Thủ tục cấp Giấy chứng nhận (GCN) chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (BVMT) trong sản xuất, lắp ráp xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ năm 2024? – Bảo An (Sơn La).
Ngày 25/01/2024, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định 77/QĐ-BGTVT công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
Theo đó, từ ngày 15/02/2024, thủ tục cấp GCN chất lượng an toàn kỹ thuật và BVMT trong sản xuất, lắp ráp xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ được thực hiện theo quy định tại Mục 8 Phần II của Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 77/QĐ-BGTVT như sau:
(i) Nộp hồ sơ cấp GCN chất lượng an toàn kỹ thuật và BVMT sản xuất, lắp ráp xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ 2024:
Cơ sở sản xuất nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.
(ii) Giải quyết cấp GCN chất lượng an toàn kỹ thuật và BVMT sản xuất, lắp ráp xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ 2024:
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì ngay trong ngày làm việc, hướng dẫn Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì thống nhất về thời gian và địa điểm đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại Cơ sở sản xuất (đánh giá COP).
- Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện kiểm tra nội dung hồ sơ và kết quả đánh giá COP trong thời hạn 07 ngày làm việc. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định và có kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận. Nếu nội dung hồ sơ không hợp lệ, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo để Cơ sở sản xuất bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp chưa có kết quả đánh giá COP, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo tới doanh nghiệp để thực hiện đánh giá COP theo quy định.
Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày thông báo, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thiện nội dung hồ sơ chưa phù hợp (bao gồm cả việc thực hiện đánh giá COP đối với trường hợp chưa có kết quả đánh giá COP) và gửi lại cho Cục Đăng kiểm Việt Nam. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện đầy đủ và kết quả đánh giá COP, Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện kiểm tra nội dung hồ sơ và kết quả đánh giá COP. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định và có kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định và có kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu; nếu có nội dung không phù hợp, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo cho doanh nghiệp về việc không cấp Giấy chứng nhận và nêu rõ lý do. Trường hợp quá thời hạn 6 tháng kể từ ngày thông báo, doanh nghiệp không hoàn thiện các nội dung chưa phù hợp đã thông báo, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ dừng việc kiểm tra đánh giá hồ sơ hoặc đánh giá COP và thông báo bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến về việc không cấp Giấy chứng nhận. Để tiếp tục thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận, doanh nghiệp phải thực hiện nộp lại hồ sơ từ đầu.
- Cơ sở sản xuất nhận Giấy chứng nhận trực tiếp tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực) |
Thủ tục cấp GCN chất lượng an toàn kỹ thuật và BVMT sản xuất, lắp ráp xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác.
(i) Thành phần hồ sơ:
- Bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu (Bản chính đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính; hoặc biểu mẫu điện tử đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến).
- Báo cáo kết quả thử nghiệm của Cơ sở thử nghiệm (Bản sao có xác nhận của cơ sở sản xuất đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính; hoặc bản sao điện tử đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến).
- Bản kê các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp xe theo mẫu (Bản chính đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính; hoặc biểu mẫu điện tử đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến).
- Bản cam kết của Cơ sở sản xuất về việc kiểu loại xe đề nghị chứng nhận không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ và Cơ sở sản xuất tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu có xảy ra xâm phạm (Bản chính đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính; hoặc bản dạng điện tử đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến).
(ii) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn kiểm tra nội dung hồ sơ và kết quả đánh giá COP: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và kết quả đánh giá COP.
- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định và có kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu.
Tổ chức.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam.
- Cơ quan phối hợp: Không có.
- Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại dùng cho xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ.
- Thông báo cho doanh nghiệp về việc không cấp Giấy chứng nhận và nêu rõ lý do.
Lệ phí: 40.000 đồng/01 Giấy chứng nhận.
- Bản đăng ký thông số kỹ thuật.
- Bản kê các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp xe.
Không có.
Thông tư 16/2014/TT-BGTVT, Thông tư 42/2018/TT-BGTVT, Thông tư 16/2022/TT-BGTVT, Thông tư 49/2023/TT-BGTVT, Thông tư 199/2016/TT-BTC, Thông tư 36/2022/TT-BTC.