Chào Ban hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP, mình muốn tìm hiểu các thông tin liên quan đến hoạt động của văn phòng đại diện tại việt nam (đăng ký, nội bộ nhân viên, hợp đồng...). Rất mong nhận được phản hồi. Cám ơn.
>> Thủ tục cập nhật tên viết tắt và tên nước ngoài của công ty
>> Điều kiện và thủ tục nhập khẩu phế liệu nhựa?
Chào chị, về vấn đề của chị, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP có ý kiến trao đổi như sau:
Văn phòng đại diện là một trong số các loại hình đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, tuy nhiên, so với chi nhánh và địa điểm kinh doanh thì văn phòng đại diện sẽ có một số đặc trưng riêng biệt, cụ thể:
1. Phạm vi thành lập: Có thể được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
Công ty nước ngoài cũng có thể lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để ủy quyền cho các lợi ích của công ty này.
2. Con dấu: Được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng.
Chị có thể Xem chi tiết tại công việc: Thông báo mẫu dấu của VPĐD
3. Chế độ kế toán – kê khai thuế:
- Về lệ phí môn bài: thực hiện khai và nộp lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật. Mức lệ phí môn bài của văn phòng đại diện là 1.000.000 đồng / năm;
- Về thuế thu nhập cá nhân: Văn phòng đại diện có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC;
- Về việc sử dụng hóa đơn và phát hành hóa đơn: Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, không có thu nhập từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, nên không phải phát hành và sử dụng hóa đơn;
Văn phòng đại diện phải nộp hồ sơ khai thuế hàng tháng (Quý) đối với những sắc thuế Văn phòng đại diện phát sinh phải nộp hoặc phải nộp thay; các sắc thuế không phát sinh, Văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế.
4. Tổ chức, hoạt động
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp.
Do đó, Văn phòng đại diện không trực tiếp kinh doanh, không được ký các hợp đồng kinh doanh với dấu của Văn phòng đại diện, nhưng vẫn được ký kết các hợp đồng theo sự ủy quyền của doanh nghiệp đã mở Văn phòng đại diện đó; hợp đồng đó sẽ đóng dấu doanh nghiệp.
5. Thủ tục thành lập: Xem chi tiết tại công việc: Đăng ký hoạt động VPĐD
Một số ý kiến trao đổi cùng chị.