Doanh nghiệp cần tiến hành những thủ tục gì để được cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa? – Nguyễn Thắng (Đồng Tháp).
>> Thủ tục đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
>> So sánh các biện pháp giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh
Các quy định chung về quá cảnh hàng hóa được nêu tại Điều 35 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Quá cảnh hàng hóa
(*) Đối với hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc cho phép quá cảnh.
(*) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa.
Đối với hàng hóa không thuộc các trường hợp (*) và (**) nêu trên, thủ tục quá cảnh thực hiện tại cơ quan hải quan.
- Trung chuyển hàng hóa
Trường hợp hàng hóa thuộc trường hợp (**) vận chuyển bằng đường biển từ nước ngoài vào khu vực trung chuyển tại cảng biển, sau đó được đưa ra nước ngoài từ chính khu vực trung chuyển này hoặc đưa đến khu vực trung chuyển tại bến cảng, cảng biển khác để đưa ra nước ngoài, thủ tục trung chuyển thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, không phải có giấy phép của Bộ Công Thương.
- Đối với các Hiệp định quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ký giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
- Việc vận chuyển hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa có độ nguy hiểm cao quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về vận chuyển hàng nguy hiểm và các Điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Chủ hàng quá cảnh phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác áp dụng cho hàng hóa quá cảnh.
Thủ tục cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa (Hình từ internet)
Thủ tục cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa trong trường hợp này được quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Thành phần hồ sơ:
(1) Văn bản đề nghị quá cảnh hàng hóa theo mẫu quy định tại Phụ lục IX Thông tư 12/2018/TT-BCT nêu rõ mặt hàng (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); phương tiện vận chuyển; tuyến đường vận chuyển: 1 bản chính.
Đơn đề nghị quá cảnh hàng hóa |
(2) Hợp đồng vận tải: 1 bản chính.
(3) Công thư đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của nước đề nghị cho hàng hóa quá cảnh gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương: 1 bản chính.
Nơi nhận hồ sơ: Bộ Công Thương.
Cách thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).
Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu chủ hàng hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định của chủ hàng, Bộ Công Thương có văn bản trao đổi ý kiến với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi ý kiến của Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có văn bản trả lời.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công Thương có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương trả lời chủ hàng bằng văn bản.
Thủ tục cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa trong trường hợp này được quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Thành phần hồ sơ: Các loại giấy tờ (1), (2), (3) tại Mục 2.1 nêu trên
Cách thức nộp hồ sơ: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).
Nơi nhận hồ sơ: Bộ Công Thương
Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản gửi chủ hàng yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép quá cảnh cho chủ hàng.
- Trường hợp không cấp Giấy phép quá cảnh, Bộ Công Thương có văn bản trả lời chủ hàng và nêu rõ lý do.
- Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép, cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, chủ hàng gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấy phép.
XEM CHI TIẾT CÁC CÔNG VIỆC PHÁP LÝ CẦN BIẾT TRONG QUÁ TRÌNH: |
||