Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của công ty, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của công ty và bảo vệ các lợi ích đó. Sau đây, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP tổng hợp một số vướng mắc doanh nghiệp trong nước thường gặp liên quan đến việc thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện:
>> Tổng hợp Thuật ngữ pháp lý tiếng Anh thông dụng dành cho DN
>> Các lỗi thường gặp về Thuế - Lao động mà doanh nghiệp phải tránh
Doanh nghiệp có quyền thành lập văn phòng đại diện trong hoặc ngoài nước, và tương ứng với vị trí của văn phòng đại diện mà thủ tục cần thực hiện cũng là khác nhau, cụ thể:
- Doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện trong nước phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động văn phòng đại diện với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt văn phòng đại diện.
- Doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước đó và phải thực hiện thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chính thức mở văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Mời Quý thành viên xem chi tiết thủ tục và thành phần hồ sơ tại công việc: Đăng ký hoạt động VPĐD.
Nếu có nhu cầu, văn phòng đại diện có quyền lập con dấu riêng để phục vụ cho quá trình hoạt động.
Số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của văn phòng đại diện sẽ do Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần), Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty (đối với công ty TNHH một thành viên), Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, công ty hợp danh), chủ doanh nghiệp tư nhân quyết định, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác nhưng phải bảo đảm rằng nội dung mẫu con dấu của văn phòng đại diện có tên văn phòng đại diện.
Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của văn phòng đại diện thì doanh nghiệp phải thực hiện thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Pháp luật hiện hành không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng riêng cho văn phòng đại diện và cũng không có quy định cấm hành vi này.
Vì vậy, doanh nghiệp xem xét nhu cầu hoạt động của văn phòng đại diện, nếu xét thấy cần thiết thì có thể đăng ký mở tài khoản ngân hàng cho văn phòng đại diện tại các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp, vui lòng tham khảo tại: Mở tài khoản ngân hàng.
Lưu ý: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, văn phòng đại diện mới có thể đăng ký tài khoản ngân hàng của riêng mình và điều này làm phát sinh thay đổi nội dung đăng ký thuế đã đăng ký khi thành lập văn phòng đại diện.
Do đó, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải nhanh chóng thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở.
Tương tự như doanh nghiệp, văn phòng đại diện cũng phải treo biển hiệu ở cổng chính hoặc mặt trước của trụ sở, và phải chứa các thông tin sau:
- Tên doanh nghiệp;
- Tên văn phòng đại diện theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện;
- Địa chỉ, số điện thoại.
Mời Quý thành viên tham khảo thêm các vấn đề có liên quan TẠI ĐÂY.
Còn nữa …
Căn cứ pháp lý:
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Quỳnh Như