Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Điều kiện để được sản xuất, lắp ráp xe ô tô

Sản xuất, lắp ráp xe ô tô là:

- Quá trình tạo ra sản phẩm ô tô hoàn chỉnh, ô tô sát xi có buồng lái, ô tô sát xi không có buồng lái (khung gầm có gắn động cơ) từ các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận, tổng thành, hệ thống;

- Quá trình ô tô hoàn chỉnh, ô tô sát xi có buồng lái từ ô tô sát xi không có buồng lái.

Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô. Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp thực hiện trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng; triệu hồi ô tô và thu hồi ô tô thải bỏ theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trách nhiệm bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. 

1. Điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, lắp ráp ô tô

Về cơ sở vật chất:

- Doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây chuyền hàn, dây chuyền sơn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm và đường thử ô tô đáp ứng các yêu cầu tối thiểu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP;

- Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP.

Giảm 50% phí trước bạ với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước | VTV.VN

Hình từ Internet

2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô 

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô (Mẫu số 01 của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP): 01 bản chính;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;

- Danh mục các thiết bị dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô đồng bộ theo quy định về quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây chuyền hàn, dây chuyền sơn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm và đường thử ô tô đáp ứng các yêu cầu tối thiểu: 01 bản sao;

- Hồ sơ thuyết minh và thiết kế mặt bằng khu vực sản xuất và nhà xưởng: 01 bản sao;

- Hồ sơ thuyết minh và thiết kế đường thử ô tô: 01 bản sao;

- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng điều kiện quy định tại điều 21 Nghị định 116/2017/NĐ-CP (bản sao).

Cách thức - Nơi nộp hồ sơ: doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương.

Thời hạn giải quyết: 

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo cụ thể thời gian tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế tại doanh nghiệp. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo.

- Trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá chưa đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra, Bộ Công Thương thông báo để doanh nghiệp hoàn thiện;

- Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế đạt yêu cầu, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận.

3. Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô

- Duy trì các điều kiện kinh doanh và bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng, triệu hồi ô tô và thu hồi ô tô thải bỏ theo quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP.

- Chấp hành việc kiểm tra, giám sát định kỳ, kiểm tra đột xuất của cơ quan có thẩm quyền.

- Trong thời hạn 12 tháng kể từ khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 hoặc tương đương vào quá trình sản xuất.

- Cung cấp cho người mua các tài liệu, giấy tờ sau:

+ Tài liệu hướng dẫn sử dụng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô bằng tiếng Việt;

+ Sổ bảo hành nêu rõ các thông tin về thời hạn và điều kiện bảo hành; chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng; địa chỉ cơ sở bảo hành, bảo dưỡng và các thông tin cần thiết khác phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng.

- Báo cáo tình hình sản xuất, lắp ráp ô tô cho Bộ Công thương trước ngày 30 tháng 01 hàng năm (Mẫu số 10 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP) hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

2,849
Công việc tương tự:
Bài viết liên quan:
Bài viết liên quan: