Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thủ tục cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng I của cá nhân người nước ngoài được thực hiện như thế nào? – Văn Hồ (Đồng Nai).
>> Quy định về hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp 2024
Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 1105/QĐ-BXD ngày 26/10/2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Theo thủ tục hành chính số 1.007364 ban hành kèm theo Quyết định 1105/QĐ-BXD, kể từ ngày 20/6/2023, thủ tục cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng I của cá nhân người nước ngoài (cấp Trung ương) được thực hiện như sau:
- Cá nhân nộp trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (bộ phận một cửa) của Bộ Xây dựng.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Cá nhân đề nghị cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề thì không yêu cầu sát hạch.
- Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng lần đầu (đối với trường hợp đã có kết quả sát hạch đạt).
- Đối với cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng nhưng chưa có kết quả sát hạch, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ trong thời hạn 20 ngày có trách nhiệm tổ chức sát hạch cho cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Việc sát hạch được thực hiện thông qua hình thức sát hạch trực tiếp hoặc sát hạch trực tuyến. Việc sát hạch được tiến hành định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thông báo kết quả xét hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, danh sách, địa điểm sát hạch trước thời gian tổ chức sát hạch ít nhất 03 ngày làm việc. Nội dung sát hạch bao gồm 05 câu hỏi về kiến thức pháp luật và 20 câu hỏi về kiến thức chuyên môn có liên quan đến việc đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
- Cá nhân có kết quả sát hạch phần kiến thức pháp luật tối thiểu 16 điểm và tổng điểm từ 80 điểm trở lên thì đạt yêu cầu để xem xét cấp chứng chỉ hành nghề. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có kết quả sát hạch đạt yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp chứng chỉ hành nghề.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp chứng chỉ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ có trách nhiệm đăng tải thông tin về cá nhân lên trang thông tin điện tử do mình quản lý, đồng thời gửi thông tin đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng thực hiện tích hợp trên trang Thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (Cập nhật ngày 01/11/2023)
Thủ tục cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng I của cá nhân người nước ngoài từ 20/6/2023 (cấp TW)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.
- Đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 03 Phụ lục số IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục VII Nghị định 35/2023/NĐ-CP.
- 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệp tin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
- Bản sao văn bằng được đào tạo, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Cá nhân là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng.
Chứng chỉ hành nghề xây dựng theo Mẫu số 06 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng.
Đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 03 Phụ lục số IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục VII Nghị định 35/2023/NĐ-CP.
- Điều kiện chung:
+ Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên.
- Chuyên môn về:
(i). Khảo sát xây dựng:
- Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.
- Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.
(ii). Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.
(iii). Thiết kế xây dựng:
- Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mở, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều).
- Thiết kế cơ - điện công trình (không bao gồm công trình đường dây và trạm biến áp); Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt.
- Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp - thoát nước.
- Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ.
- Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu - hầm: đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông.
- Thiết kế xây dựng công trình cấp nước - thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.
- Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.
(iv). Giám sát thi công xây dựng:
- Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.
- Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.
(v). Định giá xây dựng
Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và cúc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.
(vi). Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.