nhất giữa Chủ hàng và Cơ quan cấp chứng thư.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm.
(i) Trường hợp kết quả thẩm định lô hàng không đáp ứng quy định về hồ sơ sản xuất, chỉ tiêu cảm quan, ngoại quan: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi kết thúc thẩm định, Cơ quan cấp chứng thư gửi cho Chủ hàng Thông báo lô hàng không đạt.
(ii) Trường hợp kết quả kiểm nghiệm lô hàng không đáp ứng quy định ATTP:
- Cơ quan cấp chứng thư gửi kết quả kiểm nghiệm cho Chủ hàng trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày có đủ kết quả kiểm nghiệm.
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày kết quả kiểm nghiệm được gửi cho Chủ hàng, nếu Chủ hàng có ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm nghiệm, Cơ quan cấp chứng thư thực hiện theo quy định tại điểm 2 mục 8 Phụ lục XV Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT.
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày kết quả kiểm nghiệm được gửi, nếu Chủ hàng không có ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm nghiệm, Cơ quan cấp chứng thư gửi cho Chủ hàng Thông báo lô hàng không đạt, trong đó nêu rõ lý do không đạt, yêu cầu Chủ hàng điều tra nguyên nhân, thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý đối với lô hàng và lập báo cáo giải trình gửi Cơ quan cấp chứng thư theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX Thông tư 17/2024/TT-BNNPTNT.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo giải trình của Cơ sở, Cơ quan cấp chứng thư thẩm tra các nội dung báo cáo và có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới Chủ hàng, Cơ sở sản xuất.
Trường hợp cần thẩm tra thực tế, Cơ quan cấp chứng thư thực hiện và thông báo kết quả tới Cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc việc thẩm tra thực tế.
Bước 5: Trong thời hạn 01 ngày làm việc trước thời điểm dự kiến xuất khẩu hoặc theo quy định thị trường nhập khẩu về ngày ban hành chứng thư, Chủ hàng cung cấp thông tin dữ liệu liên quan đến lô hàng xuất khẩu để xác nhận, chứng nhận các nội dung trong chứng thư và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin.
Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin, Cơ quan cấp Chứng thư thực hiện thẩm định, cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu, Chứng thư cho lô hàng quá cảnh, tạm nhập, tái xuất theo mẫu tương ứng (khi có yêu cầu) nếu kết quả thẩm định, kiểm nghiệm của lô hàng đạt yêu cầu.
Trường hợp lô hàng thủy sản sống, tươi ướp đá, Cơ quan cấp chứng thư được phép cấp chứng thư cho lô hàng trong khi chờ kết quả kiểm nghiệm và thực hiện xử lý kết quả kiểm nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
Thủ tục xin cấp Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu cơ sở ngoài danh sách ưu tiên từ 15/01/2025
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Gửi hồ sơ đăng ký bằng một trong các hình thức sau:
(i) Trực tiếp.
(ii) Theo đường bưu điện.
(iii) Thư điện tử.
(iv) Đăng ký trực tuyến.
(i) Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Giấy đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thủy sản xuất khẩu.
- Trường hợp Chủ hàng không trực tiếp thực hiện hoạt động sản xuất, chế biến, bảo quản lô hàng: cung cấp văn bản mua bán/gia công, ủy thác với cơ sở sản xuất, chế biến lô hàng kèm theo hồ sơ đăng ký, trong đó có cam kết cả hai bên (cơ sở sản xuất và Chủ hàng) cùng chịu trách nhiệm khi lô hàng bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo.
(ii) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
01 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin.
(i) Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm lô hàng thủy sản xuất khẩu (theo mẫu của thị trường nhập khẩu).
(ii) Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm lô hàng thủy sản cho lô hàng quá cảnh, tạm nhập, tái xuất (nếu có yêu cầu) (theo mẫu của nước quá cảnh, tạm nhập, tái xuất).
(iii) Thông báo lô hàng không đạt.
(i) Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải kiểm tra, lấy mẫu tại doanh nghiệp: 200.000 đồng/lô hàng.
(ii) Phí kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm: Theo cơ chế giá dịch vụ.
(i) Giấy đăng ký thẩm định chất lượng, an toàn thực phẩm/ kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu theo mẫu tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư 17/2024/TT-BNNPTNT.
(ii) Bảng kê chi tiết lô hàng theo mẫu tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư 17/2024/TT-BNNPTNT.
(i) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản xuất khẩu phải đáp ứng các quy định tương ứng tại Điều 10, 11, 12, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 41, 42, 44, 54, 55 Luật An toàn thực phẩm 2010.
(ii) Cơ sở ngoài danh sách ưu tiên hoặc Cơ sở trong danh sách ưu tiên nhưng có đề nghị kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm từng lô hàng xuất khẩu.