Khi phát hiện thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bị sai lệch, thủ tục hiệu đính thông tin năm 2024 được thực hiện như thế nào? – Hoàng Quân (Lâm Đồng).
>> Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (Cập nhật ngày 01/11/2023)
Theo quy định tại Điều 39 và Điều 40 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp được thực hiện trong trường hợp:
(i) Trường hợp phát hiện nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
(ii) Trường hợp phát hiện nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bị thiếu hoặc chưa chính xác so với bản giấy của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), Giấy phép đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương, Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán do quá trình chuyển đổi dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý:
- Trường hợp doanh nghiệp phát hiện những nội dung sai lệch nêu trên thì đề nghị hiệu đính thông tin theo hướng dẫn tại Mục 2.
- Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh phát hiện những nội dung sai lệch nêu trên thì Phòng sẽ gửi thông báo về việc hiệu đính nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến doanh nghiệp và thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp (đối với trường hợp (i) bên trên) hoặc bổ sung, hiệu đính nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp (ii) bên trên). Tức là, doanh nghiệp sẽ không cần tiến hành thủ tục hiệu đính trong trường hợp này.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực)
Quy định về hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà thủ tục hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp được thực hiện như sau:
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Lưu ý: Việc hiệu đính thông tin trên Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh và các thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cũng được thực hiện theo Mục 2 này (căn cứ theo khoản 3 Điều 39 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Điều 28. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - Luật Doanh nghiệp 2020 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: 1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; 2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; 3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; 4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân. Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp - Luật Doanh nghiệp 2020 1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. |