Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh là cách thường được các doanh nghiệp chọn lựa khi muốn mở rộng phạm vi hoạt động. Vậy quy trình thành lập các đơn vị này được thực hiện ra sao? Bài viết này sẽ tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.
>> DN nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được hưởng nhiều ưu đãi từ 01/01/2018
>> Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh ở trong nước hoặc ở nước ngoài.
Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện một phần hay toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền nhưng phải đúng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Để thành lập chi nhánh, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ theo quy định đến Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi chi nhánh đặt trụ sở (nếu thành lập chi nhánh ở trong nước) hoặc nơi doanh nghiệp đặt trụ sở (nếu thành lập chi nhánh ở nước ngoài).
Xem chi tiết thành phần hồ sơ tại công việc Đăng ký hoạt động chi nhánh.
Quý khách hàng có thể tham khảo thêm công việc Đăng ký thuế lần đầu.
Doanh nghiệp có quyền thành lập văn phòng đại diện ở trong nước hoặc nước ngoài.
Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp; đóng vai trò là cơ quan liên lạc; thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới.
Tuy nhiên, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lợi nào khác, cũng không có quyền nhân danh chính mình ký kết các hợp đồng riêng.
Để thành lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ theo quy định đến Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở (nếu thành lập văn phòng đại diện ở trong nước) hoặc nơi doanh nghiệp đặt trụ sở (nếu thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài).
Xem chi tiết thành phần hồ sơ tại công việc Đăng ký hoạt động văn phòng đại diện.
Tuy nhiên, vì không có hoạt động kinh doanh sinh lợi và nghĩa vụ thuế phát sinh chỉ bao gồm thuế môn bài, nên văn phòng đại diện thường sẽ được hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có quyền thành lập địa điểm kinh doanh để thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc nơi doanh nghiệp có chi nhánh.
Để thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ theo quy định đến Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở (nếu thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp) hoặc nơi chi nhánh đặt trụ sở (nếu thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh).
Xem chi tiết thành phần hồ sơ tại công việc Đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.
Doanh nghiệp cần lưu ý là, địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp hoặc chi nhánh mà nó phụ thuộc và không được cấp mã số thuế riêng.
Căn cứ pháp lý: