Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào về rung động cơ học và chấn động? Cụ thể rung động trong công trình xây dựng được quy định như thế nào? – Mạnh Hải (Tiền Giang).
>> Thủ tục cấp GCN chất lượng an toàn kỹ thuật và BVMT kiểu loại sản phẩm 2024
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6964-2:2008 Rung động cơ học và chấn động-Đánh giá sự tiếp xúc của con người (Phần 2). Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6964-2:2008 có một số nội dung nổi bật như sau:
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
- Đánh giá (evaluation)
Một loạt các hoạt động bao gồm khảo sát, đo đạc, xử lý, phân loại, mô tả, trị số, và trình bày các dữ liệu liên quan.
- Công trình xây dựng (building)
Công trình tĩnh tại dùng để ở hoặc trụ sở của bất kỳ hoạt động nào của con người, bao gồm văn phòng, nhà máy, bệnh viện, trường học, trung tâm chăm sóc ban ngày.
- Thời gian làm việc (work time)
Khoảng thời gian hoạt động, hoặc số giờ làm việc, của nguồn rung động được xác định bằng thời gian bắt đầu và kết thúc hàng ngày.
- Thời gian tiếp xúc (exposure time)
Khoảng thời gian tiếp xúc với rung động xảy ra.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Yêu cầu chung đối với tín hiệu và khoảng thời gian đo được quy định trong Điều 5.4 và Điều 5.5 của TCVN 6964-1:2002 (ISO 2631-1:1997):
Rung động phải được đo đồng thời theo cả 3 phương vuông góc. Với yêu cầu này, các phương của rung động được xác định theo kết cấu hơn là xác định theo tư thế của con người. Sự định hướng về phương đo của rung động theo kết cấu trên các trục x-,y- và z- đối với tư thế của người đứng được quy định trong TCVN 6964-1 (ISO 2631-1).
Việc đánh giá theo khía cạnh phản ứng của con người với rung động phải dựa trên cơ sở chỉ đánh giá trên thời gian hiện diện của người cư trú, các hoạt động của người cư trú và không xuất hiện nhiễu. Mỗi vị trí hoặc mỗi phòng liên quan phải được đánh giá theo các chuẩn cứ này. Rung động phải được đo tại vị trí có mặt người cư trú trong phòng nơi có xảy ra rung động theo trọng số tần số có độ lớn lớn nhất, hoặc theo hướng cụ thể, trên bề mặt thích hợp của kết cấu công trình xây dựng.
Chú thích Có thể cần thiết để thực hiện một số phép đo tại một vị trí trong công trình xây dựng để xác định sự biến đổi của rung động.
Rung động đo tại vị trí tương ứng và đo theo ba phương phù hợp với điều 4.2 và điều 4.3 phải được đo theo trọng số tần số. Tiêu chuẩn này (cũng như TCVN 6964-1 (ISO 2631-1)) sử dụng gia tốc theo trọng số tần số để biểu diễn độ lớn của rung động.
Khuyên dùng trọng số tần số Wm theo Phụ lục A khi đo theo hướng bất kỳ.
Chú thích 1 Có thể dùng trọng số tần số theo TCVN 6964-1 (ISO 2631-1) nếu tư thế của người cư trú được xác định.
Phụ lục A đưa ra định nghĩa chính xác trọng số tần số Wm. Các giá trị trong Bảng A.1, áp dụng cho gia tốc rung như một đại lượng đầu vào, được tính toán khi sử dụng chính dải tần một phần ba ôcta cũng như dải tần giới hạn từ 1 Hz và 80 Hz. Hình A.1 biểu diễn bằng đồ thị trọng số tần số Wm.
Chú thích 2 Wm trước đây được thiết kế là sự kết hợp của W.B.
- Đo rung động
Giá trị của rung động được xác định bằng cách áp dụng các phương pháp đã nêu trong TCVN 6964-1 (ISO 2631-1). Cần phải xác định trục đo có cường độ rung lớn nhất theo trọng số và các giá trị thu được theo phương này được sử dụng để đánh giá.
Để đánh giá các kiểu khác nhau sau này, cũng như đánh giá ở bất kỳ nơi nào được khuyên dùng kỹ thuật đo ghi lại rung động theo thời gian phi trọng số ít nhất trong dải tần từ 1 Hz đến 80 Hz.
- Các loại nguồn rung
Để đánh giá rung động, nên phân loại rung động theo các kiểu nguồn rung động phổ biến có trong thực tế để cảnh báo về tác hại của rung động. Có thể chấp nhận các độ lớn rung động khác nhau tùy theo các loại nguồn rung khác nhau. Để thiết lập hướng tiếp cận thống nhất mang tính quốc tế, các loại nguồn rung động dưới đây được xác định:
+ Các quá trình liên tục hoặc bán liên tục, ví dụ trong công nghiệp;
+ Các hoạt động gián đoạn thường xuyên, ví dụ giao thông;
+ Các hoạt động có thời gian giới hạn (không thường xuyên), ví dụ xây dựng.
Các nguồn rung động này được lựa chọn nhằm phản ánh sự tiếp xúc của con người đối với các nguồn rung động khác nhau. Các nguồn rung động này không nhằm loại trừ nhau mà nhằm đưa ra một hướng dẫn áp dụng cho tiêu chuẩn này.
Phải tuân theo các yêu cầu đối với thiết bị đo, bao gồm cả sai số, theo ISO 8041.