Trong năm 2024, theo quy định của pháp luật lao động thì thỏa ước lao động tập thể và ký kết thỏa ước lao động tập thể được quy định như thế nào? – Bích Tâm (Hậu Giang).
>> Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể 2024 và thực hiện thỏa ước lao động tập thể
>> Quy định về thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua 2024
Quy định về thỏa ước lao động tập thể và ký kết thỏa ước lao động tập thể năm 2024 sẽ được thực hiện theo các quy định của Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 75 Bộ luật Lao động 2019, thỏa ước lao động tập thể được hiểu là: Thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Dựa trên phạm vi thương lượng tập thể mà thỏa ước lao động tập thể sẽ được chia thành: Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp; Thỏa ước lao động tập thể ngành; Thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp; Thỏa ước lao động tập thể khác.
Về mặt nội dung của thỏa ước lao động tập thể, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 75 Bộ luật Lao động 2019, nội dung của thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật, nhưng khuyến khích ghi nhận những nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Bộ luật Lao động 2019 và văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ 18/9/2023) |
Thỏa ước lao động tập thể và ký kết thỏa ước lao động tập thể 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tùy vào phạm vi thương lượng tập thể và loại thỏa ước lao động mà quy định về lấy ý kiến về thỏa ước lao động tập thể cũng có sự khác nhau:
- Căn cứ khoản 1 Điều 76 Bộ luật Lao động 2019, việc lấy ý kiến thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp được quy định như sau: Trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
- Căn cứ khoản 2 Điều 76 Bộ luật Lao động 2019, đối với thỏa ước lao động tập thể ngành: đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.
- Đối với thỏa ước lao động nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
Việc lấy ý kiến thỏa ước lao động tập thể là một bước quan trọng không thể thiếu vì chỉ khi được lấy ý kiến thỏa ước lao động tập thể thì các bên tham gia thương lượng mới được quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Sau khi tiến hành lấy ý kiến đối với thỏa ước lao động tập thể 2024, căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 76 Bộ luật Lao động 2019 đại diện hợp pháp của các bên sẽ tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Đối với trường hợp thỏa ước lao động có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
Căn cứ khoản 5 Điều 76 Bộ luật Lao động 2019, sau khi ký kết thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đặc trụ sở chính.
Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.
Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.