Cho tôi hỏi Thông tư 31/2022/TT-BTC về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành từ thời điểm nào? – Bảo Trân (Kiên Giang).
>> Các công việc pháp lý về thành lập công ty cổ phần
>> Luật Phòng cháy và chữa cháy và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực)
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 31/2022/TT-BTC thì Thông tư này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/12/2022. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 72/2022/TT-BTC về việc ngưng hiệu lực của Thông tư 31/2022/TT-BTC. Cụ thể như sau:
Ngày 30/11/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 72/2022/TT-BTC ngưng hiệu lực thi hành của Thông tư 31/2022/TT-BTC từ ngày 01/12/2022 đến hết ngày 29/12/2022 (Điều 1 Thông tư 72/2022/TT-BTC).
Như vậy, theo quy định nói trên thì Thông tư 31/2022/TT-BTC sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 30/12/2022. Do đó, Tiện ích Tra cứu danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (Tra cứu Mã HS) của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP sẽ có giá trị áp dụng từ ngày 30/12/2022.
Ngưng hiệu lực Thông tư 31/2022/TT-BTC về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (Ảnh minh họa)
Căn cứ Điều 2 Thông tư 72/2022/TT-BTC, trong thời gian ngừng hiệu lực của Thông tư 31/2022/TT-BTC, các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định sau đây tiếp tục có hiệu lực thi hành:
(1) Thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
(2) Thông tư 09/2019/TT-BTC ngày 15/02/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các Phụ lục của Thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
Căn cứ quy định tại Điều 1 Thông tư 31/2022/TT-BTC thì ban hành kèm theo Thông tư này là Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, gồm hai (2) phụ lục sau đây:
- Phụ lục I - Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam:
+ Phần I: Động vật sống; các sản phẩm từ động vật
+ Phần II: Các sản phẩm thực vật
+ Phần VI: Sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công nghiệp liên quan
+ Phần VII: Plastic và các sản phẩm bằng plastic; cao su và các sản phẩm bằng cao su
+ Phần XI: Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt
+ Phần XV: Kim loại cơ bản và các sản phẩm bằng kim loại cơ bản
+ Phần XVII: Xe cộ, phương tiện bay, tàu thuyền và các thiết bị vận tải liên hợp
+ Phần XIX: Vũ khí và đạn; các bộ phận và phụ kiện của chúng
+ Phần XXI: Các tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ
- Phụ lục II - Sáu (6) quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới.
Theo đó, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sử dụng để:
- Xây dựng các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Xây dựng các Danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ và quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Hải quan;
- Thống kê Nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.
Đối tượng áp dụng Thông tư 31/2022/TT-BTC bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
- Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Cơ quan hải quan, công chức hải quan;
- Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan và quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu.