Cho tôi hỏi giữa các biện pháp giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh có ưu và nhược điểm gì? – Thành Chung (Vĩnh Long).
>> Ngưng hiệu lực Thông tư 31/2022/TT-BTC về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
>> Các công việc pháp lý về thành lập công ty cổ phần
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Đầu tư 2020 thì tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua các biện pháp sau:
- Thương lượng;
- Hòa giải;
- Trọng tài;
- Tòa án.
So sánh các biện pháp giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh (Ảnh minh họa)
Phương thức/Tiêu chí |
Thương lượng |
Hòa giải |
Trọng tài |
Tòa án |
Khái niệm |
Là biện pháp giải quyết tranh chấp trong đầu tư kinh doanh mà không cần đến vai trò của bên thứ ba. Khi có tranh chấp, các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết. |
Là biện pháp giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh. |
Là biện pháp giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. |
Là biện pháp giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. |
Ưu điểm |
Cách thức đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện và ít tốn kém chi phí của các bên; Các bên có tranh chấp xảy ra cũng có thể bảo vệ uy tín cho chính họ, bảo vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp; Phương thức thương lượng không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không bị gò bó bởi các qui định chặt chẽ về qui trình tổ chức thương lượng, thành phần tham gia, thời gian thực hiện, cũng như không tốn kém tiền bạc. |
Đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, sự linh hoạt, hiệu quả, ít tốn kém. Hòa giải còn có thêm ưu điểm vượt trội do người thứ ba (thường là người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực đang tranh chấp) mang lại; Trường hợp các bên tranh chấp khả năng nhận thức hạn chế trong lĩnh vực đang tranh chấp thì dùng phương thức hòa giải sẽ có khả năng thành công cao hơn thương lượng; Kết quả hòa giải được ghi nhận và chứng kiến của người thứ ba nên mức độ tôn trọng và tuân thủ các cam kết đạt được trong quá trình hòa giải cũng cao hơn. |
Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, ít tốn thời gian, tiền bạc các bên; Quyết định của Trọng tài là quyết định chung thẩm nên không thể bị kháng cáo, kháng nghị; Đảm bảo bí mật hơn so với Tòa án, các bí mật kinh doanh và thông tin mật của Doanh nghiệp sẽ được đảm bảo không bị tiết lộ ra ngoài; Các bên có thể lựa chọn trọng tài viên giải quyết nên có thể lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế cao. |
Chi phí để giải quyết một tranh chấp thương mại thông qua Tòa án sẽ thấp hơn so với trọng tài; Phán quyết của Tòa án có giá trị thi hành cao vì được cưỡng chế thi hành bằng sức mạnh của Nhà nước; Trình tự tố tụng chặt chẽ theo quy định của pháp luật. |
Nhược điểm |
Không được đảm bảo thi hành bởi cơ chế bắt buộc; Kết quả của thương lượng phụ thuộc vào thiện chí của các bên. Nếu một trong các bên tranh chấp thiếu thiện chí thì quá trình giải quyết sẽ kéo dài, thậm chí tranh chấp không được giải quyết. |
Uy tín, bí mật kinh doanh vẫn bị ảnh hưởng, ngoài ra các bên còn tốn kém chi phí dịch vụ cho người thứ ba đứng ra hòa giải cho các bên. Dù có sự trợ giúp của người thứ ba làm trung gian mà một bên không trung thực, thiếu sự thiện chí, hợp tác trong quá trình đàm phán thì hòa giải cũng khó có thể đạt được kết quả mong đợi. |
Chi phí trọng tài thường cao hơn Tòa án; Hai bên nhất thiết phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và có thể thực hiện được; Sự thành công trong việc giải quyết bằng trọng tài phụ thuộc vào thái độ cũng như sự hợp tác của các bên tranh chấp; Tính cưỡng chế thi hành của trọng tài thường không cao bằng Tòa án. |
Thủ tục cứng nhắc, thiếu linh hoạt và kéo dài; Tính xét xử công khai không phù hợp với hoạt động kinh doanh thương mại vì dễ ảnh hưởng đến bí mật kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp; Phán quyết có thể bị kháng cáo dẫn đến tranh chấp bị kéo dài. |